0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Ứng dụng hóa chất trong keo tụ

Hóa chất dùng để keo tụ

Các hóa chất dùng trong quá trình keo tụ thường là phèn nhôm, phèn sắt, các polyme, được thể hiện trong Bảng

Tên Hóa Chất Liều lượng thường dùng (mg/L) pH thích hợp  Phạm vi áp dụng

Phèn nhôm 

Al2(SO4)3.14H20:AlCl3.6H2O:NaAlO2...

75-250 4,5-7

Keo tụ nước thải có độ kiềm cao, hàm lượng P ổn định
Al2(SO4)3 + 6H20 => 2Al(OH)3 + 3H2SO4

 Phèn sắt 

FeSO4.7H2O: FeCl3; AlFe(SO4)3.nH20; FeClSO4...

35-150 4-7 Nước thải có độ kiềm cao, hàm lượng P thấp và ổn định, có sẵn sắt phế liệu để làm phèn và cho phép hàm lượng sắt cao trong nước thải

FeCl3 + 3H20 => Fe(OH)3 + 3HCl

Cation polyme
 
2-5 Không đổi Trợ keo tụ đối với nước thiếu cation
 Anion polyme 0,25-1 Không đổi Trợ keo tụ đối với nước thiếu anion và làm dai, bền bông cặn trước khi đưa vào lọc
Vôi 150-500 9-11

Làm mất ổn định hệ keo, khử phốtpho trong nước thải có độ kiềm thấp và hàm lượng P dao động nhiều

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 => 2CaCO3 + 2H2O

MgCO3 + Ca(OH)2 => Mg(OH)2 + CaCO3

Cặn tạo độ đục 3-20 Không đổi  Áp dụng khi hàm lượng keo trong nước thải thấp khó tạo bông cặn

Trên thực tế, cần xem xét lựa chọn hóa chất sử dụng cho phù hợp với loại nước cần keo tụ. Trường hợp sử dụng phèn nhôm hoặc phèn sắt cũng cần cân nhắc để lựa chọn cho hợp lý. So sánh một số điểm khác nhau giữa phèn sắt và phèn nhôm cho thấy:

Độ hoà tan: Fe(OH)3 < Al(OH)3;

Tỉ trọng: Fe(OH)3 = 1,5 Al(OH)3;

Keo sắt vẫn lắng khi nước có ít huyền phủ; - Lượng phèn nhôm sử dụng cần gấp 2 - 3 lần lượng phèn sắt;

Phèn sắt có khả năng gây hiện tượng ăn mòn đường ống.