0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Các thuốc quan trọng thường dùng phòng bệnh Etiotropia cho lợn ( phần 1)

Các thuốc quan trọng thường dùng phòng bệnh Etiotropia

2.6.1. Clo và các chế phẩm

a) Clo nguyên tử Ở thể khí, nặng hơn không khí, tan trong nước. Là chất оху hoá mạnh. Liều cao có tác dụng diệt khuẩn. Có ảnh hưởng xấu đến dụng cụ, bông vải,...

Clo chi tác dụng diệt khuẩn ở điều kiện môi trường ẩm. Khi này, Clo kết hợp với nước, tạo thành acid Hypocloric và chất này diệt khuẩn.

Cl2 + H2O = HCI + HOCI

HOCI → HCI + O

Oxy nguyên tử cũng có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi.

Clo tự do với tỷ lệ 1/triệu (pha loãng) dùng để khử trùng nước uống. Sau 30 phút có tác dụng mong muốn. Dùng dung dịch Natrium thiosulfat khử mùi Clo còn tồn đọng trong nước.

b) Nước Clo Là dung dịch nước bão hoà Clo. Nay chỉ còn dùng it trong y học, thú y.

c) Acid Hypocloric và muối của nó là Hypoclorid

Là những hợp chất diệt khuẩn mạnh. Thuốc làm dụng giải mạnh Protein của mảng vi khuẩn: Các phân tử Hypoclorid gắn vào các nhóm Amin của Protein, tạo thành Cloramin (Cloramin - Protein), dễ hoà tan.

Hypoclorid cũng làm dung giải các tổ chức chết của cơ thể (tổ chức hoại từ, máu, mủ,...). Do đó với nồng độ thích hợp, vừa diệt khuẩn, vừa khử mùi hôi thối, vừa giúp các vết thương hoại tử mau lảnh phục.

d) Natrium Hypoclorid (HIPO)

Là dung dịch màu vàng - trắng, mùi Clo mạnh. Chứa 4 – 5% Clo hoạt động và 1,6 – 2% NaOH, có tác dụng sát khuẩn rất mạnh. Pha loãng 2 - 5%, dùng khử trùng máng ăn, các dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, thùng ong, ong và các chất thải của vật nuôi,..

Với nha bào, phải có nồng độ cao (20%) mới đảm bảo diệt tốt. Không có tác dụng diệt nấm và ký sinh trùng.

Các Alcali silicat làm giảm tác dụng của thuốc. Với các chất khử (như Formalin) có thể gây nổ. Do đó phải bảo quản cách lý nghiêm ngặt.

Nhiệt và ánh sáng phân huỷ thuốc.

e) Canxi Hypoclorid (Calcaria Chlorata)

Là chất khử trùng dạng bột, dễ hút ẩm. Chứa 30 – 35% Canxi Hypoclorid. Có thể giải phóng khí Clo tới 28 – 30%. Trong thời gian bảo quản, thuốc cũng dần dần bị phân huỷ, hết tác dụng.

Đây là một thuốc có giá thành vào loại rẻ nhất nhưng lại diệt khuẩn rất mạnh. Trong thực tế, pha loãng 1/3 – 1/20 để khử trùng máng ăn, máng uống, tường nhà chăn nuôi, nền chuồng.

Chú ý: Sau khi xử lý thuốc ở sàn chuồng, vật dụng bằng gỗ,... phải để ra gió (hoặc quạt gió) trước khi dùng lại cho vật nuôi.

-Có một chế phẩm khác, gồm 80% Canxi Hypoclorid và 20% Natri Carbonat cũng được dùng làm thuốc khử trùng rất tốt. Dùng pha loãng thành dung dịch 3% để sử dụng. Có giá thành rẻ, thấp.

- Bên cạnh các loại Hypoclorid, còn hay dùng các loại Cloramin. Các thuốc này ở trong nước và trong dịch tổ chức sẽ phân ly ra NaOCl, tiếp đó giải phóng Clor, diệt khuẩn.

Trong các Cloramin, thực tế hay sử dụng nhất là Cloramin B và Cloramin T. + Cloramin B (Chlorogenium, Neomagnol):

Dạng tinh thể, dễ tan trong nước, màu trắng. Sử dụng thuốc ở dạng bột hoặc viên nén. Về hoá học có tên Benzolsulfon - Cloramid – Natrium.

Trong dung dịch nước, Cloramin B cũng tương tự như Natrium Hypoclorid (HIPO). Axit hoá sẽ giải phóng 26 - 29% Clo hoạt động.

Thuốc diệt tốt các loại vi khuẩn, virus, nồng độ cao diệt nha bào. Không có tác dụng diệt nấm và ký sinh trùng.

Dùng dung dịch 1- 2% sát trùng tay (khi kiểm tra lâm sàng các đàn vật nuôi) Tửa các vết thương gia súc, gia cầm).

Dùng 0,05 – 0,1% sát trùng bàng quang, ống dẫn niệu, xoang ngực, xoang bụng, tử cung (bơm, tưới thuốc vào).

Cloramin B ổn định hơn, bền vững hơn Canxi Hypoclorid. Có thể hấp thu từ vết thương, nhưng với nồng độ nói trên, không gây độc cho cơ thể vật nuôi.

Cloramin T: Về mặt hoá học, có tên là p - Toluol -Sulfon -Cloramit – Natrium

Chứa 20 – 25% Clo hoạt động. Hoạt phố sát khuẩn và cơ chế tác dụng tương tự như Cloramin B

- Trong thực hành thú y còn dùng phổ biến một số thuốc khác có chứa Clo phân tử; nhưng không giải phóng Clo hay Hypoclorid như Cloramin. Đó là HexaClorofen và Clorhexidin.

Hexa Clorofen (Hexa Clorophenum, Ritocept) Là chất dạng tinh thể, gần như không có mùi. Không tan trong nước, nhưng tan tốt trong cồn và dung dịch Alcali – hydroxyd.

Danh pháp hoá học: 2 – 2' Metylen – Bis (3 – 4 – 6 – Tricor) -Phenol.

Thường dùng dung dịch 1 – 3% trong xà phòng, hoặc trong hỗn hợp nước với chất béo để sát trùng tay.

Tác dụng tốt với vi khuẩn Gr (+); tác dụng kém hơn với Gr (-). Ít tác dụng với vi khuẩn kháng toan, nha bào, nấm, virus.

g) Clorhexidin (Biotensid, Supersept) Thường dùng 2 dạng: Clorhexidin - digluconat:

Clorhexidin - HCI. Tác dụng tốt với cả vi khuẩn Gr (+). Gr (-).

Mù, tổ chức chết, huyết tương,... không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Sát trùng tay, dùng dung dịch 0,51% (Trước khi làm phẫu thuật Thú y hoặc sau khi tiếp xúc với các đàn vật nuôi bệnh).

Rửa vết thương dùng 0,0002 – 0,0005%.

Trong công nghiệp chế biến sữa, dùng 0,02 – 0,2% để xử lý sữa và dung dịch 0,02% để khử trùng các dụng cụ vắt sữa (máy vắt sữa). 2.6.2. Các chế phẩm chứa lod

lod là chất ở dạng tinh thể, ánh kim loại. It tan trong nước (1/500), tan nhiều trong cồn, Ete, Cloroform và dung dịch logur Kali.

lod vừa có tính oxy hoá, vừa có phản ứng thế với các chất hữu cơ, các chất phẩm màu. Làm ảnh hưởng xấu đến các dụng cụ và thiết bị kim loại.

Dung dịch loc diệt các vi sinh vật trên bề mặt da. Trên các vết thương mới, thuốc làm đau rát, "cháy", sau đó giết chết các tế bào (cả tế bào vi sinh vật). Nồng độ lod càng cao, tác dụng sát khuẩn càng mạnh, tổ chức cơ thể bị chết cũng càng nghiêm trọng. Nếu tiêm dung dịch cồn lod hoặc dung dịch lodur Kali – led vào lớp sâu dưới da, nơi đây sẽ bị viêm, sau đó tổ chức nơi tiêm bị chết, cuối cùng thì các bạch cầu sẽ thu dọn các tổ chức chết đó.

a) Cồn lod

Là dung dịch gồm 5% lod, 4% lodur Kali hoà tan trong cồn 80%. IK giúp hoà tan lod; đồng thời nó hạn chế sự hình thành các muối lodạt và acid Iod Hydrogenic (chất này có tác dụng kích thích rất mạnh tổ chức cơ thể). Không sử dụng trực tiếp lên niêm mạc, ngoại trừ trường hợp bị bệnh nấm Actinomycosis ở lưỡi trâu, bò,

Thường dùng cồn lod để sát trùng da trước khi tiêm hay trước khi làm phẫu thuật ở gia súc.

b) Dung dịch Lugol

Hoà tan lod trong dung dịch chứa nước lodur Kali. Tỷ lệ giữa I, IK và nước thường thay đổi, tuỳ theo mục đích sử dụng và cũng được viết khác nhau trong các tài liệu chuyển khảo. Trong Thú y, dùng để diệt một số ký sinh trùng đường hô hấp, bệnh sản khoa (viêm tử cung). Đặc biệt có thể dùng để tiêu diệt một số vi trùng gây bệnh thối ấu trùng ong mật (thối ấu trùng châu Âu - theo nghiên cứu của trường ĐHNNI-1982).

c) Các lodofor

Đây là các chế phẩm hỗn hợp, các polyme (Polyvinyl - Pyrrolidon) có chứa lod, có tác dụng diệt khuẩn trên bề mặt, có tác dụng tẩy rửa. Tan tốt trong nước.

Các chất kiềm, xà phòng làm mất tác dụng sát trùng. Ngược lại, các chất axit (pH = 3,0 – 4,0 là tốt nhất) làm tăng tác dụng. Nhiệt độ > 35°C làm mất tác dụng (thuốc bị phân huỷ); vì vậy khi pha chế, không được dùng nước có nhiệt độ cao. Dung dịch lodofor đã pha, bị phân huỷ ở nhiệt độ phòng. Ánh sáng làm phân huỷ thuốc nhanh. Vì vậy luôn luôn phải sử dụng thuốc mới pha chế và dùng ngay.

lodofor tác dụng diệt tốt và nhanh các virus, vi khuẩn, nấm, nhiều đơn bào,... ít dùng với nha bảo.

Riêng các loại virus: lodofor tác dụng kém với Adenovirus. Dùng khử trùng tiêu độc: cục bộ, phần và chất thải, các máy móc, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi,..

Chú ý: lod có thể kết hợp với một số loại Protein (nhất là với Casein) tạo thành các chất có hoạt tính tuyến giáp. Do đó sau khi khử trùng dụng cụ, thiết bị, ta phải rửa lại bằng nước sạch, tránh để chúng nhiễm vào các sản phẩm chăn nuôi.

2.6.3. Aldehyd

Trong nhóm này, có nhiều chất có tác dụng khử trùng mạnh, phổ tác dụng rộng. Trong sản xuất, thường dùng nhất là Formaldehyd và Glutaradehyd.

a) Formaldehyd Là chất ở thể khí, không màu, kích ứng mạnh, mùi cay hác.

Dung dịch nước có chứa 40% khi Formaldehyd, được gọi là Formaldehyd (Formaldehydum Solutution). Từ dung dịch Formalin, khí Formaldehyd được giải phóng với sự giúp đỡ của các chất oxy hoá (ví dụ: Kalium Permanganat). Có thể phối hợp Formalin với các xà phòng loại Anion hoạt động, nhưng khi phối hợp với Natrium Hipoclorid sẽ gây nổ, cháy. Cần đề phòng.

Formaldehyd là chất khử mạnh, diệt vi khuẩn, virus, nấm. Không có tác dụng với ký sinh trùng. Gây kích ứng rất mạnh với da và niêm mạc.

Trong thực hành thú y, có thể dùng dạng dung dịch Formalin hoặc dạng hơi Formaldehyd. Ở dạng hơi, tác dụng tốt, nếu độ ẩm của không khi đạt 80 – 90% và nhiệt độ tối thiểu 20°C. Nồng độ khí (hơi) Formaldehyd phải đạt 0,1% thể tích, Dạng dung dịch dùng khử trùng cục bộ, nhân và chất thải (lỏng) cần có nồng độ 1 - 5%. Khử trùng trứng, nồng độ 10mg/lít, khử trùng bàn chân (trâu, bò bị thối móng) 1 – 5%, khử nấm (Actinomycoma) phải dùng 5 – 10% mới có kết quả.

Hỗn hợp Formaldehyd - xà phòng (Formaldehydum Saponatus):

Là dung dịch màu vàng nhạt, có chứa Formaldehyd, cồn, xà phòng và dầu thơm. Trong đó Formaldehyd khoảng 15%. Còn và nước có thể trộn theo tỷ lệ bất kỳ.Dùng sát trùng tay, vết thương và dụng cụ Thú y (lần lượt theo nồng độ 3%; 0,5% và 5% họà trong nước).

Hỗn hợp Formalin và thuốc tím: Có thể sử dụng phối hợp Formalin với KMnO, để giải phóng hơi Formaldehyd theo tỷ lệ sau:

100ml Formalin + 6g KMnO4, Phương pháp này được áp dụng để khử trùng không khí, nền, trần, tường nhà chăn nuôi, kho vật dụng, máy ấp trứng,...

Cách làm: Dùng chậu sành (sứ) dày, đặt ở giữa nền chuồng, cho Formalin vào trước, tiếp đó cho KMnO4,. Phản ứng sinh nhiệt cao. Hơi Formaldehyd sẽ bốc lên, lan toả khắp nhà. Phải đóng kín cửa từ 10 – 12 giờ để tác dụng khử trùng được triệt đề. Sau thời gian trên, mở cửa cho thông thoáng hết mùi Formaldehyd rồi mới nhập gia súc gia cầm) vào nuôi hoặc cho đợt trứng mới vào ấp.

b) Glutaraldehyd

Là hợp chất có mùi đặc trưng, màu vàng nhạt, tan bất kỳ tỷ lệ nào trong nước. Glutaraldehyd so với Formaldehyd về mặt hoá học, nó chứa 2 nhóm Aldehyd hoạt động. Dung dịch có tính acid nhẹ. Nhưng nếu độ pH xuống đến 3 – 4 thì hết tác dụng sát khuẩn.

Nếu kiểm hoá nhẹ bởi NaHCO, để có pH = 7,5 – 8,5 thì lại có tác dụng sát khuấn trở lại.

Thuốc tác dụng tốt với cả vi khuẩn Gr (+) và Gr (-), với các vi khuẩn kháng toan, nha bào, nấm và virus. Không tác dụng với ký sinh trùng. Thời gian diệt vị khuẩn và virus cần 30 phút, diệt nha bào cần 3 giờ.

Ưu điểm của Glutaraldehyd là không làm hỏng các vật dụng bằng kim loại, cao su, chất dẻo, sơn.

Các loại xà phòng, các chất tẩy rửa, không làm mất tác dụng của thuốc này.

Kích thích nhẹ da, nhưng kích thích mạnh niêm mạc; do đó nếu thuốc trực tiếp tiếp xúc với niêm mạc sẽ làm tổn thương niêm mạc.

Ứng dụng thực tế: dùng khử trùng các dụng cụ Thú y không chịu nhiệt. Do thuốc có gây kích ứng da nên phải dùng găng tay cao su để tránh tổn hại cho bàn tay.

2.6.4. Các thuốc oxy hoá

Là những thuốc khi sử dụng sẽ giải phóng oxy nguyên tử. Có tác dụng oxy hoá làm biến đổi chức năng sinh học của các enzim.

a) H202Hydrogen perocid (H202)

Là chất dễ bay hơi, tan rất tốt trong nước. Khi dung dịch H202, nồng độ cao tiếp xúc với da, sẽ làm phồng rộp da, thành các nốt nhỏ trong chứa khí. Dung dịch đậm đặc bán trên thị trường có chứa 27 - 32% H202

Là thuốc sát trùng rất tốt. Trong tất cả mọi tế bào ta đều gặp enzim Catalase. Enzim này dưới tác động của H202, sẽ bị phân huỷ.

Ở các vết thương sâu, có tổ chức hoại tử nhiều, H202, sẽ tạo các bọt khí , và giúp cho việc loại thải các tổ chức chết, máu mủ hoặc các chất bẩn khác một cách dễ dàng, thuận lợi.

Khi sát trùng bằng H202, đồng thời với tác dụng sát trùng, tách bỏ tổ chức chết, H2O2, cũng biến đổi thành các chất không độc hại, đó là nước và оху.

Thường dùng dung dịch H202, nồng độ 3% để sát trùng miệng, vết thương. Nồng độ cao hơn có thể làm ngừng xuất huyết ở tổ chức nhu mô.

b) Carbamid - Hydrogen perocid (Hyperol)

Là hỗn hợp gồm H202, và Carbamid 33-36% (NH2CONH2 – H202). Tan tốt trong nước và cồn. Thuốc vừa oxy hoá, vừa khử mạnh. Công dụng và cách dùng tương tự như H202

c) Thuốc tím: Kalium permanganat (KMnO4)

Là thuốc oxy hoá mạnh. Khi tiếp xúc với da và niêm mạc, sẽ nhuộm da và niêm mạc thành màu nâu vì MnO, được hình thành. Ôxy được giải phóng từ từ sẽ gắn với các chất hữu cơ. Thuốc vừa sát trùng, vừa khử mùi hôi thối. Nồng độ thuốc tuỳ thuộc yêu cầu sát trùng mà quyết định đặc hay loãng.

Trong thực tế, thường dùng dung dịch 0,02 - 0,1% để sát trùng miệng: 0,2 – 0,5% rửa vết thương thối bẩn (vừa sát trùng vừa khử mùi).

KMnO4, còn là thuốc đối kháng khi ngộ độc Phospho và Cyan (ở nồng độ 0,01%).

Phối hợp với acid Boric làm tăng tác dụng sát trùng và không gây kích ứng tổ chức. 2.6.5. Các loại cồn

Tác dụng diệt khuẩn. Nồng độ càng cao, tác dụng càng mạnh.

Thường dùng nhất là Etanol (Etilalcohol), ngoài ra còn dùng các loại Propylalcohol, Isopropylalcohol.

Thường dùng, cồn 70 – 80% sát trùng tay, da. Dùng cồn 90 – 96% để đốt, tiệt trùng các dụng cụ kim loại (dao, pince, kéo,...). Còn tác dụng tốt với vi khuẩn đang sinh trường, nhưng không tác dụng với nha bào.

Các loại Glycol như Etylen glycol, Propylenglycol, Trietylenglycol,... được dùng khử trùng không khí. Tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm; ít độc với vật chủ.

Trietylenglycol có tác dụng tốt nhất. Nồng độ 0,005mg/lít, đảm bảo độ ẩm 40% thích hợp nhất. Không khí khô hoặc quá ẩm đều làm mất tác dụng của thuốc.