0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Các loại sâu bênh hại trên cây hồng

SÂU HẠI

1. Bọ ăn lá (bọ lá xanh)

Tên khoa học: Colasposoma dauricum

Đặc điểm: Bộ trưởng thành là loài cánh cứng hình bầu dục, dài khoảng 7 mm. Cơ thể có nhiều màu sắc khác nhau như xanh lá cây, xanh nước biển, tím than, có sắc ánh kim. Đầu nhỏ ẩn trong đốt ngực thứ nhất, chỉ hơi lộ ra một chút. Sâu non màu trắng ngà, chân ngực phát triển.

Bộ trưởng thành hoạt động chậm chạp, có tính giả chết khi bị động chạm. Đẻ trứng và sâu non sống trong đất. Tác hại là do bộ trưởng thành ăn lá tạo thành những lỗ thủng, mật độ bọ cao làm lá cây xơ xác.

Phòng trừ: Dùng tay hoặc vợt bắt bọ trưởng thành. Rải thuốc sâu dạng hạt quanh gốc cây. Khi bộ trưởng thành phát sinh gây hại nhiều phun trừ bằng các thuốc Sherpa, Pyrinex, Supracid, Padan, Vibasu...

2. Câu cấu xanh nhỏ

Tên khoa học: Platymycterus sieversi

Đặc điểm: Bộ trưởng thành là loài cánh cứng nhỏ, dài khoảng 7 mm, hình trứng, màu xanh gỉ đồng. Đầu nhỏ kéo dài về phía trước như một cái vòi. Râu đầu hình gấp khúc. Sâu non nhỏ, màu trắng sữa.

Bộ trưởng thành bò chậm chạp, có tính giả chết. Đẻ trứng và sâu non sống trong đất. Bọ trưởng thành tập trung thành đàn ăn lá cây chừa lại gân chính.

Vòng đời trung bình 20 – 30 ngày, bọ trưởng thành sống 10 – 15 ngày.

Phòng trừ: Như với bọ ăn lá.
 

3. Sâu đo

Tên khoa học: Perenia graffate

Đặc điểm: Sâu trưởng thành là loài bướm nhỏ. Sâu non ăn trụi lá, nhiều từ tháng 5 – 9.

Phòng trừ: Phun các thuốc Sherpa, Pyrinex, Padan, Vibasu.

 

4. Bọ xít xanh

Tên khoa học: Nezara viridula

Đặc điểm: Bộ trưởng thành thân dẹt, dài 15 mm, rộng 8 mm, màu xanh nhạt. Bọ xít non hình bầu dục, giống bộ trưởng thành nhưng không có cánh, thân màu xanh, mặt lưng có nhiều đốm đen và trắng. Trứng đẻ thành ổ xếp thành nhiều hàng thẳng trên lá.

Bộ trưởng thành và bọ non chích hút nhựa lá và quả non tạo thành những đốm màu nâu đen, lá vàng, quả nhỏ dễ bị rụng, quả lớn bị thối.

Phòng trừ: Phát hiện diệt sớm các ổ bọ xít non mới nở. Dùng vợt bắt bọ trưởng thành. Khi bọ xuất hiện nhiều phun trừ bằng các thuốc Vovinam, Fenbis, Visher, Polytrin, Monster,

5. Rệp sáp

Tên khoa học: Coccus sp.

Đặc điểm: Rệp trưởng thành cái hình ô van, dài 3-4 mm, vảy hơi nhô lên, màu xanh nhạt hoặc nâu vàng.

Rệp sinh sản đơn tính. Thời gian một vòng đời khoảng 50 – 70 ngày.

Cả rệp trưởng thành và rệp non sống trên cành và lá non, hút nhựa làm lá khô vàng, ngọn phát triển kém, hoa và quả non rụng nhiều. Chỗ có rệp thường có kiến đi theo.

Phòng trừ: Ngắt bỏ tiêu hủy những lá bị rệp nhiều, khi cần thiết phun các thuốc Fenbis, Supracid, Monster, Bi-58, ...

 

6. Sâu đục quả

Tên khoa học: Kakidoria flooofasciata

Đặc điểm: Bướm nhỏ, thân dài khoảng 10 mm, đẻ trứng ở cuống hoặc tại quả. Sâu non đục vào trong quả làm quả rụng.

Phòng trừ: Nhặt bỏ tiêu hủy các quả bị sâu hại. Khi quả còn nhỏ bị sâu hại phun các thuốc Pyrinex, Sago Super, Polytrin, Padan,

7. Sâu đục cành (sâu đục thân mình đỏ)

Tên khoa học: Zeuzera coffeae
Đặc điểm: Sâu trưởng thành là loài bướm tương đối lớn, thân dài 25 mm, sải cánh rộng 35-
40 mm. Cánh màu trắng xám, có nhiều chấm nhỏ màu xanh đen. Sâu non đầy sức dài 40 mm, màu đỏ.

Bướm đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ cành. Sâu non nở ra đục vào cành thành một đường vòng dưới vỏ, sau đó đục thành đường lên phía ngọn cành, có lỗ thủng đùn phân như mạt cưa rơi xuống đất. Cành bị sâu đục héo và dễ gãy.

Một năm sâu hoàn thành khoảng 2 lứa, sâu non phá hại nhiều từ tháng 5 đến tháng 9.

Phòng trừ: Cắt bỏ tiêu hủy các cành bị sâu. Phát hiện mới có sâu non phát sinh gây hại phun các thuốc Pyrinex, Selecron,Polytrin, Padan, Vibasu.