0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Sâu bệnh hại cây điều

SÂU BÊNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

 SÂU HẠI

1. Bọ xít muỗi đỏ: Helopeltis antonii

Là loài sâu hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng điều ở nước ta.

a) Nhận dạng

- Bộ trưởng thành có màu nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng

- Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu trắng trong. Ấu trùng không có cánh, mình thon dài, đuôi nhọn màu hồng nhạt.
 

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bộ trưởng thành hoạt động sáng sớm hoặc chiều mát, ngày âm u ít nắng hoạt động cả ngày. Muỗi cái đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm 3-4 trứng trên ngọn hoặc lá non. Trứng đẻ sâu trong cây để lộ ra các sợi lông dài. Một con cái đẻ 30-50 trứng, mỗi lần đẻ khoảng 10 trứng.

Thường xuất hiện lúc cây ra cành non, nụ bông và tập trung cao nhất lúc cây trổ bông. Trưởng thành và ấu trùng dùng vòi chích hút nhựa ở lá non, chồi non, hoa, trái và hạt non. Các vết chích chảy nhựa màu trắng trong, sau tạo thành những chấm màu đen. Nhiều vết chích liên kết lại với nhau tạo thành vết sẹo, nếu bị nặng thì chồi và chùm hoa có thể chết khô, lá bị xoăn biến dạng. Hạt non bị chích trên vỏ có các đốm vảy màu nâu đen, rụng sớm hoặc giảm kích thước và phẩm chất. Nguy hại hơn nữa là các vết chích của bọ xít muỗi là nơi xâm nhập gây hại của một số loài nấm như Gleosporium sp, Colletotrichum sp, Phomospsis sp.

c) Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh vườn điều, dọn sạch cỏ dại, hun khói vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Dùng chế phẩm nấm đối khắng Trichoderma

Phun thuốc vào lúc cành non phát triển nhiều (tháng 10 dương lịch), lúc cây bắt đầu ra bông (tháng 12) và lúc trái non ra rộ (tháng 23). Nếu mật độ bọ xít cao nên phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Các loại thuốc trừ sâu như Dibamerin 10EC, Cyperan 10EC, Karate 2.5EC, Tiper 25EC, Phironin 50SC, Permecide đều có hiệu quả trừ bọ xít muỗi. Ngoài cây điều bọ xít muỗi còn gây hại trên cây chè, ca cao, thầu dầu. Vì vậy nếu chung quanh vườn điều có trồng các loại cây trên thì phải phòng chống đồng thời để tiêu diệt đồng loạt, nhất là khi có dịch bọ xít muỗi. 50EC ...

2. Sâu đục ngọn (vòi voi đục thân)

a) Nhận dạng

- Trưởng thành dài 10-12mm, màu nâu đen, trên cánh cứng có nhiều chấm lõm nhỏ, đầu nhỏ và kéo dài về phía trước.

Trứng hình bầu dục, dài 1mm, màu trắng sữa. Sâu non màu trắng ngà, đầu màu nâu.

- Nhộng trần có mầm vòi rõ, màu trắng ngà.
 

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bộ trưởng thành chậm chạp, ít bay, có tính giả chết khi bị động. Bọ dùng vòi đục vào nõn non để đẻ trứng vào đó, sâu non nở ra đục sâu vào nõn, đùn phân ra cửa lỗ đục. Ngọn bị sâu đục khô héo.

Sâu phát sinh quanh năm trên vườn điều, gây hại nhiều vào thời kỳ cây ra nõn nhiều.

c) Biện pháp phòng trừ

Cắt bỏ các chồi bị hại, tập trung tiêu hủy để diệt sâu non và nhộng.

- Khi cây điều ra đạt nhiều hoặc phát hiện có sâu non thì phun thuốc Sherbush 25ND, Tungmectin 1.9EC. Dùng chế phẩm nấm đối khắng Trichoderma

3. Xén tóc nâu: Plocaederus obesus

a) Nhận dạng

Trưởng thành là loài cánh cứng, thân dài 35-45mm, màu nâu đen, bao phủ lớp lông nhung mịn. Râu dài hơn thân, cong về phía sau. Trứng hình bầu dục, dài 5mm, màu trắng ngà.
Sâu non mới nở màu trắng ngà, đầu màu nâu. Nhộng trần màu nâu vàng, dài 45mm.

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Trưởng thành hoạt động ban ngày, ít bay. Trứng đẻ rải rác trên vỏ thân và cành cây, thường ở các kẽ nứt của vỏ. Sâu non mới nở đục vào phần vỏ mềm ăn mô vỏ, lớn lên sâu đục vào phần gỗ bên trong tạo thành đường hầm nhiều ngõ ngách. Nhựa cây cùng với phân mùn của sâu đùn ra từ lỗ đục. Một cây có thể bị nhiều sâu non gây hại. Sâu non sống và phá hại trong thân tới 6-7 tháng, khi lớn sâu đục ra phần vỏ cây hóa nhộng.

Sâu đục trong thân, cành và cả rễ làm cây sinh trưởng kém, lá vàng úa, cành bị khô chết. Cây còn nhỏ bị hại có thể chết.

c) Biện pháp phòng trừ

- Do sâu đục bên trong thân và rễ cây nên rất khó trị, cần chú ý phát hiện sâu ngay lúc mới đục ở phần vỏ, bóc chỗ vỏ có sâu đục để diệt sâu. Nếu thấy trên thân chảy mủ màu trắng, gạt lớp mủ sẽ thấy lỗ sâu đục, dùng dây kẽm moi theo đường đục để diệt sâu hoặc trộn thuốc trừ sâu với đất sét trét vào lỗ đục. Bắt nhộng, sâu non và trứng bằng tay cũng hạn chế được thiệt hại do xén tóc.

Quét vôi lên gốc thân từ 1 m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng 12 dương lịch) để phòng sâu đục thân đẻ trứng gây hại.

4. Bọ trĩ

a) Nhận dạng

Bộ trưởng thành rất nhỏ, dài 1 - 1,5mm. cơ thể hẹp, đuôi nhọn, màu nâu hoặc đen, cánh dạng sợi, chung quanh có nhiều lông tơ. Bọ non hình dạng giống trưởng thành, không cánh, màu trắng sữa hoặc vàng nhạt.

Phát hiện bọ trĩ bằng cách rũ chùm bông điều lên trên một tờ giấy trắng, nếu có bọ trĩ sẽ rơi xuống tờ giấy và di chuyển rất nhanh.

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bọ trĩ xuất hiện khi cây điều ra bông, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá. Cả ấu trùng và trưởng thành tập trung ở mặt dưới lá, trên chùm bông, chích hút nhựa cây làm lá biến màu và nhăn, bông điều bị cháy khô có màu nâu vàng, rụng nhiều.
 

-Thiệt hại do bọ trĩ thường đi đôi với thiết hại do bệnh thán thư, cần phân biệt kỹ để có biện pháp phòng trị đạt hiệu quả.

Trên những vườn điều ra bông muộn thường bị gây hại nặng. Nhất là vườn điều xả nhị sau Tết nguyên đán. c) Biện pháp phòng trừ

- Chăm sóc cây.

- Có thể xử lý các loại thuốc trừ sâu như đối với bọ xít muỗi. Phun trước khi điều xả nhị.

5. Nhóm sâu gây hại lá

Gồm rất nhiều loài: sâu róm đỏ, sâu đục nõn, sâu bao, châu chấu xanh và sâu đục lá còn gọi là sâu phỏng lá, thường xuất hiện sau mùa thu hoạch và mùa mưa, gây thiệt hại trên lá non và cây con trong vườn ươm.

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn điều, dọn sạch cỏ dại.

Phun khi thấy mật độ dịch hại tăng cao. Có thể dùng các loại thuốc như phun trừ bọ xít muỗi.