0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Cây Điều

GIỚI THIỆU CÂY ĐIỀU

Điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L. - Thuộc họ Anacardinaceae - Bộ: Rutales.
 

Điều còn có tên là đào lộn hột, là cây nhiệt đới có nguồn gốc xuất xứ từ Brasil, đến thế kỷ 16 được người Bồ Đào Nha đưa vào trồng ở Ấn Độ và Mozambique với mục đích che phủ đất, , chống xói mòn cho vùng đất dọc duyên hải, đến thế kỷ 19 thì được phát triển trồng rộng rãi nhưng vẫn là cây che đất.

Sau đó cây điều đã được phát triển trồng ở nhiều nước trên thế giới gồm châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin và trở thành loại cây cho hạt nhân buôn bán càng lúc càng rộng rãi trên thế giới.

Tại châu Á, điều từ Ấn Độ phát triển sang các nước Indonesia và Đông Nam Á. Cây điều được du nhập trồng nhiều tại Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ khoảng 80 năm trước và hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và các tỉnh dọc theo duyên hải Miền trung.

Là loại cây nhiệt đới thích nghi rộng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sét, thịt, cát, đất bạc màu đến đất có nhiều sỏi đá, do đó điều có tiềm năng phát triển trên nhiều vùng trồng khác nhau ở các tỉnh phía Nam. Không cần phải đầu tư nhiều nên là cây thích hợp để cải thiện kinh tế cho nông hộ nghèo.

Điều có nguồn dinh dưỡng cao, thích hợp cho khẩu vị nhiều người, hạt điều còn được chế biến thành nhiều loại thức ăn khác nhau. Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt điều cho thấy chứa 785 calorie, 21 % protein, 64 % acid béo no và không no, 41 % chất đường bột và nhiều chất khoáng và vitamin khác nhau, đặc biệt giàu Calcie, sắt và phospho.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI

1. Tình hình sản xuất điều

Là loại cây cho hạt ăn được xếp đứng hạng 3 trên thế giới, với sản lượng chiếm khoảng 2 triệu tấn/năm, xuất khẩu hạt điều đạt khoảng 1,2 triệu tấn. Được trồng chủ yếu ở 3 vùng trên thế giới là Nam Mỹ, châu Phi và châu Á. Ấn Độ và Brazil là nước sản xuất điều quan trọng chiếm thị phần xuất khẩu 60% và 31% lượng xuất khẩu trên thế giới.

Giữa thập niên 70, châu Á trở thành khu vực dẫn đầu sản xuất điều trên thế giới, hiện nay chiếm hơn 50% tổng sản lượng điều hàng năm, Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất chiếm 40% sản lượng xuất khẩu trên thế giới và chiếm 80 - 90% ở khu vực châu Á. Việt Nam và Indonesia bắt đầu nổi lên là những nước phát triển sản suất điều từ sau năm 1990 đến nay, kế đến là Thái Lan, Malaixia và Srilanka...

Sản xuất điều ở Việt Nam phát triển nhanh hơn thập niên qua, chiếm khoảng 6% sản lượng của khu vực châu Á, và trở thành nước đứng hàng thứ 3 trong sản xuất điều ở châu Á, sau Ấn Độ và Indonesia. Trước kia Việt Nam xuất khẩu hạt điều thú cho Ấn Độ để chế biến, nhưng sau đó ngành chế biến hạt phát triển với nhu cầu cho hạt thô hiện nay khoảng 220.000 tấn hạt/năm. Do đó hàng năm để phục vụ cho các nhà máy chế biến, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu hạt điều thú từ các nước châu Phi và Đông Nam Á.

2. Tình hình tiêu thụ hạt điều

Hạt điều chế biến là sản phẩm chính của điều, do có hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao, nên là thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ hạt điều gia tăng
nhanh hơn thập niên qua. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng, kế đến là các nước EU và Nhật.

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY ĐIỀU

Là cây vùng nhiệt đới, cây lâu năm có chiều cao trong điều kiện tự nhiên khoảng 12m, tán rộng đến 25 m. Thích ứng rộng trong điều kiện khắc nhiệt khác nhau, cây có thể phát triển ở nhiệt độ cao và hạn chế ở nhiệt độ thấp, vùng nhiệt đới có thể trồng trên vùng cao nguyên, tuy nhiên không nên trồng khi cao độ tính từ mặt biển hơn 500m. Do bộ rễ phát triển nên cây có thể chống chịu khô hạn tốt, cây có thể phát triển tốt trên vùng có lượng mưa hằng năm từ 800 - 3.200 mm. Hoặc đất đai bạc màu, đất cát, đất có nhiều sỏi đá. Cây có thể cho trái sau 4 -5 năm nếu trồng từ hạt và 3 năm trồng từ cây ghép.

1. Rễ: Hệ thống rễ gồm rễ cái và rễ ngang phát triển rất mạnh lan rộng và ăn sâu giúp cây có thể lấy được nuớc và dinh dưỡng ở tầng đất sâu. Tuy nhiên khả năng phát triển của rễ
điều còn lệ thuộc vào cơ cấu đất và mực nước ngầm trong đất.

2. Lá: Thuộc loại lá đơn, khi lá mới nở còn non có màu xanh nhạt hoặc hồng sau đó chuyển dần sang xanh thẫm khi già, là cơ quan quang hợp tạo chất dự trữ cho cây, quyết định năng suất đạt được, số lượng lá khoẻ mạnh trên cây nhiều là yếu tố cần thiết.

3. Hoa: Thuộc loại hoa chùm, phát triển ở đầu cành, hoa có màu hồng nhạt, hoa nhỏ gồm 2 loại hoa đực và hoa lưỡng tính, tỉ lệ hoa đực và lưỡng tính thay đổi nhiều phụ thuộc vào môi trường và giống. Hoa trỗ vào mùa mưa tháng 11, thời gian ra hoa kéo dài 2-3 tháng.

4. Trái: Thuộc loại trái nhân cứng (hạt điều), là phần phát triển từ bầu noãn sau khi thụ phấn sẽ phát triển nhanh và đạt kích thước trung bình dài 2,6 – 3,1 cm; ngang 2 – 2,3 cm, còn phần trái giả phát triển sau từ đế hoa. Thời gian trái phát triển kéo dài từ 2-3 tháng.