Phương Pháp Sinh Sản Nhân Tạo Cá Tra Cá Basa
PHƯƠNG PHÁP SINH SẢN NHÂN TẠO
A. MÙA VỤ SINH SẢN
Cá bố mẹ khi được nuôi vỗ đến tuổi thuần thục thì tiến hành chọn lựa và cho sinh sản nhân tạo.
Đối với cá tra nuôi vỗ trong bè ở các tỉnh miền Nam, mùa đẻ trứng bắt đầu từ khoảng tháng 2 - 3 trở đi và kéo dài đến khoảng tháng 10. Sau khi đẻ lần đầu được 1 - 2 tháng, cá có thể tái thuần thục trở lại và để tiếp lần thứ hai. Mỗi năm cá tái thuần thục từ 1 - 2 lần.
Đối với cá basa nuôi vỗ trong bè, mùa thuần thục và cho đẻ nhân tạo bắt đầu từ cuối tháng 2 và kéo dài đến tháng 7. Sau khi đẻ lần đầu tiên, cá tái thuần thục và để lại sau 2 - 3 tháng.
B. CHUẨN BỊ BỂ ĐẺ NHÂN TẠO
I. Bể cá đẻ
Cá bố mẹ sau khi tiêm kích dục tố thì cho ngay vào bể đẻ. Bể để có thể thiết kế theo mẫu bể của Trung Quốc: bể xây bằng ximăng có dạng hình trụ, đường kính khoảng 3-5m, cao khoảng 2 - 3m; nước chảy vào bể phun theo đường tiếp tuyến, tạo dòng nước chảy vòng tròn liên tục. Ngoài ra, nhiều người còn dùng bể xi composite, bể ximăng hình vuông hay hình chữ nhật.
II. Bể ấp trứng
Có thể dùng bể ximăng, hình vuông hoặc hình chữ nhật, để ấp trứng cá tra và cá basa. Loại bể này thường dùng để ấp trứng không khử dính. Bể phải có hệ thống sục khí để tạo dòng nước lưu thông.
Để ấp trứng đã được khử dính, người ta thường dùng bình vây (Weis) bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa (thể tích từ 5 - 20 lít) hoặc dùng bể composite, bể nhựa tròn với thể tích từ 600 - 1000 lít.
Trong quá trình ấp trứng, cần phải sục khí liên tục cho bể ấp để tạo ra dòng nước lưu thông. Nhiệt độ nước thích hợp cho cá tra và cá basa đẻ và ấp trứng nằm trong giới hạn từ 28 – 30°C.
C. CHỌN CÁ BỐ MẸ
Phải kiểm tra cá bố mẹ thật kỹ để tuyển chọn những con có khả năng sinh sản tốt. Trong những con đã đánh dấu thuần thục ở lần kiểm tra trước, chọn những con có bụng to và mềm, khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn để kiểm tra mức độ thuần thục. Tốt nhất nên ngưng cho cá ăn một ngày trước khi kiểm tra.
-Cách kiểm tra: Đối với cá đực, khi vuốt nhẹ hai bên lườn bụng xuống gần hậu môn sẽ thấy tinh dịch (sẹ) có màu trắng sữa chảy ra. Nên chọn những con có tinh dịch đặc.
Đối với cá cái, dùng que thăm trúng lấy ra một ít trứng để đánh giá mức độ thuần thục của chúng. Với cá tra, nên chọn những con có hạt trứng đều, rời, căng tròn, có màu vàng nhạt hay trắng sữa; khi quan sát trứng dưới kính lúp thấy mạch máu còn ít hoặc đã bị đứt đoạn; khoảng trên 70% số trứng đã phân cực và có đường kính hạt trứng từ 0,9mm trở lên. Với cá basa, cũng chọn những con có hạt trứng đều, rời, ít mạch máu; số lượng trứng đã phân cực chiếm khoảng 70% và đường kính hạt trứng nhỏ nhất là 1,4mm.
D. TIÊM KÍCH DỤC TỐ
I. Các loại kích dục tố thường sử dụng
Cá tra và cá basa sống trong môi trường nuôi nhất không thể tự rụng trứng và đẻ tự nhiên được. Do đó, phải cho cá rụng trứng và đẻ bằng phương pháp nhân tạo, nghĩa là phải tiêm kích dục tố cho cá đực lẫn cá cái để kích thích quá trình rụng trứng, sau đó dùng biện pháp vuốt trứng để lấy trứng từ bụng cá cái và trộn với tinh dịch của cá đực rồi cho thụ tinh nhân tạo.
Hiện nay, biện pháp tiêm kích dục tố để kích thích cá đẻ trứng được áp dụng cho hầu hết các loài cá nuôi. Các loại kích dục tố được sử dụng phổ biến cho cá tra và cá basa bao gồm:
1. HCG (Human Chorionic Gonadotropin): Đây là một loại hormone sinh dục có nguồn gốc từ động vật. Loại này được sử dụng trong việc kích thích sinh sản ở động vật, có tác dụng chuyển hóa buồng trứng và gây rụng trứng. Thuốc được đựng trong lọ thủy tinh 5.000 UI hoặc 10.000 UI (UI là đơn vị quốc tế, viết tắt của chữ Unit International). Cách dùng thuốc: pha thuốc với nước cất hoặc nước muối sinh lý rồi tiêm cho các
2. LH - RHA (Luteinizing Hormone - Releasing Hormone Analog): Đây là hormone tổng hợp, được sử dụng rộng rãi cho cá và động vật. Thuốc sản xuất tại nhiều nước khác nhau, được đựng trong lọ 200, 500, 1000 microgam. LH - RHA có tác dụng chuyển hóa buồng trứng và kích thích gây rụng trứng. Cách dùng thuốc: nên dùng kèm thêm hoạt chất Domperidone (DOM).
3. Não thùy của một số loài cá (cá chép, cá mè trắng, cá trôi...): Các loại kích dục tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp nhiều loại để tăng hiệu ứng. Nếu dùng kết hợp, chỉ nên dùng ở liều quyết định và phải chọn một loại chính.
II. Phương pháp tiêm thuốc
Sau khi đã chọn được cá bố mẹ, tiến hành tiêm kích dục tố cho cá. Phương pháp tiêm thường sử dụng nhất là tiêm nhiều liều sơ bộ và một liều quyết định.
1. Liều sơ bộ và liều quyết định
- Đối với cá cái, tiêm từ 2 - 4 liều sơ bộ và 1 liều quyết định. Trong đó liều sơ bộ thường dùng kích dục tố ở dạng đơn (không kết hợp), còn với liều quyết định thì có thể kết hợp các loại kích dục tố với nhau. Còn đối với cá đực, chỉ tiêm 1 liều quyết định cùng thời điểm với liều quyết định của cá cái. Liều cho cá đực bằng 20 - 25% liều quyết định của cá cái.
Giữa 2 lần tiêm sơ bộ phải cách nhau 12 giờ (với cá tra), 24 giờ (với cá basa). Giữa liều sơ bộ cuối cùng và liều quyết định cách nhau từ 8 - 12 giờ.
Với liều sơ bộ, có thể dùng não thùy của các loại cá và HCG. Nhưng không nên dùng LH - RHA vì loại kích dục tố này có thể gây ra sự rụng trứng khi trứng chưa chín, dẫn đến tỉ lệ thụ tinh kém.
2. Liều lượng sử dụng
Tùy theo từng loại kích dục tố mà áp dụng liều lượng thích hợp. Có thể sử dụng theo liều lượng hướng dẫn sau đây:
Với cá tra:
HCG: Với cá cái, dùng 300 - 500UI/kg cá cho liều sơ bộ, 2500 - 3000UI/kg cá cho liều quyết định. Với cá đực, dùng liều 300UI/kg cá.
Não thùy thể: Với cá cái, dùng 0,5mg/kg cá cho liều sơ bộ, 5 - 7mg/kg cá cho liều quyết định. Với cá đực, dùng liều lượng 0,5mg/kg.
LH - RHA: Chỉ dùng cho cá cái ở liều quyết định với liều lượng 100 - 150g/kg cá. Không dùng cho cá đực và liều sơ bộ của cá cái.
Kết hợp giữa HCG và não thùy thế: Với cá cái, dùng 300 500UI HCG + 0,5 mg não thùy/kg cá cho liều sơ bộ; dùng 1.000UI HCG + 2mg não thùy/kg cá cho liều quyết định. Với cá đực, liều dùng bằng 1/3 - 1/2 của cá cái.
-Với cá basa:
Chủ yếu sử dụng HCG hoặc phối hợp HCG với não thùy cá.
HCG: Với cá cái, dùng 500UI/kg cá cho liều sơ bộ, dùng 3.000UI/kg cá cho liều quyết định. Với cá đực, liều dùng bằng 1/3 - 1/2 của cá cái.
Phối hợp giữa HCG và não thùy thể: Với cá cái, dùng 500UI HCG/kg cá + 0,5 mg não thùy /kg cá cho liều sơ bộ; dùng 1.000UI HCG/kg cá + 2mg não thùy/kg cá cho liều quyết định. Với cá đực, liều dùng bằng 1/3 - 1/2 của cá cái.
3. Cách tiêm
Vị trí tiêm tốt nhất là ở gốc vây ngực, cơ lưng hoặc xoang bụng. Có thể tiêm trực tiếp kích dục tố HCG và não thùy vào xoang buồng trứng. Ở mỗi lần tiêm, nên tiêm ở vị trí khác nhau nhằm tránh làm cá bị thương.
Cách tiêm: Nghiêng mũi kim 45° so với thân cá rồi đâm mũi kim vào đúng vị trí đã định, bơm thuốc nhanh và rút kim ra từ từ để tránh thuốc trào ra ngoài.
III. Vuốt trứng, thụ tinh nhân tạo và khử dính
Thông thường, sau 8 - 12 giờ tiêm liều quyết định thì cá cái bắt đầu chảy trứng. Cá tra và cá basa không tự đẻ được, do đó phải dùng biện pháp vuốt trứng.
Vuốt trứng: Bắt cá cho vào băng ca và nhúng vào dung dịch thuốc gây mê Tricane (MS 222) nồng độ 40mg/1 trong khoảng 3 - 4 phút để gây mê cá. Sau đó đặt bàn tay vào chỗ chứa trứng phồng lên ở bụng và vuốt trứng cho rớt vào chậu khô. Thao tác vuốt trứng phải nhẹ nhàng, tránh làm cá bị thương. Vuốt từ phần trên xuống phân dưới cho đến khi hết trứng. Nếu cá rụng trứng róc, có thể vuốt một lần là hết trứng. Nếu trứng rụng không đồng loạt thì có khi vuốt từ 2 - 3 lần mới hết trứng. Sau khi vuốt trứng xong, phải lập tức ngâm cá vào nước sạch từ 3 - 4 phút để cá tỉnh lại.
Thụ tinh nhân tạo: Khi đã vuốt trứng vào chậu thì vuốt tinh dịch cá đực trực tiếp vào chậu trứng. Ứng với mỗi lít trứng, dùng ít nhất là 1ml tinh dịch đậm đặc. Dùng lông gà hoặc lông vịt khuấy đều trong vòng 10 - 20 giây, sau đó cho nước sạch vào ngập trứng và tiếp tục dùng lông gà khuấy đều khoảng 20 - 30 giây để trứng hoạt hóa và thụ tinh. Tiếp theo đổ hết nước cũ ra và cho thêm nước mới vào. Lưu ý là phải cho nước từ từ. không được quá mạnh. Sau đó để yên trong 5 phút trước khi khử dính.
Khử dính: Trứng cá tra và cá basa có tính dính, chúng dễ dàng dính với nhau hoặc dính vào các vật trong nước. Tính dính của trứng gây khó khăn trong việc ấp trứng, nhất là khi ấp với số lượng lớn. Do vậy mà sau khi cho trứng thụ tinh xong, cần khử dính trứng rồi mới cho ấp. Tuy nhiên, trứng không khử dính cũng có thể cho ấp được. Trứng khử dính thường được cho ấp trong bể vòng hoặc bình vây (Weis). Còn trứng không khử dính thì cho dính lên giá thể và ấp trong bể composite hoặc bể vòng. Giá thể có thể là rễ lục bình, xơ dừa, xơ nylon. Trước khi sử dụng, phải rửa giá thể sạch sẽ, tẩy trùng để diệt hết các vi khuẩn và nấm có hại cho trứng. Để làm cho trứng bám vào giá thể, cho giá thể ngập trong nước khoảng 3 - 5cm, sau đó dùng lông gà vây đều trứng để trứng bám lên bề mặt giá thể.
Có nhiều cách khử dính trứng, nhưng cách đơn giản thường dùng nhất là rửa trứng trong dung dịch tanin 1,5%. (1,5g tanin bột pha trong 1 lít nước sạch). Cách rửa trứng: rót dung dịch tanin 1,5%o vào thau trứng sao cho trứng ngập chừng 1cm. Dùng lông gà khuấy đều khoảng 30 giây, sau đó chắt bỏ lớp nước tanin ở trên. Dùng nước sạch rửa trứng nhiều lần cho đến khi trứng sạch mới cho vào bình vây hoặc bể vòng để ấp.
Ngoài ra, cũng có thể dùng cách khác là chuyển trứng đã được thụ tinh vào tấm lưới phiêu sinh rồi túm lại và đem nhúng vào dung dịch tanin trong vài giây, sau đó cho vào nước sạch để rửa. Cứ lặp lại thao tác này vài lần đến khi trứng không còn dính mới cho vào bình vây hoặc bể vòng để ấp.
IV. Ấp trứng nhân tạo
Ấp trứng khử dính: Cho trứng đã khử dính vào bình vây bằng thủy tinh hay bằng nhựa trong suốt có thể tích 5 - 10 lít hoặc bình vây composite có thể tích 600 - 1000 lít để ấp. Mật độ ấp trứng: với trứng cá tra, 20.000 30.000 trứng/lít; với trứng cá basa, 500 trứng/lít.
- Ấp trứng không khử dính: Trứng không khử dính thường là trứng cá tra, được ấp trong bể vòng hoặc bể composite có dòng nước lưu thông với tốc độ khoảng 0,1 – 0,12m/giây, mật độ khoảng 4.000 - 5.000 trứng/lít. Nếu ấp trứng trong bể nước tĩnh thì phải sục khí, mật độ khoảng 1.500 - 2.000 trứng/lít. Nhìn chung phương pháp ấp trứng không khử dính ít được sử dụng hơn đối với phương pháp ấp trứng khử dính.
Lưu ý:
- Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lưu lượng nước chảy vào bể để cung cấp đủ oxy cho trứng phát triển thành phôi cũng như để trứng khử dính đảo đều, tránh trường hợp trứng lắng đọng ở đáy bình. KHÓA - Nhiệt độ nước từ 28 - 30°C là thích hợp nhất để trứng phát triển thành phôi. Trong điều kiện nhiệt độ nước quá cao, đặc biệt là trên 32°C, phôi sẽ dễ bị dị hình hoặc chết, đàn cá con sau khi nở có sức sống yếu ớt. Trường hợp nhiệt độ nước thấp hơn 28°C thì phôi cũng dễ bị dị hình và phát triển chậm, thời gian ấp kéo dài. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 24°C thì phôi sẽ ngừng phát triển và chết.
Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 28 – 30°C, trứng sẽ nở thành cá bột sau 22 - 24 giờ ấp (với cá tra), 30 - 33 giờ (với cá basa). Thời gian từ lúc trứng bắt đầu nở đến lúc trứng nở hết toàn bộ tùy thuộc vào nhiệt độ nước và khoảng cách giữa các lần thụ tinh của trứng đưa vào bể ấp. Khi trứng bắt đầu nở, cần tăng lưu lượng nước qua bể ấp để đẩy nhanh vỏ trứng và các chất thải ra ngoài. Đối với trứng không khử dính, khi thấy toàn bộ trứng đã nở hết thì phải lấy giá thể ra ngoài.
V. Chăm sóc và thu cá bột
Trong giai đoạn cá bột còn trong bể ấp, phải điều chỉnh lưu lượng nước qua bể ấp thích hợp để không ảnh hưởng đến cá cũng như giữ cho môi trường nước được trong sạch. Luôn luôn giữ nhiệt độ nước trong khoảng 28 - 30°C.
Thu cá bột
Cá tra và cá basa bột sau khi nở sẽ sống nhờ túi noãn hoàng trên bụng, do vậy không cần cung cấp thức ăn từ bên ngoài.
Cá tra sau khi nở khoảng 30 giờ thì hết noãn hoàng, lúc này cá sẽ đói và cần nguồn thức ăn bên ngoài. Giai đoạn này cá tra rất thích ăn thức ăn động vật sống có kích thước vừa với cỡ miệng. Nếu không có thức ăn thì chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Do đó để tránh tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau thì sau khi cá nở khoảng 20 - 25 giờ, phải tiến hành thu cá bột và đưa ngay xuống ao ương hoặc bán cho người khác. Nếu có ý định giữ cá bột để ương cá giống thì bắt buộc phải chuẩn bị sẵn ao ương trước khi thu cá bột, để khi thu cá bột là có ao để thả cá ngay.
Với cá basa thì không có hiện tượng cá bột ăn thịt lẫn nhau. Tuy nhiên, khi cá sắp hết noãn hoàng thì cũng phải thu hoạch và cho xuống ao ương ngay để tránh tình trạng cá bị đói. Cá basa bột khi mới tập ăn cũng rất thích ăn các loại động vật có kích cỡ nhỏ như moina, daphnia, artemia.
Phải điều chỉnh lưu lượng nước chậm lại rồi mới tiến hành thu cá bột. Nên dùng vợt vải mềm vớt cá để không làm cá bị sây sát.