Trị bệnh cây nhãn
Các loại bệnh hại và cách phòng trị ở cây nhãn
1.Bệnh thối quả do nấm
- Triệu chứng:
+ Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên trái nhãn lúc nhãn sắp già, chín và đặc biệt là trong mùa mưa, nơi có ẩm độ cao thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.
+ Do nấm Phytophthora thường lưu tồn trong đất nên các chùm trái gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa từ đây sẽ là nguồn lây lan cho các chùm trái phía trên và lây lan sang cây khác trong cả vườn.
+ Trái bị bệnh thường bị thối nấu, lan dần từ vùng cuống trái trở xuống, làm trái nứt ra, thịt trái bị thối nhũn, chảy nước có mùi hôi chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Để phòng trị bệnh này nên tỉa bỏ các cành gần mặt đất vì khi trái gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa.
+ Cần lưu ý cắt bỏ và thu gom các trái bị bệnh rơi rụng trong vườn đem tiêu hủy. Phun các loại thuốc như Ridomil, Aliette, các loại thuốc có gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo.
Nên trồng cây trên mô đất cao để giúp thoát nước tốt và tránh được mầm bệnh phát triển và tấn công.
Bón phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma để giảm mầm bệnh trong đất.
2.Bệnh đốm bồ hóng do nấm
- Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1 - 3mm, đen (màu vàng sậm khi đốm bệnh càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Mặt dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.
Nậm bồ hóng thường phát triển nhiều trên các vườn trồng quá dày, tán lá che rợp nhau và ẩm độ không khí cao.
- Biện pháp phòng trừ:
Không nên trồng dây, tỉa bỏ cành vô hiệu khi tạo tán sau thu hoạch giúp cây thoáng. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phòng trị bệnh này như Copper Zinc, Coc-85... với nồng độ 0,2%.
3.Bệnh cháy lá
- Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Dấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám, nhạt. Hơn nữa, giữa lá và phân xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Đặc biệt, trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng.
- Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:
+ Tác nhân gây bệnh này là nấm Pestalotia paraguariensis sinh ra.
+ Nấm hình thành các bào tử hình ống, gồm 5 tế bào giữa lớn và có màu nâu, 2 tế bào ở hai đầu nhỏ, hơi nhọn và không màu, có 2 - 3 sợi lông ngắn ở một đầu. Loại nấm này kí sinh yếu nên thường phát triển và gây hại trên các lá già hay ở các vườn nhãn ít chăm sóc và sinh trưởng kém.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Để phòng trừ loại nấm này thì sau mỗi đợt thu hoạch, người trồng nhãn cần tiến hành cắt tỉa cành, thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh.
+ Thông thường nên tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì sẽ hạn chế được bệnh.
+ Ngoài ra, còn có thể phun phòng trị bệnh bằng thuốc gốc Mancozeb theo liều lượng hợp lí theo chỉ dẫn.
4.Bệnh phấn trắng
- Triệu chứng:
Hoa nhãn bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu. Khi bị bệnh thì vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Còn những quả lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyển sang màu nâu đen và lan dần đến cả quả.
- Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ bệnh này, cần làm vườn thoáng, ánh sáng xuyên qua được tán lá sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh. Mặt khác, có thể phòng trị bệnh bằng cách phun các loại thuốc hóa học như Benomyl, Topsin M, Tilt hay Nustar... với nồng độ hợp lí theo chỉ dẫn.
+ Để phòng ngừa bệnh và phòng trị có hiệu quả có thể phun thuốc vào giai đoạn trước khi trổ hoa.
5.Bệnh thổi bóng
- Triệu chứng:
Bệnh thối bông thường xuất hiện vào lúc hoa nhân đang nở rộ, trên cánh hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi.
Nấm thường tấn công vào lúc có nhiều sương mù hay mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
-Biện pháp phòng trừ:
+ Khi trồng nhãn nên trồng thua giúp cây thoáng, để cho ánh sáng xuyên qua tán cây, làm giảm độ ẩm thì sẽ hạn chế được bệnh.
+ Mặt khác, có thể phòng trị bằng các loại thuốc như Benomyl, Bavistin theo chỉ dẫn vào giai đoạn trước khi hoa nở để phòng bệnh
6.Đốm mốc xanh, mốc rán trên lá nhãn
- Triệu chứng:
Trên lá nhãn thường bị các đốm mốc màu xanh, xám kích thước từ 1 - 3mm, phát triển dày đặc trên mặt lá bên trong, có thể thấy lấm tấm các ổ nấm đen. Các đốm này có thể là do rêu hay địa y gây ra và thường không gây thiệt hại nhiều cho cây.
Ở các vườn nhãn lâu năm còn thấy trên thân cây có những đốm bệnh trắng loang lổ như những đồng tiền. Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho cây nhưng làm cho cây bị suy yếu dần.
- Biện pháp phòng trừ:
Để phòng ngừa hiện tượng trên thì cần tránh trồng dày và tỉa cành cho thông thoáng. Sau đó, phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp phèn - vôi thì sẽ hạn chế các đốm bệnh này.
7.Bệnh thối rễ
-Triệu chứng:
Bệnh thường gây hại ở rễ và ở cổ rễ giáp mặt đất. Trên cổ rễ lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu, sau đó chuyển từ màu nâu đen và lan rộng bao quanh phần vỏ cổ rễ khiến vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phân gỗ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần, nếu cây còn nhỏ thì có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đổ ngã do bộ rễ đã bị hại.
Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh bệnh:
+ Bệnh thối rễ là do nấm Fusarium, hay những nấm đất khác gây ra như Rhizoctonia, Sclerotium.
+ Các nấm này sản sinh ra hai loại bào tử là đại bào tử và tiểu bào tử. Trong đó, đại bào tử có dạng dài, hai đầu nhọn, cũng có dạng cong như lưỡi liềm, không màu, có từ 3 - 4 vách ngăn. Còn tiểu bào tử có hình trứng, không có hoặc có vách ngăn, không màu, nấm phát triển thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ là 30°C.
+ Các bào tử tồn tại rất lâu trong đất, sau đó xâm nhập vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá, ở đất cát cây dễ bị thiệt hại hơn so với đất thịt.
Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp phòng trừ:
+ Để phòng trừ bệnh này, người trồng nhãn cần thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cổ rễ, nếu có dấu hiệu bệnh thì phải dùng thuốc gốc Metalaxyl hay Ridomy) Gold để tưới vào gốc, vụn mủ cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng.
+ Đối với những cây bị bệnh cần đào bỏ hết gốc, rải vôi để sát trùng, sử dụng phân hữu cơ để tăng cường nguồn dinh dưỡng cho cây, giảm tình trạng bệnh.
8. Bệnh đốm rong
- Triệu chứng:
Bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên lá nhất là vào thời gian mưa ẩm, bệnh lan nhanh ở những vườn rậm rạp, không thông thoáng, điều kiện chăm sóc kém.
Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát triển:
+ Nguyên nhân do tảo Cephaleuros virescens gây ra.
+ Đốm bệnh có hình tròn, lúc đầu nhỏ khoảng từ 3 - 5mm, hơi nhô lên trên mặt lá do rong phát triển thành ung mịn, màu hơi vàng. Đốm bệnh tròn có thể phát triển hơn 1cm, khi đó đốm bệnh chuyển sang màu nâu, ở giữa có phần màu vàng nâu (là bào tử của rong).
+ Hơn nữa, mặt dưới của vết bệnh thường chuyển từ màu nâu nhạt đến đậm do mô lá bị hoại, tùy mức độ tấn công của rong. Trên một lá có thể có nhiều đốm làm cho lá bị vàng và rụng sớm.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Để phòng trừ bệnh này thì người trồng nhãn cần trồng cây với mật độ hợp lí, kết hợp với việc tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng sẽ giảm được tình trạng phát sinh bệnh.
+ Ngoài ra, còn có thể phòng trị bệnh đốm rong bằng các loại thuốc gốc đồng Bordeaux, Copper B, Copper zinc, Coc-85,....