0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Sơ lược sâu bệnh hại tiêu

SÂU BỆNH HẠI TIÊU

Cây tiêu tuy thận yếu, nhánh nhỏ, trồng vài ba cây mà cành lá ôm gọn quanh một cái nọc nhỏ để sống, thế mà đời sống của nó lại thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công từ gốc đến ngọn, từ rễ đến lá, lẫn hoa trái.

Gặp bệnh nhẹ thì cây tiều tụy, lá úa, dù sống cũng tăng trưởng chậm. Còn bệnh nặng thì trái rụng, cây bị chết hàng loạt, nếu để bệnh lây lan, gây thiệt hại nặng, vì vậy việc phòng ngừa và chống sâu bệnh là việc nhà vườn lúc nào cũng quan tâm. Trong trường hợp để các loài dịch hại xâm nhập phá hoại vườn tiêu thì sự tốn kém công sức và tiền bạc để trị không phải là con số nhỏ.

Cách phòng ngừa tốt nhất như phần trên chúng tôi đã có dịp trình bày, là phải diệt tận các tuyến trùng cùng các mầm sâu bệnh khác ngay từ đầu, tức là lúc cày bừa cuốc xới đất trồng. Đây là cách phòng ngừa dịch bệnh cho vườn tiêu trong tương lai dễ nhất và hữu hiệu nhất.

Ngay từ đầu, đất trồng phải được cày ải, cày lật rồi bừa kỹ, cuốc xới nhiều lần cho đất tơi xốp. Sau đó phơi ra nắng nhiều ngày thậm chí nhiều tuần để cho đất được “hả hơi”, các khí độc trong đất có dịp phân giải hết, đồng thời phun, xịt, rắc thuốc sát trùng vào đất để các loại sâu, vùng, các bào tử nấm, bào tử vi khuẩn, tuyến trùng hại cây bị tiêu diệt sạch. Như vậy, mảnh đất không còn mầm mống dịch hại ẩn chứa bên trong để phá hại vườn tiêu nữa.

 

Sau đây là một số bệnh mà vườn tiêu thường gặp:

Bệnh vằn lá: Bệnh do tuyến trùng Xiphinena gây ra, mới nhìn qua tưởng giống như bệnh sâu vẽ bùa của các loại cam, bưởi. Ở đây, các lá non của tiêu cũng bị quăn, vặn vẹo, mặt lá nổi lên những đường gân xanh đậm nhạt ngoằn ngoèo. Thường hỗ trong vườn có một đôi cây bị bệnh này thì dễ lây lan sang những cây khác y như một thứ dịch bệnh nguy hiểm vậy. Phải xịt thuốc trừ sâu khi phát giác một cây bị bệnh, hoặc tốt hơn là nhổ bỏ cây ấy đi và đem ra xa vườn đốt bỏ.

Bệnh rầy làm hại bông: Khi tiêu bắt đầu trổ bông, thường bị rầy phá hại bằng cách đục phá khiến bông không thụ tinh được, héo dần rồi rơi rụng. Cần phải phun thuốc xịt rầy kịp lúc nếu không thì vườn tiểu chỉ đạt được năng suất thấp. Có thể dùng thuốc Dipterex để diệt loại cây này.

Bệnh thối rễ: Do bị các loài nấm Pythium, Fusarium làm hại bộ rễ nên cây tiêu mới bị héo úa, nếu không tìm cách chữa trị kịp thời thì các lá sẽ rụng dần, dẫn đến cây cũng bị chết.

Nhổ một cây bệnh lên quan sát ta sẽ thấy một phần hay toàn bộ rễ tiêu bị thối, do đó không còn khả năng hút chất bổ dưỡng trong đất để nuôi cây. Với những cây bị nấm hại nặng, ta nên nhổ bỏ, đồng thời cuốc xới khoảng đất đó lên, khử bằng thuốc xanh malachite, rồi phơi đất một thời gian để tiêu diệt mầm bệnh, sau đó trồng cây khác giặm vào.

Bệnh bướu rễ: Bệnh này là do tuyến trùng nội và ngoại ký sinh gây ra và cùng tấn công vào bộ rễ của cây tiêu: chúng tìm các rễ non để hút các chất dinh dưỡng đồng thời còn truyền virus cho cây, khiến cây bị suy yếu dần rồi chết. Cây bị bệnh bướu rễ dù sống được cũng suy yếu, vì không còn khả năng hút thức ăn để nuôi dưỡng cây trái. Đối với những gốc bị bệnh bướu rễ nhẹ thì nên dùng thuốc Mocap hoặc Furadan để trị, đồng thời tăng cường phân bón vào gốc để giúp cây đủ sức đề kháng với bệnh này.

 => Tóm lại, với kinh nghiệm của người trồng tiêu lâu năm thì việc cải tạo đất đến nơi đến chốn ngay từ khi bắt tay lập vườn trồng tiêu là cách phòng ngừa mọi tật bệnh cho cây vừa hữu hiệu vừa rẻ tiên nhất. Hiện nay dù thuốc sát trùng trị bệnh cho cây trồng không hiếm, nhưng giá thường đắt, nhưng một khi cây đã bị dịch bệnh làm hại thì can thiệp bằng thuốc sát trùng cũng chỉ được coi là biện pháp... chống đỡ mà thôi!