0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Tại sao phải pha loãng thuốc bảo vệ thực vật với nước trước khi phun?

Câu 10: Hỏi: Tại sao phải pha loãng thuốc bảo vệ thực vật với nước trước khi phun?

Đáp: Theo cách áp dụng, thuốc bảo vệ thực vật được chia thành hai nhóm chính: Cần pha loãng và không cần pha loãng trước khi phun. Thuốc dạng lỏng hoặc dạng bột thường được vô chai, đóng gói cô đặc nên khi phun cần phải pha loãng với dung môi là nước. Thuốc dạng hạt hoặc dạng cốm thường được chế biến cho tiện sử dụng nên chỉ cần rải hoặc rắc theo hàng trực tiếp trên đồng ruộng.

Câu 11: Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của những vạch màu phía dưới bao bì của nông dược và các biểu tượng? Hiện nay các vạch màu có gì thay đổi?

Đáp:

- Các bằng màu trên nhãn bao bì dùng để cảnh báo tính độc của nông dược

Bảng màu đỏ: rất độc, nhóm I, biểu tượng là hình đầu lâu xương chéo.

Bảng màu vàng: độc cao, nhóm II, biểu tượng là dấu thập đen trên nền trắng.

Bảng màu xanh nước biển: nguy hiểm, nhóm III, biểu tượng là gạch đen không liên tục.

Bảng màu xanh lá cây: Cẩn thận, khá độc

Hiện nay bằng màu xanh lá cây không còn sử dụng nữa, nên chỉ còn lại ba băng màu đỏ, vàng và xanh nước biển trên nhãn bao bì.

 

Câu 12: Hỏi: Xin cho biết các biện pháp kiểm soát cỏ dại?

Đáp: Kiểm soát cỏ dại không bao hàm ý nghĩa tiêu diệt chúng, mục đích chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển vì lợi ích của con người trong một vùng vào một thời điểm cụ thể. Ngày nay khái niệm kiểm soát cỏ dại dần dần được thay thế bởi khái niệm quản lý có tổng hợp bao gồm các biện pháp:

B - Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp trồng trọt: Biện pháp này bao gồm kích thích cây trồng phát triển, nhổ cỏ, luân canh, bỏ hóa mùa hè, thời vụ thích hợp.
 

Biện pháp vật lý: Bao gồm làm cỏ bằng tay và dùng cơ giới.

Biện pháp hóa học: Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế sự phát triển của cỏ.

Biện pháp sinh học: Dùng các loài côn trùng hoặc vi sinh vật có khả năng tiêu diệt được cỏ dại mà không diệt cây trồng.

 

Câu 13:Hỏi: Xin cho biết cách phân nhóm cỏ theo chu kỳ sống?

Đáp: Dựa vào chu kỳ sống người ta chia cỏ dại thành ba nhóm:

Nhóm cỏ hằng niên: có kết thúc chu kỳ sống trong vòng một năm.

Nhóm cỏ nhị niên: có kết thúc chu kỳ sống trong vòng hai năm; năm đầu sinh trưởng dinh dưỡng, năm sau sinh trưởng sinh dục.

Nhóm cỏ đa niên: cỏ có chu kỳ sống trên hai năm, chúng sinh sản bằng hạt và cả bằng đoạn thân, rễ củ, thân ngầm... Thường chúng ra hoa đầu tiên vào năm thứ hai, sau đó ra hoa hàng năm.

 

Câu 14: Hỏi: Tại sao thuốc trừ bệnh cây chứa đồng lại trừ được một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng?

Đáp: Rất xưa, các nhà khoa học vô tình lấy nước nấu sôi trong nội đồng, để nguội tưới lên cây lúa mì, lúa mạch thì trị được bệnh than đen. Các nhà khoa học Pháp phát minh khi dùng dung dịch đồng phối hợp với nước vôi có thể trị được bệnh sương mai trên nho. Chất đồng có thể phá hủy lớp màng tế bào, xuyên thấu vào tế bào chất gây kết tủa các chất trong tế bào và tạo nên hiện tượng teo nguyên sinh, làm đình trệ sự sinh trưởng và phát triển của tế bào.

Câu 15: Hỏi: Làm sao phân biệt côn trùng với các sinh vật khác trên đồng ruộng? Cần lưu ý gì khi áp dụng thuốc phòng trừ các đối tượng này?

Đáp: Côn trùng là các loài động vật không xương sống, thuộc lớp Insecta. Cơ thể chia làm ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.

Mỗi đốt ngực mang một cặp chân, đốt ngực trước và ngực giữa mang hai đôi cánh. Cơ thể và các phụ bộ được phân đốt và bao phủ bởi lớp vỏ kitin. Các loại côn trùng thường gặp như sâu non, bướm, bọ xít, rầy, rệp, ruồi, bọ rầy, cào cào, dế, chuồn chuồn, kiến ... Các loài khác như tuyến trùng, nhện, cua, ốc sên, chuột không có những đặc tính trên nên không phải là côn trùng. Khi mua nên chọn lựa thuốc phòng trừ đúng đối tượng ghi trên nhãn thuốc.

Câu 16: Hỏi: Những nhóm vi sinh vật nào thường gây hại cho cây trồng phổ biến?

Đáp: Có ba nhóm vi sinh vật chính gây hại cho cây trồng: Nấm, vi khuẩn và vi rút.

Nhóm nấm rất đa dạng, gồm rất nhiều loài; chúng gây hại trên hầu hết các cây trồng, có phổ ký chủ rất rộng. Ví dụ nấm Fusarium sp. gây thối rễ trên nhiều loại cây ăn trái, rau màu và bệnh lúa von, lem lép hạt lúa.

Nhóm vi khuẩn có phổ ký chủ gây hại hẹp hơn nhóm nấm, nhưng đặc trưng và chuyên tính trên từng loại cây trồng hơn. Ví dụ vi khuẩn Erwinia sp. gây thối nhũn bắp cải, cải bông, cải bẹ xanh, củ hành, củ gừng...)

Nhóm vi rút có phổ ký chủ rất hẹp, gây hại rất chuyên tính và rất nghiêm trọng trên một số loại cây trồng nhất định. Ví dụ ví rút gây bệnh lùn xoắn lá lúa, vi rút gây khảm đu đủ, vi rút gây xoăn đột bầu bí dưa.

 

Câu 17: Hỏi: Tại sao không nên phối hợp thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ với nhóm thuốc trừ cỏ Propanil ?

Đáp: Thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Propanil là thuốc có tính tiếp xúc, chọn lọc cao dùng để trừ các loại cỏ hoà bản như cỏ lồng vực mà không gây ảnh hưởng gì đến cây lúa. Cây lúa có chứa chất men aryl acylamidase dùng để phân giải chất Propanil thành những chất không độc cho cây lúa mà ở cây cỏ không có được. Thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ có khả năng ngăn trở hoạt động của chất men này có trong cây lúa. Do đó, không nên phối hợp chung thuốc trừ sâu gốc lân với thuốc cỏ này.