0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Chăm sóc cây đậu phộng

Chăm sóc.

Cân trồng dặm ngay nếu thấy có khoảng trống. Trồng dặm bằng hạt giống đã ủ nứt nanh để đỡ có sự chênh lệch giữ cây dặm và cây gieo trước. Có thể trồng dặn bằng các cây đậu đỗ khác như đỗ đen, đỗ xanh.

Lượng phân bón cần cho 1 ha đất trồng lạc như sau:

Phân hữu cơ: 8 - 10 tấn.

Đạm: 15 - 20kg. 40 - 60kg.

Lân: 40-60 kg


Kali: 
30 - 40kg.

Vôi bột: 300-500kg (nếu đất chua thì có thể bón tăng lượng vôi bột lên).

Phân chuồng nên được ủ hoai. Nếu dùng Phosphoric nên đem ủ cùng với phân chuồng trước khi gieo 1 - 2 tháng.

Phân lân nung chảy nên trộn phân chuồng để bón lót. Lân Super cũng dùng để bón lót, trộn hoặc không trộn với phân chuồng đều được.

Vôi cần được bán riêng chứ không trộn với các loại phân khác. Chia lượng vôi ra làm 2: Một nửa bón lót ngay từ lúc cày bừa, một nửa để bón thúc khi lạc đã ra hoa được khoảng 2 tuần lễ. Bón thúc kết hợp với xới đất và vun gốc cho cây. Cách bón thúc vôi như sau: Quan sát thấy lá đã khô sương thì đem vôi bột rắc trực tiếp lên cây. Sau đó lấy cuốc vun đất vào gốc. Làm như vậy sẽ khiến củ lạc chắc, mẩy, đồng thời hạn chế được sâu bệnh.

Hiện nay, việc bón thúc vôi cho lạc vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Nông dân vẫn thường bón lót toàn bộ lượng vôi vào ruộng lạc. Nhưng, những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy: Chia lượng vôi ra bón làm 2 lần như trên sẽ khiến năng suất lạc tăng gấp 2 lần so với chỉ bón lót.

Phân đạm chia ra bón lót khi gieo một nửa, số còn lại dùng bón thúc khi lạc đã ra 3 - 5 lá. Có thể dùng đạm dạng Sunphát hoặc Urê.

Phân Kali nên dùng để bón thúc cùng với đạm khi lạc có 3 - 5 lá. Bón thúc kết hợp với làm cỏ đợt 1. Có thể sử dụng Kali Sunphat, hoặc dùng tro bếp, tro dừa bón thay thế để cung cấp Kali cho lạc như các tỉnh phía Nam vẫn thường làm.

Ở các tỉnh phía Nam: vụ lạc mùa mưa thường được bón 100 - 150 gia tro dừa (tương đương 1000 - 1500kg/ha), vụ lạc mùa khô được bón 150 - 200 gia tro dừa (tương đương 1500 - 2000kg/ha).

Nên phun thêm các chất điều hòa sinh trưởng lúc cây lạc có 5 - 6 lá hoặc khi cây bắt đầu ra hoa. Làm như vậy cây sẽ được cung cấp thêm một số nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Cu, Zn..., cây sẽ ra nhiều hoa, tăng tỷ lệ củ.

Trong trường hợp ruộng lạc sinh trưởng mạnh quá mức bình thường khiến cây dễ bị lốp đổ thì có thể dùng dung dịch Succinic 0,02% (hoặc chất kìm hãm sinh trưởng) phun lên cây. Phun sau khi vun gốc được 1 tuần lễ. Cách làm này sẽ hạn chế sự phát triển thân, lá, dồn chất dinh dưỡng vào củ khiến củ mẩy và chắc.

Việc xới đất, làm cỏ cho lạc được chia làm 3 đợt chính:

Đợt 1: Khi lạc có 3 - 5 lá thật (khoảng 15 ngày sau khi gieo). Xới nông 2 - 3cm trên mặt luống và rạch 1 rãnh nhỏ cách gốc 4 - 5cm, sâu khoảng 5 - 6cm để bón thúc đạm và Kali cho lạc. Xới, bón kết hợp với nhổ sạch cỏ quanh gốc và bắt sâu cho cây. Cần bới gốc lạc để lộ ra lá sò cho thoáng. Như vậy, cặp cành cấp I đầu tiên không bị vùi lấp, cây mới cho nhiều củ.

Đợt 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật và bắt đầu ra hoa bói. Xới sát gốc sâu khoảng 6 - 7cm. Nhổ sạch cỏ và làm thông thoáng gốc.

Đợt 3: Khi lạc đã ra hoa được khoảng 2 tuần lễ. Lần này xới sâu hơn, kết hợp vun gốc cho lạc đồng thời bón thúc vôi.

Tưới tiêu là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc cây lạc. Chế độ tưới tiêu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Do hầu hết đất chuyên canh lạc là đất nhẹ nên khả năng giữ nước kém. Vì vậy cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cần thiết.

Việc chống hạn cho lạc cần được đặc biệt chú ý lúc cây con có 3 - 4 lá và giai đoạn ra hoa. Tốt nhất nên tưới phun, hoặc có thể dẫn nước cho ngập khoảng 2/3 rãnh, chờ cho nước ngấm đều các luống rồi tháo kiệt.

Trồng lạc ở chân ruộng cao thì thuận lợi cho việc chống úng hơn. Còn ở ruộng thấp, để chống úng có thể làm rãnh 2 cấp như đã giới thiệu ở phần làm đất.