0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Tại sao ấn tượng đầu tiên quan trọng

Bạn gặp nàng tại một bữa tiệc và nghĩ rằng hai người đã có cuộc trò chuyện rất vui vẻ. Nhưng khi bạn gửi cho nàng một tin nhắn ngay sau buổi gặp đó, nàng không hề nhắn lại.

Bạn tham dự một buổi phỏng vấn với sự tự tin và ra về với cảm giác rằng bạn sẽ trúng tuyển. Nhưng mặc cho bạn ngóng chờ điện thoại từ nhà tuyển dụng, chẳng hề có cuộc gọi đến nào cả.

Bạn gặp một anh chàng tại một bữa tiệc và cảm thấy rằng hai người có nhiều điểm chung hứa hẹn một tình bạn tốt. Nhưng đến cuối bữa tiệc, bạn chẳng hề nắm được tí thông tin nào về anh ta cả.

Những tình huống như vậy đã từng xảy ra với bạn chưa? Về phần mình, bạn cảm thấy như thể sự tương tác giữa hai người diễn ra tốt đẹp nhưng đối phương lại không hề thấy vậy. Thật chán nản và khó hiểu.


Hoặc có lẽ, bạn hiếm khi thực sự thấy mình có khả năng giao tiếp tốt với người mới từ lần gặp đầu. Bạn thường thấy ngượng khi gặp họ và do đó, chẳng có gì đặc biệt bất ngờ khi họ không hứng thú để tìm hiểu nhiều hơn về bạn.


Dù trong hoàn cảnh nào thì vấn đề có lẽ liên quan đến ấn tượng đầu tiên bạn thể hiện với những người khác. 


Từ nhân viên thu ngân cho tới các bậc phụ huynh ở trường, mỗi ngày bạn gặp biết bao nhiêu người lần đầu và nó xảy ra thường xuyên đến nỗi bạn không hề nhận ra điều đó. Nhưng mỗi tương tác này đều đi kèm với một cơ hội và một khả năng - mỗi người bạn gặp đều có thể là một người bạn mới, bạn đời hoặc khách hàng.


Liệu rằng những khả năng này có biến thành thứ gì đó hay không thường phụ thuộc vào ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra - vào liệu rằng bạn có thể tạo ra một kết nối và truyền cảm hứng để đối phương cũng muốn biết về bạn nhiều hơn nữa.


Bạn có muốn biết bạn xuất hiện trước người khác như thế nào, bạn thực sự trông ra sao và hai thực tế này đồng bộ với nhau thế nào không?


Bạn có lẽ chưa từng nghĩ quá nhiều về ấn tượng đầu tiên của mình. Có lẽ bạn nghĩ rằng thay đổi chính bạn nghĩa là hành xử một cách giả tạo hoặc rằng phán xét ai đó lần đầu gặp dù sao đi nữa cũng là không phù hợp và hời hợt.


Không cái nào trong số trên là đúng cả.


Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng làm rõ một vài nhận thức sai lầm về ấn tượng đầu tiên, và thảo luận về việc tại sao chinh phục nghệ thuật tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu không chỉ quan trọng với sự lãng mạn, thành công trong công việc và xã hội mà còn thực sự giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn với người khác.


Cả cuộc đời, bạn đã nghe rằng những ấn tượng đầu tiên quan trọng, và rằng bạn không bao giờ có được cơ hội thứ hai để làm điều đó.


Nhưng rất ít người nhận ra câu châm ngôn này đúng như thế nào.


Khi bạn gặp một người mới, não của họ sẽ hình thành nên ấn tượng đầu tiên về bạn chỉ trong 1/20 giây! Trong vòng 10 giây, bộ não sẽ xử lý 10 nghìn hình ảnh, lời nói và các cử chỉ tiếp xúc để phân định bạn là ai, bạn giống cái gì và liệu rằng họ có muốn biết về bạn nhiều hơn hay không. Những tín hiệu này được phân tích chi tiết hơn ở các trung khu cảm xúc chính của bộ não vốn ngay lập tức tạo ra một đánh giá cảm tính - một linh cảm cho thấy liệu bạn là một mối đe dọa tiềm năng hay là một người tốt.


Điều này có nghĩa mọi người đã quyết định được bạn là người như thế nào trước khi bạn nói bất cứ điều gì để giới thiệu về mình.

Ấn tượng đầu tiên không chỉ tồn tại trong chớp mắt mà nó còn kéo dài mãi một cách đáng kinh ngạc. Vì điều được gọi là “tác động đầu tiên” (primacy effect), mọi người có xu hướng coi những thông tin đầu tiên họ biết về ai đó quan trọng hơn thông tin họ tìm hiểu sau đó. Ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra sẽ hình thành nên một loại bộ lọc hoặc ống kính mà một người mới, do đó, sẽ nhìn thấy bạn, tiến về phía trước, họ sẽ tìm hiểu các hành vi củng cố cho kết luận của họ trong khi phần lớn đều phớt lờ những thứ trái ngược với những gì họ biết. Một khi đã tạo được ấn tượng đầu tiên ăn sâu vào tâm trí của họ thì sự phát triển của mối quan hệ có xu hướng sẽ đi theo nền tảng đó, tác động tới tất cả những suy nghĩ về bạn sau này.


Điều này có nghĩa là một cuộc hẹn hoặc một buổi phỏng vấn có thể sẽ quyết định liệu rằng họ có thích bạn trong vài phút đầu tiên của buổi gặp và sau đó, dành cả buổi hẹn/phỏng vấn đơn giản chỉ để xác nhận lại quyết định của họ. Thực tế, nghiên cứu nhận ra rằng phải mất 6 tháng liên lạc thường xuyên với một người để thay đổi ấn tượng đầu tiên và điều chỉnh ống kính về thứ họ nhìn thấy ở bạn. Còn đáng suy nghĩ hơn khi bạn nhận ra rằng một vài trường hợp bạn buộc phải gặp họ lại một lần nữa (chẳng hạn như nơi làm việc), những người bạn mới này thậm chí còn không có một cơ hội để gặp nhau. Sẽ ổn hơn nếu mọi người áp dụng “Quy tắc gặp gỡ thứ ba”, nhưng trong đa phần các trường hợp, nếu bạn không tạo một kết nối với một người ngay từ lần đầu thì không có khả năng bạn sẽ có một cơ hội khác để làm vậy.


Quả thật, ở thời đại này khi công nghệ có thể thả tất cả cá ra biển chỉ với một cú vuốt nhẹ thì thực tế rằng bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên không thể đúng hơn được nữa.


Sự chính xác đến ngạc nhiên của ấn tượng đầu tiên

Có vẻ không công bằng khi mọi người hình thành nên một đánh giá chắc chắn về bạn trong một thời gian ngắn và nghĩ rằng những ấn tượng chóng vánh đó có thể sai lầm.


Tuy nhiên, hàng ngàn nghiên cứu chỉ ra rằng những ấn tượng đầu tiên thực sự chính xác trong việc phán đoán tính cách thật và các khả năng của một người. Nó chỉ ra rằng bạn có thể thực sự đánh giá một cuốn sách chỉ bằng bìa của nó. 


Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết về việc di truyền có thể đã tiến hóa để thể hiện tính cách của chúng ta thông qua nét mặt. Nghĩa là nếu diễn tả các biểu cảm lặp đi lặp lại thì mọi người có thể dễ dàng phán đoán được “bộ mặt thật” của bạn. Chẳng hạn, người có gương mặt hiền lành thường là người tử tế, còn người có khuôn mặt khó ưa thường thô lỗ. Thêm vào đó, ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng. Cách chúng ta đứng, đi, ngồi, cử chỉ sẽ nói nhiều về con người thật. Từ đó cho thấy ấn tượng đầu tiên sau cùng không phải là thứ gì đó siêu nhiên và việc thay đổi một người bắt đầu không phải với các hành vi bên ngoài mà là các giá trị bên trong.

Nền tảng của ấn tượng đầu tiên bắt đầu từ bên trong

Có rất nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu xã hội về các phẩm chất mà mọi người sử dụng để đánh giá một người mới quen. Thường, họ kỳ vọng ở “người mới đó” sự ấm áp, tự tin, đáng tin cậy, tử tế, hấp dẫn, luôn khiến họ cảm thấy thoải mái, thú vị và được trân trọng.


Về cơ bản, ai cũng thích những người mang lại lợi ích cho mình thay vì trở thành gánh nặng. Mọi người bị hấp dẫn bởi những người có thứ gì đó “cho họ” - không chỉ tiền bạc mà còn nhiều thứ khác.


Các tác giả của cuốn “Những ấn tượng đầu tiên” (First Impressions) giải thích rằng mọi người thường tìm kiếm những người xuất hiện với 4 “quà tặng”: sự đánh giá cao, trân trọng, kết nối và khai sáng. Những người mà có thể khiến họ cảm thấy được hiểu, có giá trị và cởi mở với các góc nhìn và thông tin mới; những người mà có thể khiến họ cảm thấy hài lòng về chính mình và làm giàu cho đời sống của họ.


Mặt khác, mọi người sẽ có xu hướng tránh những người nhàm chán, trống rỗng, tự ti, chỉ biết đến mình và thích đòi hỏi; những người có thể gây tổn hại tới họ và không muốn cho, chỉ muốn nhận. 


Điều này có vẻ lạnh lùng nhưng bạn bị thu hút bởi kiểu người nào? Người sẽ làm phong phú cuộc đời bạn và giúp đỡ bạn tiến gần mục tiêu hay những người mà sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên tồi tệ và lạc hướng? Hiển nhiên, mọi người sẽ tìm kiếm “các liên minh” mà có thể hỗ trợ và khai sáng cho chuyến hành trình của bạn.


Gần như không thể tạo ra những phẩm chất được yêu cầu như ấm áp, thông tuệ và thành thật; chỉ có rất ít người hấp dẫn mới có thể làm điều đó, nhưng thường người bị họ đánh lừa sau này sẽ nói: “tôi có thể nói ngay từ đầu là có điều gì đó không ổn về anh ta nhưng tôi đã lờ đi cảm giác đó”. Cũng rất khó để giả vờ thích người khác nếu bạn không thật sự muốn tìm hiểu về họ. Sự tự tin một cách giả tạo cũng có thể bị phát hiện dễ dàng. 


Tính cách của bạn thể hiện rất rõ ra bên ngoài; dù cho bạn không nhận ra, người khác vẫn có thể cảm nhận được nó ngay khi bạn bước vào phòng.


Thế nên, nếu muốn cải thiện ấn tượng thể hiện ra bên ngoài một cách nghiêm túc thì bạn phải bắt đầu bằng cách định hình những giá trị bên trong. Cải thiện tính cách. Mở rộng tâm trí. Phát triển sự thấu cảm lớn hơn và giành lấy sự tự tin thông qua khả năng của bạn. 


Nếu từng ngạc nhiên trước sự thay đổi trong cách ứng xử và biểu cảm của một người bạn khi anh ấy/cô ấy ở trong một hoàn cảnh rất tệ so với khi ở trong một hoàn cảnh rất tốt, bạn sẽ hiểu được sự thay đổi bên trong có thể thay đổi vẻ bề ngoài của họ như thế nào. 


Và khả năng sự thay đổi tích cực có thể xảy ra cao đến đâu. 


Nâng cao năng lực và cho người khác biết được khả năng tốt nhất của bạn

Mặc dù nền tảng của ấn tượng đầu tiên tích cực nằm ở bên trong nhưng điều này không có nghĩa các hành vi bên ngoài không có tác động lớn tới cách mà người khác nhìn nhận bạn.  Những “hình thức” bên ngoài của ấn tượng đầu tiên - điều bạn nói (trong cuộc trò chuyện) và cách bạn cư xử (ngôn ngữ cơ thể) - cũng cực kỳ quan trọng. 


Có thể bạn có nhân cách tốt và ấm áp nhưng cách bạn cư xử và nói chuyện lại tạo ra rào cản ngăn mọi người tiếp cận và đánh giá cao những phẩm chất này. 


Không chỉ thông tin mọi người nhận được khi gặp bạn lần đầu có trọng lượng hơn những thông tin họ thu được sau này mà những thông tin tiêu cực ban đầu còn nổi bật hơn. Một hành động hoặc lời nói không hay có thể xóa nhòa đi những hành vi tích cực khác, và tạo ra một ấn tượng kém tốt đẹp vốn phải mất vài tháng mới có thể làm phai nhạt (nếu bạn có cơ hội đó).


Không chỉ có hành động hoàn toàn xấu mới có thể phá hỏng ấn tượng đầu tiên của bạn; có những tính cách và cách tiếp cận khi nói chuyện, mà nếu không dễ chịu sẽ ngăn cản những phẩm chất tốt nhất của bạn có cơ hội thể hiện và tỏa sáng. 


Chẳng hạn, bạn có lẽ là một người cởi mở và thích khám phá mọi người nhưng nếu không học được cách đặt các câu hỏi hay thì bạn sẽ không bao giờ được công nhận là người như vậy. 


Hoặc có thể bạn là người tốt nhưng nếu không cười nhiều hoặc có xu hướng ngả người ra sau và khoanh tay thì mọi người sẽ không có cơ hội khám phá tính cách ấm áp của bạn và thay vào đó, sẽ nghĩ bạn là người lạnh lùng và khó gần. 


Do vậy, việc thành thạo những cách thức tạo ấn tượng đầu tiên tích cực không phải là che giấu bản chất thật hay cố trở thành người khác. Mục tiêu của việc cải thiện chiến lược giao tiếp và ngôn ngữ cơ thể chẳng qua là nhằm làm cho những hành vi bên ngoài phù hợp và củng cố cho con người bên trong bạn, thay vì đối nghịch với nó. Nhờ đó, bạn sẽ thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của mình và cho người khác cơ hội tiếp cận với chúng. 


Phương thức này có thể chỉ là bề nổi nhưng nó sẽ thu hút mọi người và thúc đẩy họ “tìm hiểu” thêm về bạn. 


Kết luận

Mặc dù quan tâm đến ấn tượng đầu tiên thường bị xem là nông cạn, hoặc là thứ gì đó khiến bạn không thật lòng với chính mình, nhưng hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng thực sự của nó. Ấn tượng đầu tiên không chỉ diễn ra nhanh chóng, khó thay đổi, mà chính xác hơn, nó phần lớn còn dựa trên con người thật của bạn. 


Cải thiện ấn tượng đầu tiên không có nghĩa là giả tạo, mà là cải thiện bản ngã bên trong của bạn, sau đó, học cách thể hiện con người thật của mình ra bên ngoài - cách ngừng cản trở chính mình thể hiện bản chất thật khi cư xử theo hướng khiến người khác hiểu lầm về cảm xúc và giá trị của bạn. 


Việc thành thạo về nghệ thuật tạo ấn tượng đầu tiên mang lại cảm giác thỏa mãn ở chỗ nó cho bạn nắm quyền kiểm soát các tương tác của mình - cho bạn được nhìn nhận theo cách bạn muốn. Bạn sẽ có quyền thay đổi cách họ phản ứng với mình và hài lòng hơn với những tương tác hàng ngày. 


Việc thành thạo về nghệ thuật tạo ấn tượng đầu tiên mang lại cảm giác thỏa mãn ở chỗ nó cho bạn nắm quyền kiểm soát các tương tác của mình - cho bạn được nhìn nhận theo cách bạn muốn. Bạn sẽ có quyền thay đổi cách họ phản ứng với mình và hài lòng hơn với những tương tác hàng ngày. 


Điều đó không có nghĩa là bạn có thể hoàn toàn kiểm soát kết quả của các cuộc gặp gỡ. Ngay cả khi tạo được ấn tượng đầu tốt đẹp, đôi khi bạn vẫn không hợp với người khác. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Bạn không phải dành cho tất cả mọi người, và mọi người đều thế. Nhưng khi đã biết cách thể hiện tốt nhất và truyền tải chính xác tính cách của mình, bạn sẽ không phải lo lắng liệu kết nối thất bại là do vấn đề hợp nhau hay đơn giản là bạn đã không thể hiện tốt. Bạn sẽ không phải tự hỏi “sẽ thế nào nếu...”. Bạn sẽ chắc chắn rằng bạn và người đó chỉ là không hợp nhau mà thôi. 


Sources:

First Impressions by Ann Demarais and Valerie White

Snap: Making the Most of First Impressions, Body Language, and Charisma by Patti Wood