0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Bệnh chảy nhựa (Gốc) Cam

Bệnh chảy nhựa (Gốc)

Bệnh do nấm phytophtora gây ra.

Cổ rễ, gốc cam và chân cành lớn, chỗ gần mặt đất là nơi bị hại đầu tiên. Biểu hiện của bệnh là vỏ và tầng sinh gỗ phía dưới thôi, chảy nhiều nhựa. Sau đó vỏ nứt dọc, dưới vỏ lộ ra những mảng gỗ màu nâu. Thường bệnh chỉ hại một phía gốc, sau đó lan ra quanh gốc.

Vỏ bị phá hại hoàn toàn theo một đường vòng tròn, cành khô đi, bộ lá vàng nhanh, đồng thời hoa trái vụ ra nhiều. Quả đậu không có giá trị vì bị khô hoặc chín ép. Trình tự chống chịu từ thấp lên cao các loài cây họ cam như sau: Cam núm (Địa Trung Hải), chanh vỏ mỏng (nhiệt đới), bưởi, cam mật, quýt, cam đắng (C.aurantium).

Bệnh chảy gôm được phát hiện đầu tiên trên thế giới từ năm 1834, sau đó lan truyền và phát hiện thấy ở Bồ Đào Nha, Địa Trung Hải, châu Mỹ, châu Á. Bệnh gây hại nghiêm trọng trên cây con trong vườn ươm ghép và cây lớn ở vườn sản xuất. Cây bệnh chậm lớn, tàn lụi dần, năng suất giảm sút, dần dần cây vàng úa, lá rụng, có thể khô chết.

Bệnh do nấm Phytophthora chủ yếu ở trong đất gây hại trên các bộ phận gốc, thân, cành, quả trên mặt đất hoặc thối rễ ở dưới đất.

Điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh phát triển là cổ rễ gốc cây tiếp xúc với độ ẩm cao trong một thời gian dài, độ nhiệt vào khoảng 25°C tại một vết xước nào đó, do sâu hay dụng cụ canh tác gây nên.

Tác nhân gây bệnh

Đất thấp lại nặng, liếp không đủ cao, ngay mùa khô mức nước ở nương cũng chỉ ở dưới cổ rễ vài chục phân; nhiệt độ trong vườn cam luôn xấp xỉ 25 - 28°C. Đây đều là những điều kiện thuận lợi cho Phytophtora.

Kỹ thuật trồng cam cũng tạo thêm những điều kiện thích hợp cho bệnh chảy nhựa: Mật độ cây quá dày (2.000 cây/ha, kể cả mương). Mật độ trồng dày tất nhiên độ ẩm trong vườn cao hơn. Nhiều chủ vườn bón phân hữu cơ trùm lên cổ rễ, thậm chí còn trát bùn từ gốc để “bảo vệ” thân cây khỏi sâu, nhưng thực ra vừa tăng thêm độ ẩm, vừa mang thêm nguồn bệnh.

- Bản thân cam sành hay quýt đều có sức chống bệnh chảy nhựa. Tuy nhiên ở nhiều vườn, do trồng dày cần nhiều cây giống, người ta thường ghép cam sành hay quýt lên cam mật và cam mật lại thường dễ nhiễm bệnh chảy nhựa.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là những vết đốm chảy nhựa xung quanh thân chính, chỗ chảy nhựa thôi ướt. Khi bóc vỏ, trong lớp gỗ có màu vàng lục, màu nâu rồi đen thân lại. Cuối cùng, vỏ cây thâm đen khô và nứt ra, phần gỗ bên trong khô và cứng. Vết nhựa chảy lúc đầu có màu vàng trong, mềm ra, sau bị thâm đen và khô.

Nấm xâm nhiễm vào giữa lớp vỏ và phần thân gỗ, tạo thành các vết màu nâu sẫm, phá huỷ mạch dẫn của vỏ và lớp mô phân sinh. Khi nhựa chảy ở gốc (có mùi hôi), tán lá ngả màu vàng, gây rụng lá hàng loạt. Nếu gặp thời tiết thuận lợi, bệnh sẽ phát triển làm chảy gôm bao quanh thân, cành, lá, gây chết sớm cho cành hoặc cả cây.

Triệu chứng bệnh chảy gôm thường biểu hiện kèm theo các biểu hiện ở cả phần thân, lá, rễ của cây có múi. Trong vườn ươm cây làm gốc ghép, bệnh có thể gây chết từng cây hoặc từng đám. Đầu tiên rễ bị thối, gốc thân có những vết màu nâu đen rồi bị teo nhỏ lại, cây sẽ bị đổ gục, lá cây héo vàng. Nếu trời mưa nhiều, độ ẩm cao cây sẽ bị thối chết.

Triệu chứng bệnh ở bộ phận dưới mặt đất:

Hệ thống rễ cây phát triển chậm. Nếu đất bị ngập úng hoặc tiêu, thoát nước kém, rễ bị thối, nguồn bệnh có sẵn trong đất dễ dàng xâm nhập vào cây phát triển nhanh gây thối toàn bộ rễ, vỏ rễ bị thối mủn ra hoặc tuột ra khỏi rễ. Bộ rễ bị hư hại dẫn đến cây còi cọc, cành non bị chết, lá chuyển sang màu vàng, hoa, quả bị rụng, cây có thể chết. Rễ cây bị hại tùy theo mức độ nhiễm bệnh của cây.

Tóm lại, triệu chứng điển hình của bệnh chảy gôm là thối rễ và vỏ thân, nứt thân cành, mạch gỗ hoá nâu, cây suy tàn, chết dần.
 

Nguyên nhân gây bệnh

Sợi nấm Phytopthora có cấu tạo hình ống, đơn bào, không màu. Đặc điểm sợi nấm thẳng, ít phân nhánh, cành bào tử dạng oval hoặc dạng sim. Bọc bào tử có hình cầu, hình quả lê, hình trứng. Một dạng bào tử có 1 - 2 núm, núm nổi rõ, bền và không rụng. Phytopthora citricola có đặc điểm là sợi nấm phân nhánh khúc khuỷu, cành bào tử phân nhánh dạng cành cây cấp 1.

Một đầu bào tử có 1- 2 núm, núm nổi rõ, bền và không rụng. Bào tử hậu (chlamydospora) hình cầu, vỏ dày. Bao đực bao quanh cuống bao cái, đây là cơ quan sinh sản hữu tính của nấm.

Nếu có điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, bọc bào tử giải phóng ra các bào tử động (zoospore) để xâm nhập vào mô tế bào của ký chủ gây bệnh cho cây. P. citrophthora sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 10 - 35°C, nhiệt độ tối hảo là 25 - 28°C, pH 6 - 7.P, citricola sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 7- 29°C, nhiệt độ tối thích là 20 - 25°C, pH 4 - 7.

Phòng trị

Bệnh chảy nhựa phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa phải là bệnh nguy hại nhất. Cũng như với các bệnh ở cây khác, phòng quan trọng hơn trị.

Tránh chọn đất quá nặng, chú ý làm liếp cao hơn hoặc có biện pháp bao đê, bơm rút nước khi mực nước quá cao. Trồng cao (cổ rễ cao hơn mặt liếp 10 - 15cm). Trồng thưa hơn, tránh gây vết thương ở gốc cây. Không phủ đất, phủ phân lên cổ rễ. Tránh dùng gốc ghép là bưởi hoặc cam mật.

Quýt hay cam sành (có sức chống chịu tốt hơn, do vậy nên trồng bằng cành chiết. Nếu muốn ghép để có nhiều cây giống hơn có thể dùng gốc ghép là quýt. Tuy có một số nhược điểm so với gốc ghép khác nhưng gốc quýt chống bệnh chảy nhựa tốt hơn.

Có thể xịt các thuốc trừ nấm Aliette, Mexyl-MZ, Viroxyl . vào gốc từ mặt đất lên đến chiều cao nửa mét, xịt nhiều lần trong vụ mưa.

Khi bệnh chớm phát lấy dao cạo vỏ bị bệnh và tầng sinh gỗ phía dưới rồi xịt thuốc đặc hoặc quét, đắp thuốc dưới dạng bột nhão. Tuy nhiên hiệu quả không cao.

Chọn đất trồng cam thích hợp, cao ráo, thoát nước nhanh.

Vệ sinh vườn cam, cắt tỉa tạo tán thoáng, thông gió. Cắt tỉa bỏ cành bệnh sớm, chăm sóc bón phân đầy đủ, cân đối. Không để ứng đọng nước ở vườn ươm và vườn quả.

Sử dụng các giống chống bệnh làm gốc ghép như chấp, cam đắng.

Dùng thuốc Aliette 80 WP 0,3% phun cây và quét thuốc vào chỗ bị bệnh ở gốc, thân.