0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Ao nuôi cá chình

CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG AO ƯƠNG

Mặc dù cá chình có khả năng chịu đựng hàm lượng ôxy thấp rất tốt, nhưng để cá chóng lớn thì hàm lượng ôxy hoà tan trong nước tốt nhất phải đạt 5 mg/1 trở lên, dưới 4 mg/1 thì cá không lớn được.
 

pH = 7 - 8,5; NH4-N : <2 ppm, NO3-N : <0,2 ppm;

Nếu vượt quá chỉ tiêu trên thì cá sẽ bị bệnh viêm nang, viêm ruột;

Độ trong khoảng 40 cm, không được dưới 20cm.

QUẢN LÝ HẰNG NGÀY

Hằng ngày phải xi phông đáy bể, hút bớt phân rác ở đáy ao làm giảm lượng NHM - N gây độc cho cá, sau đó bổ sung nước mới, lượng nước mới được bổ sung hằng ngày bằng 1/2 lượng nước trong bể;

Đặt máy sục khí tăng ôxy hoà tan trong nước. Máy sục khí có thể dùng bơm nén khí 0,03m/giây, mỗi máy dùng cho 40 viên đá bọt.

Cứ 2,5 m nước dùng 1 viên đá bọt đủ đảm bảo mỗi lít nước 5 mg ôxy hoà tan.

Hoặc có thể dùng máy quạt nước, mỗi ao đặt 2 máy 0,55 KW vừa cấp khí vừa tạo thành dòng chảy trong ao.
 

PHÂN LOẠI CÁ ĐỂ NUÔI

- Quá trình ương nuôi cá phân đàn rất nhanh nên phải phân loại kích cỡ lớn, bé để nuôi tiếp cho thích hợp. Thông thường 25 - 30 ngày phân cỡ một lần, nếu cá lớn nhanh thì thời gian phân đàn có thể rút ngắn hơn nữa;

- Trước khi phân đàn 12 tiếng không cho cá ăn. Sau khi phân loại xong nửa tiếng cho cá ăn lại như bình thường.

CÓ THỂ NUÔI GHÉP CÁ CHÌNH VỚI CÁC LOẠI CÁ KHÁC

- Cá chình có thể nuôi với cá mè trắng, mè hoa, cá chép, cá diếc để ăn sinh vật phù du trong ao, làm sạch nước ao, có lợi cho cá chình và thu thêm được sản phẩm trong ao nuôi;

Tỷ lệ thả ghép là cứ mỗi 100m ao ương cá chình thả thêm 4 - 5 con vừa mè trắng, mè hoa, cá chép hoặc cá diếc.