0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Phân bón và kỹ thuật bón phân

Phân bón và kỹ thuật bón phân

1. Phân bón

- Thời kỳ xây dựng cơ bản:

Bón phân 3 lần/năm (có điều kiện bón 46 lần/năm với điều kiện có tưới nước trong mùa khô).

Trước khi bón phân phải làm cỏ xới gốc. Sau khi bón lấp đất, tránh mất phân.

Thời kỳ kinh doanh: Lượng phân bón như sau:

Nếu đất chua thì bón thêm vôi, với lượng từ 500-1000kg/ha/năm.

Bón làm 4 đợt trong năm:

+ Tháng 5 (dương lịch): Dùng 200kg urê + 200kg Lân + 40kg Kali;

+ Tháng 8: Dùng 170kg urê + 300kg Lân + 50kg Kali;

+ Tháng 11: Dùng 150 kg urê + 300kg Lân + 60kg Kali;

+ Sau tượng trái: Dùng 130 kg Urê + 50kg Kali.

2 .Tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ qua đường ống

Mỗi lần bón phân đều cho vào bồn chứa phân hòa tan rồi mở hệ thống tưới tiết kiệm nước cho phân theo nước đến từng gốc cây.

Sau khi đậu trái, bón số phần còn lại cũng theo hệ thống tưới tiết kiệm nước.

Cây Điều nếu được tưới nước năng suất sẽ tăng lên đáng kể, mang lại hiệu quả của phân bón rất cao.

Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống:

+ Tiết kiệm lượng nước tưới;

+ Tiết kiệm dầu tưới;

+ Tiết kiệm công tưới;

+ Tiết kiệm công làm bồn;

+ Tăng hiệu quả của việc bón phân;

+ Tăng năng suất và chất lượng trái.

- Tùy vào điều kiện cụ thể, nhà vườn có thể lắp đặt hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống theo 1 trong 3 mô hình sau:
 

* MÔ HÌNH 1

Căn cứ vào hướng dẫn các đợt bón phân vô cơ trong quy trình kỹ thuật, mỗi đợt bón phân, lượng phân bón được hòa vào hệ thống tưới 3 5 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày, chia nhỏ lượng phân ra các lần bón, như thế sẽ góp phần giảm thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.

Pha phân: Khi bón phân cho cây, phân bón được ngâm trước 1 ngày, thường xuyên khuấy đều khi ngâm chân để hòa tan hoàn toàn lượng phân cần tưới vào bồn dung dịch phân (không nên sử dụng các loại phân khó tan).

Nguyên tắc hoạt động:

- Khi vận hành máy bơm, dưới lực hút của máy nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hút vào máy bơm và được khuấy đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong máy bằng khóa điều chỉnh.

Từ máy bơm, một lượng lớn nước chứa phân được đưa đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) rồi đến ống cấp 1. Nếu nước trong bồn bị cạn thì hệ thống sẽ ngưng hoạt động.

Từ ống cấp lm nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng a lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc...

* MÔ HÌNH 2

Nguyên tắc hoạt động:

- Khi vận hành máy bơm, dưới lực đẩy của máy nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hòa đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong hệ thống bằng khóa điều chỉnh. Từ máy bơm, phần lớn nước còn lại sẽ được hòa với dung dịch phân trong đường ống rồi đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) sau đó đến ống cấp 1.

- Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc...

MÔ HÌNH 3

Nguyên tắc hoạt động:

Nước và dung dịch phân từ các bồn chứa sẽ được hòa đều trong đường ống, đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) sau đó đến ống cấp 1 và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong hệ thống bằng khóa điều chỉnh.
 

-Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc...

Chú ý:

Bồn chứa nước phải cao để đủ áp lực nước. - Bồn chứa dung dịch phân cũng phải cao để nước tưới không bị đẩy ngược lại bồn chứa phân.

4. Trồng cây phủ đất

Có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện mưa nhiều, đất đai có độ dốc. Mặt khác trong mùa khô thảm phủ đất cũng góp phần giảm sự bốc thoát hơi nước trên lớp đất mặt.

Giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng cây phủ đất để tránh bị xói mòn đất. Trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm thứ 4 có thể trồng xen canh với một số loại cây họ Đậu, Bắp, Rau màu, một số nơi có thể trồng một số loại cỏ để chăn nuôi bò. Thu nhập từ các loại cây này góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất.

Trong điều kiện không trồng các loại cây kể trên thì nhà vườn có thể trồng các loại cỏ phủ đất như cỏ lá gừng, hay các loài cỏ họ đậu thấp cây khác. Trong quy trình này chúng tôi giới thiệu hai loại cỏ họ đậu phủ đất (Kudzu và đậu Mucuna) được trồng phủ đất trồng Cao Su rất có hiệu quả.