0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ sâu

Câu 50:Hỏi: Triệu chứng ngộ độc nhóm thuốc lân hữu cơ?
Đáp:

- Ngộ độc nhẹ: ăn mất ngon, đau đầu, buồn nôn hay nôn mửa

Ngộ độc tương đối nặng: vã nhiều mồ hôi, chảy nước dãi, đau dạ dày và ruột, bắp thịt và gân hơi bị co rút, co đồng tử mắt.

Ngộ độc nặng: bắp thịt co, hiện tượng có cứng, cử động không điều hòa, bí đại tiểu tiện, co đồng tử, hô hấp khó khăn. Nếu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân co giật toàn thân, rối loạn hô hấp, phù phổi, hôn mê, mất phản xạ, tim ngừng đập và tử

 

Câu 51: Hỏi: Phương pháp cứu chữa khi ngộ độc thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ?

Đáp:

Xử trí ban đầu: Rửa thật sạch bằng nước và xà phòng chỗ da chạm phải thuốc, rửa mặt bằng nước muối 9 phần nghìn trong 15 phút, nếu bị thuốc vào mắt. Gây nôn nếu uống nhầm thuốc chưa gây tổn hại, trầy sướt hệ tiêu hóa. 
 

- Bước tiếp theo: để cho bệnh nhân dễ thở, đặt đầu bệnh nhân thấp và nghiêng về một bên để đờm dãi có thể chảy ra, làm hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân khó thở. Cho uống hoặc tiêm Atropin sulfat (Y bác sĩ thực hiện)

Trong lúc ngộ độc tuyệt đối không nên cho bệnh nhân uống các chất kích thích, sữa và các chất dầu mỡ.

 

Câu 52: Hỏi: Triệu chứng ngộ độc phèn xanh? Triệu chứng ngộ độc thủy ngân hữu cơ?

Đáp: Triệu chứng điển hình khi hít phải hợp chất đồng là bị sốt, nạn nhân run và rất nóng, ra mồ hôi, đau đầu, niêm mạc cuống họng và khí quản bị kích động có cảm giác nóng bỏng, hắt hơi, có khi chảy máu mũi, đau nhức bắp thịt, ho và khạc ra đờm xanh màu lục. Có khi sốt về chiều kéo dài 3 - 4 ngày, có thể chảy nước mắt do mắt bị kích động, có vị ngọt ở miệng, nôn mửa, yếu mệt, chảy nước dãi, đau bụng, chuột rút.

+ Phèn xanh ( sulfat đồng) tan trong nước sẽ cho dung dịch có tính axit, khi chất độc này vào đường tiêu hóa thì nhất thiết phải gây nôn mửa và phải rửa dạ dày bằng dung dịch 0,1% thuốc tím ( Kali permanganat ). Kiêng ăn mỡ, sữa và tất cả thức ăn chua. Để chống mệt, cho uống nước trà đặc và cà phê.

Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc thủy ngân hữu cơ là tiêu chảy, viêm dạ dày. Nếu nặng có thể gây tai biến ở thận. Ngoài ra, còn bị lở loét ngoài da. Cần chú ý là tác hại lên hệ thần kinh gây nhức dầu, xuất hiện triệu chứng màng não, rối loạn cử động, có albumin trong nước tiểu.... Trường hợp nhiễm độc mãn tính đối với những người phải tiếp xúc lâu dài với thủy ngân thì thường bị viêm miệng, hơi thở hôi, lở loét da và run tay. Khi phân tích mẫu tóc sẽ tìm thấy thủy ngân.

Câu 53: Hỏi: Cấp cứu trường hợp ngộ độc thuốc trừ bệnh cây gốc thủy ngân?

Đáp: Nhiễm độc bằng đường tiêu hóa phai tức khắc rửa dạ dày và gây nôn bằng nước lòng trắng trứng ( 3 - 4 lòng trắng trứng trong 0,5 lít nước ), dung dịch 0,5% tanin hoặc than hoạt tính. Sau đó uống nước albumin ( trứng sống đánh vào nước hay sữa ). Có thể dùng thuốc xổ natri sulfat liều 25g.

Câu  54: Hỏi: Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ chuột? Phải làm thế nào khi bị ngộ độc thuốc trừ chuột phosphur kēm?

Đáp: Nạn nhân có cảm giác lo lắng, hồi hộp, khó thở và ho khan ra máu. Nạn nhân rất mệt vì nôn mửa, tiêu chảy, da xanh nhạt, người lạnh, mạch yếu, cơ co rút và có thể tiểu ra albumin. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể chết vì trụy tim mạch và phù phổi.

Hội Cần thiết phải gây nôn. Dùng dung dịch sulfat đồng 0,5 g trong 300 ml nước, cứ 5 - 10 phút cho uống một muỗng canh đến khi nôn ra được. Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím (kali permanganat 20,1 - 0,25% hoặc dung dịch sulfat đồng 0,1%. Kiêng dùng các loại thuốc tẩy dầu, mỡ, sữa.

Câu 55: Hỏi: Xin cho biết phương pháp cấp cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV có tính kiềm?

Đáp: Các chất kiềm làm cháy da, làm nhiễm vào mắt thì làm hư mắt. Khi chất kiềm chạm vào da cần phải cấp tốc rửa da bằng nước lã, bôi dung dịch acid acetic loãng 0,1% hoặc giấm ăn, băng chỗ bị phỏng. Nếu chất kiềm vào mắt phải rửa kỹ mắt bằng nước sạch. Nếu nhiễm độc qua đường tiêu hóa, súc miệng bằng dung dịch 0,2 % acid boric và nếu nạn nhân nôn ra máu thì không được rửa dạ dày để khỏi phải nôn mửa nặng thêm. Khi làm việc phải đeo găng tay cao su và mang kính bảo vệ. Sau khi làm việc phải rửa tay bằng dung dịch acid acetic 0,2 % và rửa lại bằng xà phòng

Câu 56: Hỏi: Vài phương pháp cấp cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV có tính acid?

Đáp: Cũng như chất kiềm, chất acid như acid sulfuric, acid chlorhydric, acid phenic... làm phỏng da nặng. Các hơi acid rất nguy hiểm, chúng tác động mạnh đến các niêm mạc. Ở nồng độ cao, acid sulfuric gây nôn, khạc ra máu, tác hại nặng đến phế quản và phổi. Khi bị acid chạm lên da, nhanh chóng rửa da bằng nước, sau đó bôi dung dịch natri bicarbonat hoặc bột calci carbonat nguyên chất, rồi bằng chỗ da bị tổn thương lại. Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa thì phải cấp tốc rửa dạ dày bằng nước ấm. Nếu có nôn ra máu không được rửa. Sau khi rửa dạ dày, cho uống magie nung, súc miệng bằng dung dịch 0,1% kali permanganat hoặc dung dịch 2% natri bicarbonat.