Kỹ Thuật Nuôi Heo -Thức Ăn
THỨC ĂN NUÔI LỢN
I. THỨC ĂN TỪ NGUỒN THỰC VẬT
1. Thức ăn xanh trong chăn nuôi nông hộ là chủ yếu
Rau muống được trồng nhiều vào mùa hè thu, có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, lợn thích ăn, cho ăn sống (rửa sạch) hoặc nấu chín với cám. Trong 1kg vật chất khô có 170 - 250g protein, 2450 - 2500Kcal năng lượng trao đổi, 100 - 15g khoáng tổng số.
Rau lấp là rau mùa đông lạnh - mùa hiếm rau xanh. Rau lấp có dinh dưỡng thấp hơn rau muống ruột ít; protein thô có 140 - 170g/kg vật chất khô. Rau lấp làm thức ăn xanh cho lợn 4 tháng mùa đông, cho ăn sống hoặc nâu chín với cám.
Bèo cám và bèo tấm là thức ăn xanh giàu protein thỏ 13 - 14% trong vật chất thô, hàm lượng xơ thấp. Nấu chèn với cám lợn thích ăn, da lợn bóng mịn.
Bèo dầu phát triển mạnh mùa đông, tỷ lệ protein khá cao 15 - 18% trong vật chất khô, chất khoáng tổng sỏ 19 - 21%. Chế biến nấu chín với cám cho lợn ăn, có thể phơi khô nghiền bột dự trữ.
Phụ phẩm các loại rau quả dùng cho người là nguồn thức ăn xanh, có giá trị dinh dưỡng cao cho lợn ăn như là xu hào, bắp cải, bí ngô.
Tỷ lệ rau xanh trong thức ăn lợn không quá 10% vì tý lệ chất xơ cao.
2. Thức ăn thực vật giàu tinh bột đường (bảng 1)
Ngô làm thức ăn gia súc, đặc biệt cho lợn, tiêu hóa tốt (đến 85%), có nguồn năng lượng cao 3.350 - 3.450 kCal ME/kg. Protein 8.6 - 9%. Thức ăn lợn con tập ăn cho 30 - 34% ngô, lợn choai cho 30 - 35% ngô, lợn thịt 61 100kg là 25 - 30% ngô; lợn nái chứa 20 - 30% ngô, nuôi con 35 - 45% ngô. Dùng ngô nuôi lợn cần bổ sung axit amin lyzine và methionine vì protein trong ngô thấp.
Tấm gạo chứa năng lượng cao xấp xỉ ngô, nhưng protein trong tâm cao hơn, trên 9%. Lợn thích ăn tấm gạo và tạo mỡ chắc.
Cao lương (lúa miến) xay vỏ có năng lượng tiêu hóa 3.050 - 3100 KCal/kg, protein 9,5 - 10%, chất xơ ít 2,3%. Thức ăn lợn có thể chứa 50% cao lượng. Ở các nước châu Âu, lúa miến dùng nuôi lợn là phổ biến.
Sắn củ có năng lượng cao 3.000 - 3.100 Kcal DE/kg thức ăn khó nhưng tỷ lệ protein và acid amin thấp. Vỏ sắn. lõi sắn có chứa độc acid cyanhydric (HCN 0,01 - 0,02%).
Khi chế biến sẵn bỏ vỏ thái phơi nắng sấy hoặc nấu chín thì acid độc bị phá hủy hết độc. Sản phơi khô dự trữ trong chum vại, bộ cót, túi ni lông được khá lâu có thể tới 1 năm. Nuôi lợn bằng sắn phải có thức ăn protein động vật bột cá, đậu đỗ, bổ sung L.lyzing, DE-methionin. Bột sắn khó có tỷ lệ 30-40% trong thức ăn hỗn hợp lợn thịt, cho lợn nái chửa nái nuôi con là 10 - 15% khi được cân đối đủ protein vào khẩu phần.
Củ khoai lang, cả dây khoai là thức ăn cho lợn ở nhiều vùng. Chế biến cám với khoai lang nấu chín lợn rất thích ăn. Khoai lang kho dự trữ bảo quản trong chum vại. túi bao ni lông được lâu đến 1 năm. Khoai lang có tỷ lệ protein thấp 3 - 3.2% nhưng năng lượng cao 3250 - 3300 KCal/kg nuôi lợn tốt. Khẩu phản dùng khoai lang cho lợn cần cân đối đủ dinh dưỡng protein và các acid amin. Tỷ lệ bột khoai lang tối đa cho lợn thịt 35-40%.
Một số phụ phẩm
Bống rượu, bã đậu, bã bia cung cấp năng lượng, sinh tố, protein, khoáng... chủ yếu cho nuôi lợn thịt.
- Rỉ mật có nhiều năng lượng, có protein khoáng, tỷ lệ trong khẩu phần chỉ 5 - 10%, cho ăn nhiều sinh tiêu chảy. khát nước.
Bảng 1. Nhu cầu tinh bột đường trong khẩu phần các loại lợn
3. Thức ăn thực vật giàu protein
- Đậu tương: Có giá trị dinh dưỡng cao và cân đối. Đầu tượng chứa 16 - 17%, dầu ăn nên năng lượng cao, 3386 - 3400 KCal ME/kg, tỷ lệ protein cao 36 - 39%, nhưng axit anin chứa lưu huỳnh - methionin thấp 0,54%.
Hạt đậu tượng chứa chất kháng tiêu hóa antitipsin, vì vậy khi chế biến nấu chín hoặc rang, ép đùn thì nhiệt làm mất hoạt lực của chất trên (không còn tác dụng độc).
Tỷ lệ bột đậu tương trong khẩu phần lợn con, lợn choai 5-10%.
Độ tương phưoi ko còn 12 - 13% độ ẩn dễ bảo quản dự trữ được lâu, ít bị mốc bơm khô dầu đỏ tượng, khô dầu lạc,
- Lạc, vừng có chất dinh dưỡng cao. Protein thô trong lạc nhân 27 - 28%, trong vòng 21 - 22%, năng lượng trao trong lạc nhân rất cao 5124 KCal ME/kg, trong vừng 4500 KCal ME/kg vì có lượng dầu cao. Cân phơi sấy thật khó còn 11 - 12% độ ẩm, bảo quản tốt, chống mốc.
Lạc, vừng ép lấy khô dâu nuôi lợn.
Các loại đậu cô ve, đậu mèo, keo dậu, đậu trắng... Có giá trị dinh dưỡng cao, những nơi trong nhiều dùng cho chăn nuôi lợn tốt.
Bột lá cây keo dầu, lá săn nuôi lợn tốt, có tỷ lệ protein khá cao 21 - 26%, nhiều vi lượng, tiền vitamin A. Phơi khô thì lượng acid acyanhydric độc mất tác dụng. Khẩu phần cho lợn thịt có thể sử dụng 7 - 10% bột các loại lá này.
Gluten ngô có hàm lượng protein cao 43 - 62%, xơ tháp 30, có hàn lương caroten cao. Bổ sung glulen tăng protein tiêu hóa rất tốt cho lợn con tập ăn. Sau cai sữa, và cho các loại lợn khác.
Các loại nên sinh vật có hầu hết các chất dinh dưỡng, vị dinh dưỡng quan trọng, tỷ lệ protein thô 48 - 50%, lyzin 3,3%, methionin 0,65%, năng lượng trao đổi 3300 - 3400 KCal ME/kg vật chất khô. Đặc biệt trong men hàm lượng vitamin nhóm B nhất là B2, PP, B12 và các vị lượng sắt, đỏng. coban, mangan. Khẩu phần các loại lợn thức ăn men 3 -5%. Công nghệ sinh học phát triển thức ăn men giàu protein sẽ tăng cho chăn nuôi lợn, gia cầm.
4. Thức ăn động vật giàu protein.
- Bột cá là nguồn thức ăn động vật giàu protein chủ yếu cho chăn nuôi, có nhiều acid amin không thay thế. Các loại bột cá Hạ Long, Kiên Giang, Minh Hải... loại 1 có hàm lượng protein cao 52 - 55%. Một số bột cá ngoại nhập từ Peru, Thụy Điển... có tỷ lệ protein cao 65 - 70%, Lyzin 5,75 - 6,24%, methionim 1,95 - 2,15.
Khẩu phần thức ăn lợn con cho 6 - 10% bột cá nhạt, lợn choai và lợn thịt vỏ béo 3 - 5%, nái hậu bị và nái chửa 4 - 5%, nái nuôi con 6 - 8%. Khi sử dụng bột cá mặn thì phải tính toán lượng muối cân đối trong khẩu phần cho lợn không quá 0,5%. Thức ăn mặn, lợn sẽ uống nhiều nước sinh ra tiêu chảy.
Bột thịt, bột xương chế biến từ phủ lạng, thịt xương gia súc gia cầm tận dụng ở lò mổ, các động vật loại. chết không do bệnh tật truyền nhiễm. Các sản phẩm này được làm vệ sinh sạch sẽ, hấp chín, sấy khô ở nhiệt độ 90-100 độ C, nghiền nhỏ, bảo quản dự trữ làm thức ăn có giá trị sinh học cao tương tự bột cá tốt.
Bột thịt có tỷ lệ protein 28.5 - 29%, mở 7,2%, năng lượng trao đổi 2800 - 2900KCal/kg. Bột thịt dê bị ôi, chỉ nên dự trữ khoảng 6 tháng.
Tỷ lệ bột thịt trong khẩu phần ăn cho lợn 3%.
Bột sữa khử bơ (sữa gầy) dùng cho lợn con tập ăn và sau cai sữa. Sữa gầy có giá trị sinh học cao nhất gần như lòng đỏ trứng, tỷ lệ protein 35 - 40%.
Khấu phần thức ăn lợn con cho tỷ lệ sữa khử bơ 2 - 3%.
Các loại bột cặn sữa, bột tôm tép, mọi vụn, nhộng tằm... là nguồn thức ăn có tỷ lệ dinh dưỡng khá cao làm thức ăn nuôi lợn tốt... Bột moi biên (tép nhỏ) có 38 - 40% protein, năng lượng trao dồi 3000 KCal/kg, cho 2 - 3% vào khẩu phần lớn chửa, lợn thịt.
5. Thức ăn phụ phẩm từ công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
- Cám gạo
- Cám loại 1 có tỷ lệ protein xấp xỉ 13%, năng lượng 2700 KCal DE/kg, xơ 7.8%, tỷ lệ lyzime và methionin cao hơn ngó.
Cám loại 2 có tỷ lệ protein 3,5 - 9%, xơ cao 18 - 19%.
Cám có thể cho 20 - 30% trong thức ăn lợn.
Cám gạo giàu vitamin B1, B2, A, D, E, đặc biệt trong dầu cám có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên là tocopherol, tổng hợp ephiza nên hạn chế sự "ôi” của cám. Cám có hàm lượng phospho cao và nhiều vi lượng khoáng. quan trọng là sắt, đồng, coban, kẽm, selen. Cám dẻ hút ẩm, tỷ lệ dầu cao nên dễ "ôi", khi bị ôi có vị đắng lợn ít ăn. Vì thể, cám, không bảo quản lâu được. Cám ép dầu bảo quản được lâu hơn, mùi thơm, có tỷ lệ protein cao hơn cám. thường 13 - 14%, lợn thích ăn. Hàm lượng năng lượng của cám không cao, cho nên khẩu phần lợn con, lợn thịt không vượt 15%, lợn hậu bị và lợn chưa có thể cao hơn.
Khô dầu lạc nhân có tỷ lệ protein cao 45 - 47%, xơ 4 - 5%, nhưng thiếu methionine. Sử dụng khô dầu lạc cần bỏ sung loại acid amin này để cân bằng được axit amin thiết yếu.
Khẩu phần lợm choai, lợn hậu bị và lợn nái chữa cho đến 25 - 30% khô lạc nhân khi thay khô đậu tương.
Khô dầu đậu tượng có hàm lượng protcin cao 42 - 43% và đầy đủ các acid amin thiết yếu, chi có methionine thấp, cần được bổ sung. Năng lượng trao đổi của khỏ dầu đậu ép là 2950 - 3000 Kcal/kg, khô dầu chiết lý 2800 - 2850 KCal và protein 45 - 48%.
Tùy loại lợn tỷ lệ khó đỏ tượng trong khẩu phần từ 20-30%.
- Bọt máu sấy khô thu nhận ở các lò mổ gia súc có lý lệ protein rất cao xấp xỉ 80%, lyzine 6,54%, methioning 122%, năng lượng trao đổi 2800 Kcal/kg.
Bột máu sấy khô là dinh dưỡng quan trọng cho lợn con tập ăn và cai sữa, cho tối đa 5%, trong khẩu phân.
Bột lông vũ có tỷ lệ protein 85%, nhưng acid amin thiết yếu lại rất thấp: lyzine 1.05%, methionin 0,55%, tryptophan 0,4%. Tuy tỷ lệ protein cao nhưng giá trị sinh học và tiêu hóa của bột lông vũ thấp, cho nên chỉ thay thế thức ăn giàu protein không quá 2 - 3% trong khẩu phân lợn.
6. Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung gồm những chất vô cơ, hữu cơ đơn hoặc hỗn hợp ở dạng tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo, có loại có ý nghĩa dinh dưỡng, có loại không có ý nghĩa dinh dưỡng, bổ sung vào thức ăn hỗn hợp nhằm cân đối sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, hoặc nhằm tạo mùi vị, màu của thức ăn, của thịt gia súc, kích thích sinh trưởng. sinh sản, kháng bệnh v.v..
Các chất bổ sung không là chất dinh dưỡng nhưng làm tăng tốc độ tăng khối lượng, tăng giá trị của thịt như các cnzyme. kháng sinh. B - caroten, xantophin.
Bổ sung chất khoáng là bổ sung dinh dưỡng. vi dinh dưỡng:
Khoáng đa lượng Ca, P thường dùng bột dicalci - phosphat, bộ xương, đá vôi.
Khoáng vi lượng thường dùng các muối sulfat. carbonat của vi lượng Zn, Fe, Cu, Mn, Co, I. Vitamin bổ sung là vị dinh dưỡng: Vitamin A như gluten ngô, bí ngô, bột cỏ
Vitamin đơnn có B1, B2, B12, C, E, A, D...
Vitamin kép như hỗn hợp vitamin ADE, B-complex.
Premix vitamin là hỗn hợp các loại vitamin hòa tan trong dầu mỡ, trong nước.
Bổ sung acid amin tổng hợp: L - lyzine. Di methonin, L-tryphophan, L-threonin là những acid amin không thay thẻ, được tổng hợp theo công nghệ sinh học (cây men) là chủ yếu. Là những chất bổ sung rất đắt, cần tính toán cẩn thận, thường chỉ bổ sung vào khẩu phần chủ yếu từ nguyên liệu thực vật.
Bổ sung thuốc kháng khuẩn (bảng 2) nhằm hạn chế sự phát triển của vi trùng đường ruột, làm tăng sử dụng thức ăn như bacteriostat, kìm hãm vi trùng đường ruột bactoria, E.Coli, Coccidiostat chống vi trùng coccidiose, antihelmin phòng giun sán, vv...
Bảng 2. Một sỏ chất kháng khuẩn trong thức ăn lợn
Bổ sung chất chống oxy hóa thức ăn, chống nấm mốc:
• Antioxydan là loại chất hữu cơ nhằm chống oxy hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn nhất là dầu mỡ, vitamin A, D, E, K hòa tan trong dầu và cả một số vitamin nhóm B để bảo quản dự trữ được thức ăn làu. Các loại chất hữu cơ này gồm có:
BHT - Bytylate Hydrotoluen
BHA - Batylate Hydrotoluten Anisole
DPPD - Dephenypara phenylone diamine Ethoxyquine bổ sung 0,01 -0,02% vào thức ăn, Chất chống nấm mốc làm giảm hoặc mất hiệu lực chất độc do nấm mốc sinh ra, như chất mycofix Plus của hãng Bayer.
Bổ sung các chất làm tăng tiêu hóa thức ăn, bao gồm các enzyme tiêu hóa hydratcarbon, protein từ nhiều loại vi sinh våt, näin men.
Amylaza xúc tác làm thủy phân tinh bột thành đường hòa tan để tiêu.
B glucanaza xúc tác quá trình phân hủy chất bao dính B-glucan có trong lúa mạch, cao lương để dễ tiêu hóa thức ăn.
Xellulaza (Torula) - xúc tác. thủy phân xellulose thành các loại đường đa, rồi đường đơn tiêu hóa được. Nhờ loại men này khẩu phân lợn (có dạ dày đơn) có thể tăng lượng xellulose hạ được giá thành thức ăn.
Phytaza làm chuyển hóa phospho phytyl khó tiêu hóa (chi tiêu hoa 30%) trong thực vật thành ortophosphat dể tiêu, dẫn đến giảm bổ sung hợp chất phosphat hữu cơ như bột xương hoặc vô cơ đicanxiphosphat là những loại đất tiền vào khẩu phân. Bổ sung các chất làm tăng mùi, vị, màu thức ăn:
Các chất tạo mùi thức ăn như hương liệu (có mùi thơm) chiết xuất từ hoa thơm, cỏ thơm, một số chất tổng hợp dạng cste (mùi thơm tinh dầu) bổ sung vào thức ăn kích thích tính thèm ăn của lợn.
Các chất tạo màu thức ăn như caroten trong có họ đậu, gluten ngô, ngô đỏ, ngô vàng. Chất sắc tổ tổng hợp như canthophyl. Các chất này tạo cho thức ăn có màu vàng kích thích lợn ham ăn.
Chất tạo vị có thể chỉ là muối ăn. Thức ăn có vị mặn vừa đủ lợn thích ăn hơn là nhạt. Muối làm tăng tính thèm ăn, còn kích thích tiêu hóa đặc biệt đối với protein. Tỷ lệ muối trong thức ăn lợn không quá 0,5%, mặn quá gây độc.
Dầu mỡ bổ sung vào thức ăn lợn Vỏ béo 2 - 3% làm tăng vị ngon miệng, lợn ăn nhiều hơn.
Chế phẩm Estrogen chiết từ buồng trứng gia cầm hoặc tổng hợp hóa học bổ sung vào thức ăn làm tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ mỡ và tăng vị ngon của thịt. Cần chú ý là trước khi giết mổ 7 - 10 ngày dùng bổ sung estrogen để gia súc, gia cầm thải hết lượng tồn dư estrogen ra ngoài để có sản phẩm chăn nuôi an toàn.
Xây dựng khẩu phần thức ăn lợn
Các yếu tố cần thiết để xây dựng khẩu phần .
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn.
Giá tiền các loại thức ăn để cân đối thức ăn có giá hợp lý.
Phối hợp khẩu phần cần biết giới hạn các loại nguyên liệu trong hỗn hợp thức ăn. Ví dụ bột khoai, sắn cho lợn vô béo tối đa 30 - 40%, bột cá 7. 10%...
Thức ăn hỗn hợp cần 5 - 6 loại nguyên liệu để bổ sung. Cân đối dinh dưỡng và có giá thành hợp lý nhất là làm cho lợn ăn ngon miệng. Nguyên liệu thức ăn phải tốt, loại bỏ số bị ôi mốc, không lẫn tạp chất.
Phối hợp thức ăn theo tỷ lệ protein trong khâu phân.
- Thức ăn hỗn hợp có 3 nhóm nguyên liệu chính:
Nhóm A gồm thức ăn giàu năng lượng
Nhóm B gồm thức ăn giàu protein
Nhóm C gồm thức ăn bổ sung khoáng, vitamin v,v...
Phương pháp phối hợp Nhóm A có:
Cám gạo 40% - có 10% protein tiêu hóa. Ngô 40% - có 7% protein tiêu hóa,tấm 20% - cỏ 7,5% Protein tiêu hóa.
Bình quân tỷ lệ protein thức ăn nhóm A: 8,3% . Nhóm B có: Bột cá: 35% - có 42% protein tiêu hóa Khô dầu lạc: 65% • có 39% protein tiêu hóa
Bình quân tỷ lệ protein thức ăn nhóm B: 40,5%. . Nhóm C có: Bột xương 40% Vôi 30%. Muối 20% Sulfatmanhe 10% Trộn 3% nhóm C vào khẩu phần thì rút 2% từ nhóm A và 1% từ nhóm B.