Kinh nghiệm trồng cam sành cho năng suất cao
Kinh nghiệm trồng cam sành cho năng suất cao
Muốn trồng cây ăn quả phải lên liếp thật cao để tránh bị nước ngập úng vào mùa mưa lũ. Cây cam sành tuy là một cây cần nước nhưng cũng là cây rất sợ bị úng nước. Nếu trong vườn thường xuyên bị úng nước sẽ làm cho cây cam khó có thể sinh trưởng, phát triển.
Tập quán của nhiều nhà vườn trồng cam sành là khi trồng phải lên liếp rộng khoảng 6m, để mương rộng khoảng 1,5m và đào mương sâu khoảng 1,5 - 1,7m để lấy đất đưa lên liếp. Trên mỗi liếp trồng 4 hàng cam, mỗi hàng cách nhau gần 2m. Nếu để liếp rộng cả 6m, mỗi khi mưa, nước thoát từ liếp xuống mương rất chậm. Nước có thời gian ngấm sâu vào trong đất liếp và giữ trong đó, ảnh hưởng đến bộ rễ vốn rất sợ bị úng nước của cây.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc phải lên liếp cao có hình mai rùa tạo độ dốc để nước mưa thoát nhanh xuống mương thì dọc theo chính giữa của mỗi liếp chú ý đào thêm một mương có chiều rộng 1m và sâu khoảng 1m. Làm như vậy không những có thêm đất để bồi đắp cho liếp cao hơn, chống ngập úng mà mỗi khi có mưa, nước cũng có điều kiện chảy thoát nhanh xuống dưới mương, không kịp ngấm nhiều vào trong đất của liếp làm cho đất trong liếp không bị ứ đọng nước, không gây úng cho rễ.
Nhân giống
Chủ yếu bằng phương pháp ghép (gốc ghép thường là bưởi dại, bưởi chua). Dùng cách ghép mắt chữ “T” hoặc cửa sổ ghép mắt nhỏ có gỗ. Ngoài ra có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành.
Miền Bắc: Vụ xuân và vụ thu (cây ghép vào vụ thu năm trước trồng vào vụ xuân năm sau có tỷ lệ sống cao hơn).
Miền Nam: Trồng vào các tháng 4 - 5 (đầu mùa mưa)
Cách trồng
Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông... để đắp mộ. Mô có hình tròn (đường kính 0,6 - 0,8m, cao 0,3 - 0,5m). Đất đắp mộ có thể trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh.
Kích thước: 3m x 3m. Có thể trồng dày hơn để khai thác trong những năm đầu, khi cây giao tán tiến hành đốn tỉa.
Chăm sóc
Bổ sung thêm vi lượng cho cây : Phân Bón Trung Vi Lượng Cambi Nhật 308
- Trồng cây chắn gió và che mát:
Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cam, quýt, bưởi như các loại cây mãng cầu xiêm, so đũa... Đồng thời trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao... để hạn chế thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
- Đắp mô, bồi liếp:
Trong 2 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm bồi 1 - 2 lần bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm thứ 3 trở đi tiến hành bồi liếp mỗi năm 1 lần khoảng 2 - 3cm nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Chú ý không bồi sát gốc cây.
Cam, quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 50 - 80cm.
Tủ gốc, giữ ẩm:
Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ. Do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình, chú ý tủ xa gốc ít nhất 20cm.
Ngoài ra, trong vườn cần lưu ý để cỏ, loại cỏ ăn cạn như cỏ rau trai để giữ ẩm vườn trong mùa nắng, làm thông thoáng đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt bớt (không xới gốc).
Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép để vườn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Thành phần sâu hại: Có 20 loại sâu hại phổ biến thuộc 7 bộ và 18 họ. Các đối tượng hại ở hầu hết các bộ phận cây, giai đoạn chính ra hoa, quả, lộc non, lá. Đối tượng hại chính trên lá, quả. Một số đối tượng sâu phổ biến là rầy, rệp muội, sâu vẽ bùa, sâu nhớt, sâu bướm phượng và nhận
Thành phần bệnh hại: Có 12 loại bệnh hại trên cây cam trong đó có 4 loại bệnh xác định là bệnh nguy hiểm có mức độ hại cao là vàng lá Greening, đốm dầu, muội đen, sẹo, các loại bệnh còn lại tương đối nhẹ. Trong đó đáng chú ý có bệnh biểu hiện do thiếu dinh dưỡng, chăm sóc kém như cây còi cọc, chậm lớn, quả nhỏ, lá nhỏ, dễ nhầm với các loại bệnh do nấm, vi khuẩn.
Thu hoạch và bảo quản
Khi thu hái, nếu quả bị bầm giập tất tỷ lệ thối hỏng cao, chỉ sau 10 - 15 ngày sẽ bị hỏng. Thời gian thu hái cam đưa vào bảo quản tốt nhất là từ lúc cam bắt đầu chín, vỏ quả đốm vàng. Tiến hành bảo quản tốt có thể để được trên 3 tháng, tỷ lệ hỏng thấp mà chất lượng quả vẫn đảm bảo. Không nên thu hái quá sớm khi quả chưa chín, đưa vào bảo quản chất lượng sẽ kém, mặc dù không hỏng nhưng vỏ quả sẽ không vàng đỏ tự nhiên, vị chua. Để đảm bảo chất lượng, trước khi lau chất bảo quản, bà con nông dân nên vệ sinh sạch vỏ. Nếu thu hái vào ngày mưa phải lau khô quả sau đó mới thấm chất bảo quản.
Có thể sử dụng chất bảo quản BQE 15 của Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT).