0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây lạc.

Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây lạc.

So với các cây trồng khác thì cây lạc chỉ lấy một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng từ đất.

Nhưng để có năng suất cao thì nhất thiết phải bón phân cho lạc.

Đạm là yếu tố giúp cây lạc hình thành các cơ quan sinh trưởng (rễ, thân, lá), các cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) và tạo ra các sản phẩm để vận chuyển về hạt dự trữ. Nếu thiếu đạm, cây lạc sẽ mềm yếu, lá chuyển sang màu vàng. Do cây lạc có khả năng tự túc được đạm nhờ các vị khuẩn nốt sần ở rễ, nên chỉ cần bón cho lạc khoảng 20 - 30kg N/ha (bón vào lúc gieo và thời kỳ 3 - 5 lá).

Nếu bón quá nhiều đạm thì lạc chỉ tốt lá mà ít hoặc không có củ

Trên đất nhẹ nên bón khoảng 30kg N/ha. Nếu bón lượng đạm nhiều hơn sẽ làm giảm năng suất của lạc. Hiệu suất của 1 kg N trên đất cát ven biển và bạc màu là 6 - 10kg lạc vỏ.

Lân có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây lạc, làm cho cây lạc chín sớm. Lân thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn nốt sần có trong rễ lạc. Ở đất càng nghèo thì hiệu lực của lân càng cao. Trung bình hiệu suất của 1 kg P20, là 4 - 6kg lạc vỏ.

Kali thúc đẩy quá trình quang hợp của lá và sự phát triển của quả. Kali giúp cây lạc tăng khả năng chịu hạn, cây phát triển vững chắc. Thiếu Kali sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, lá chết khô hoặc chuyển màu. Ở những lá già khi bị thiếu Kali thì phần mép lá xuất hiện các đốm màu nhạt, phần còn lại vẫn có màu xanh đặc trưng. Còn trên các lá non thì hiện tượng chuyển màu tương đối đều hơn. Theo kết quả nghiên cứu, hiệu suất của 1 kg K2O trên đất cát ven biển là 6 kg lạc vỏ, còn trên đất bạc màu là 8 - 10kg lạc vỏ.

Vôi có ảnh hưởng đến độ mẩy của củ, chất lượng hạt lạc cũng như sản lượng lạc. Cây lạc cần vội nhất lúc hình thành củ. Bón vôi cho lạc làm tăng độ pH của đất, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho lạc, tạo môi trường cho vi khuẩn cố định đạm phát triển dễ dàng. Trên đất nhẹ trồng lạc cần thận trọng khi bón vôi vì nếu bón lượng vôi cao quá sẽ làm cho lượng Ca tích luỹ trong cây tăng lên, sự hút đạm và Kali của cây giảm đi rõ rệt.

Nói chung, vôi là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu khi trồng lạc. Nông dân có câu: “Không lân, không bôi thì thôi trồng lạc” để khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố dinh dưỡng này. Thiếu vôi, vỏ củ lạc sẽ bị giòn, tỷ lệ đậu hoa giảm.
 

Magiê tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây. Thiếu Magiê lá sẽ mất màu xanh và chết khô. Magiê có chức năng vận chuyển lân, và cùng với lần chuyển về hạt. Trồng lạc trên đất cát ven biển và đất bạc màu thường khiến cây thiếu Magiê. Tuy nhiên, các loại phân lân và phân chuồng sẽ là nguồn bổ sung Magiê cho cây. Vì vậy, nếu bón đủ lượng phân lân và phân chuồng thì cây lạc sẽ không bị thiếu Magiê.

Lưu huỳnh có vai trò quan trọng trong việc trao đổi đạm và lân của cây lạc. Bón đủ lưu huỳnh thì cây mới ra nhiều hoa, đậu nhiều củ. Nếu cây lạc thiếu lưu huỳnh sẽ sinh trưởng kém, số lá bị giảm, tán lá có màu xanh nhạt hơn bình thường.

Môlípđen có tác dụng làm tăng hoạt tính của vi khuẩn nốt sần, tăng việc đồng hóa đạm. Sự có mặt của Môlípđen rất cần thiết cho sự cố định đạm của các vi khuẩn nốt sần (làm tăng số lượng và trọng lượng của nốt sần). Ngoài ra, Môlípđen còn có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng của cây và màu sắc của bộ lá.

Nếu có điều kiện, chúng ta có thể cung cấp Môlíp đen cho lạc bằng cách xử lý hạt giống trước khi gieo: Dùng dung dịch Amôn Môlíphát 0,1 . 0,2% trong khoảng 5 - 6 giờ, hoặc phun dung dạch Amôn Mìnhíphát 0,3% lên lá lạc khi lạc bắt đầu ra hoa. Cách làm này có tác dụng làm tăng năng suất lạc đáng kể.

Chất dinh dưỡng Bo giúp cây lạc hình thành bộ rễ, hạn chế nấm bệnh xâm nhập nếu rễ bị đứt. Thiếu Bo sẽ khiến tỷ lệ ra củ giảm, tăng số lượng hạt lép. Có thể cung cấp Bo cho lạc bằng cách phun dung dịch Axit Boric 0,03% lúc cây ra hoa hoặc bón muối Borát (khoảng 10kg/ha).

Đồng làm tăng khả năng quang hợp cho cây, giúp cây chống lại các bệnh như: đốm lá, gỉ sắt... Đồng còn làm tăng chất lượng hạt. Phun dung dịch Boócđô sẽ cung cấp một lượng đồng và vôi cho lạc khiến năng suất của cây tăng lên.

Kẽm có tác dụng như một chất xúc tác và điều tiết quá trình trao đổi chất trong cây.

Sắt giúp cây tổng hợp chất diệp lục. Thiếu sắt cây sẽ yếu, lá non bị úa vàng, cây ít nốt sần và lượng củ thu được cũng sẽ ít. 3. Kỹ thuật trồng lạc.