0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Kỹ Thuật Nuôi Và Phòng Bệnh Cho Lợn

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUỐC CHỐNG MÁM BỆNH

Mầm bệnh ở đây, cần được hiểu là những tác nhân sống gây bệnh. Bao gồm: vi khuẩn, virus, vi nấm, đơn bào và các loài nội, ngoại ký sinh trùng. Các mầm bệnh này gây nên các bệnh có tính chất lây lan, truyền từ cá thể này sang cá thể khác, từ nơi này sang nơi khác.

Thông thường có 2 nhóm: thuốc sát khuẩn và thuốc hoá học trị liệu.

- Thuốc sát khuẩn (Antibactericid), do độc tính cao, chỉ được sử dụng diệt mầm bệnh ở ngoài môi trường hoặc (và) trên bề mặt cơ thể vật nuôi.

- Thuốc hoá học trị liệu, được sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh bên trong cơ thể (trong máu và các tổ chức khi quan), các thuốc này, tác dụng chọn lọc với mầm bệnh nhưng không, hoặc ít tác động xấu với tế bào, khí quan cơ thể vật chủ.

Các thuốc hoá học trị liệu dựa vào nguồn gốc, lại được chia thành 2 nhóm nhỏ:

+ Thuốc kháng sinh (Antibiotic): có nguồn gốc tự nhiên, phần lớn được sản xuất từ các xạ khuẩn, vi khuẩn,...

+ Thuốc tác dụng kiểu kháng sinh (Anti biomimetic): có nguồn gốc tổng hợp hoá học.

Gần đây, nhiều tác giả chủ trương xếp và gọi chung 2 nhóm này đều là thuốc kháng sinh. Khái niệm hoá học trị liệu chi để áp dụng cho các thuốc chống ung thư (hoá trị).

Giữa môi trường, thuốc chống mầm bệnh, cơ thể vật chủ và mầm bệnh có mối tương quan mật thiết, tác động qua lại với nhau. Mối tương quan này được thể hiện trong Sơ đồ (hình 1).

2. THUỐC SÁT KHUẨN

Là những thuốc được sử dụng nhằm tiêu diệt các mầm bệnh vi sinh vật trên bề mặt cơ thể vật chủ hoặc ở ngoài môi trường.

Thuốc sát khuẩn khi dùng ở nồng độ thấp, có tác dụng kìm hãm, ức chế, ở nồng độ cao, thuốc tiêu diệt, tàn phá mầm bệnh.

Theo sự phân chia cũ-(truyền thống, các thuốc sử dụng tiêu diệt mầm bệnh trên bề mặt cơ thể (da, vết thương, niêm mạc,...) được gọi là thuốc sát trùng, các thuốc sử dụng cho môi trường (không khi, chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi thú y, đường đi lối lại,...) là thuốc khử trùng - tiêu độc. Tuy nhiên, không có sự tách bạch hoàn toàn, bởi lẽ nhiều thuốc vừa có thể sử dụng sát trùng, vừa có thể sử ụng khử trùng - tiêu độc.

Độc lực của các thuốc sát trùng thấp hơn thuốc khử trùng - tiêu độc.

Hình 1.1. Mối tương quan giữa môi trường sống. Cơ thể, mầm bệnh và thuốc

2.1. Yêu cầu đối với một thuốc sát khuẩn

Có phổ tác dụng rộng với nhiều loại mầm bệnh. Không chỉ kìm hãm mà còn tiêu diệt mầm bệnh.

- Không hoặc ít độc hại với cơ thể người và vật nuôi, đặc biệt không được gây kích ứng da và niêm mạc, không gây dị ứng, không tạo thành các chất gây ung thư, đột biến, quái thai,

- Không hoặc ít để lại dấu vết (màu hoặc mùi) trên các vật liệu tiếp xúc với thuốc.

Không hoặc ít bị cản trở bởi nhiệt độ, độ ẩm, bởi Protein, lipid, Hydratcarbon,... ở nơi cần sát khuẩn. Tác dụng diệt mầm bệnh nhanh, triệt để.

- Không phá hoại môi sinh. Thuốc từ nơi sử dụng, chảy ra đất, nguồn nước,... nhanh chóng bị phân huỷ, chúng không tàn phá, gây hại cho "thế giới sinh vật" đây.

Không dễ gây cháy nổ.

Giá thành thấp, chi phí hợp lý.

Tiện sử dụng.

Trong thực tế, không có thuốc sát khuẩn nào đạt được tất cả các yêu cầu trên.

2.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu lực thuốc sát khuẩn

Đặc điểm lý hoá tính của thuốc.

Nồng độ thuốc.

Thời gian tiến hành sát khuẩn.

Nhiệt độ thuốc và môi trường.

Độ pH của dung dịch thuốc.

Các chất hữu cơ tồn tại nơi cần sát khuẩn,

Số lượng mầm bệnh và khả năng đề kháng của chúng.

2.3. Phân loại các thuốc sát khuẩn thường dùng hiện nay

Clo và các chế phẩm.

lod và các chế phẩm.

Các Aldehyd.

Các loại cồn và các Glycol.

Các chất oxy hoá.

Xà phòng và các chất diện hoạt.

Phenol và các chế phẩm.

Các acid và kiềm.

Thuỷ ngân và các chế phẩm.

Các phẩm nhuộm.

2.4. Cơ chế tác dụng của thuốc sát khuẩn

2.4.1. Với vi khuẩn

Thuốc gắn vào bề mặt của vi khuẩn, làm thay đổi tính phân cực của bề mặt vi khuẩn. Bình thường, bề mặt vi khuẩn tích điện âm. Thuốc sát khuẩn gắn vào đây. rất nhanh chóng tác động lên các thành phần khác nhau của vỏ vi khuẩn, liền đó, thấm vào bên trong, tác động lên màng bào tương, huy tính thấm của màng, làm đông vón Protein màng và bảo tương

Bên cạnh cơ chế này, các thuốc sát khuẩn cũng tác động lên các hệ men (enzim) của vi khuẩn, quan trọng nhất là hệ enzim hô hấp nội tế bào, tác động lên nhiều quá trình chuyển hoá của tế bào vi khuẩn, làm chết vi khuẩn.

2.4.2. Với nha bào

Nha bào có sức đề kháng cao với thuốc sát khuẩn. Vì vậy, phải ở nồng độ cao và thời gian dài hơn, một số thuốc mới thấm qua được lớp vỏ bọc của nha bào để vào bên trong. Lớp bào tương của nhà báo lại ở trạng thái "tỉnh", "nghi" nên chúng không bị các thuốc sát khuẩn làm rối loạn chuyển hoá, chúng chịu đựng tốt với nhiều loại sát khuẩn.

2.4.3. Với virus

Chưa rõ đầy đủ cơ chế tác dụng của thuốc. Chỉ biết rằng Clo và các dẫn xuất, Phenol và các dẫn xuất có khả năng làm bất hoạt virus; các thuốc sát khuẩn khác chi tác động lên các virus có vỏ bọc Lipid.