0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
 PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÂY BÒN BON

 PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÂY BÒN BON

A. SÂU HẠI

1. Sâu đục quả

Tên khoa học: Conogethes punctiferalis

- Đặc điểm: Sâu trưởng thành là loài bướm tương đối nhỏ thân dài khoảng 10 – 12 mm, sải cánh rộng 23 – 25 mm. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Sâu non đấy sức dài 20 – 22 mm, màu hồng nhạt.

Ban đêm bướm bay ra đẻ trứng trên chùm hoa và quả non. Sâu non sau khi nở đục ngay vào quả từ khi quả còn nhỏ đến chín, quả bị sâu hại thường thối và rụng.

Vòng đời sâu 27-35 ngày, trong đó thời gian sâu non 14 – 16 ngày.

- Phòng trừ: Thu gom tiêu hủy những quả bị sâu. Sau khi thu hoạch xén tỉa cành cho cây thông thoáng, sạch sẽ. Khi quả bắt đầu lớn có thể phun ngừa sâu bằng các thuốc Sherpa, Ambus, Netoxin, Vibasu, ...

2. Rệp phấn

Tên khoa học: Pseudococcus sp. - Đặc điểm: Rệp bám thành từng ở trên lá và chùm hoa, chùm quả, bên ngoài có lớp bột sáp trắng bao phủ như phấn. Rệp chích hút nhựa làm lá vàng, hoa và quả non bị rụng. Rệp còn tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển.

Vòng đời 20 – 25 ngày.

- Phòng trừ: Cắt bỏ tiêu hủy những lá và chùm hoa có nhiều rệp. Khi rệp phát sinh nhiều phun các thuốc Pyrinex, Fenbis, Supracide, Bi-58, .. 3. Nhện đỏ

- Tên khoa học: Tetranychus sp.

- Đặc điểm: Cơ thể nhận rất nhỏ, màu đỏ hồng, sống tập trung mặt dưới lá, chùm hoa. Nhện chích hút nhựa làm lá khô vàng, hoa và quả non bị rụng. Nhện phát triển nhiều trong mùa khô. Vòng đời 20 – 25 ngày.

-Phòng trừ: Bón phân, tưới nước cho cây sinh trưởng tốt. Khi nhện phát sinh nhiều dùng bơm phun nước 3- 4 lần cách nhau 2 3 ngày. Phun dầu khoáng SK. Enspray hiệu quả trừ nhện cao và ít độc hại.

B. BỆNH HẠI

1. Bệnh thán thư

Tác nhân: Nấm Colletotrichum gloeosporioides
 

Triệu chứng: Bệnh gây hại cả trên lá, hoa và quả. Trên lá bệnh tạo thành những đốm nâu, hơi tròn, nhiều vết liên kết làm lá bị cháy khô từng mảng lớn. Hoa bị bệnh khô đen và rụng. Trên quả bệnh tạo thành những đốm nâu đen, hơi lõm vào vỏ. Quả bị bệnh thường rụng trước khi chín.

Phòng trừ: Tỉa cành cho cây thông thoáng, ngắt bỏ tiêu hủy các lá bị bệnh nặng. Phun các thuốc Carbenzim, Thio-M, Dithan-M, Daconil...

2. Bệnh thối rễ

Tác nhân: Nấm Fusarium sp.

Triệu chứng: Cây bị bệnh sinh trưởng kém, sau đó lá vàng và rụng, một số cành bị khô chết. Hoa và quả bị rụng nhiều. Cây nhỏ có thể bị chết cả cây. Nấm trong đất phá hủy bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây.

Phòng trừ: Bón thêm phân hữu cơ hoại. Không để gốc cây đọng nước. Thời kỳ cây con còn nhỏ dùng các thuốc gốc đồng tưới quanh gốc một năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.Dùng chế phẩm nấm đối khắng Trichoderma