0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Phòng trừ sâu bệnh cây nhãn

Cây nhãn thường bị một số bệnh và sâu gây hại như sau:

* Bọ xít:

Bọ xít dùng vòi chích hút đọt non, cuống hoa và những chùm quả chưa chín làm cho đọt và chùm hoa bị héo, quả bị rụng, thối... ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng quả khi thu hoạch.

Cách phòng trừ: Vào những đêm mùa đông, thời tiết lạnh, rung cây cho bọ xít rơi xuống đất để bắt diệt. Ngắt đốt các lá có ổ trứng. Phun Dipterox (0,3%), Sherpa (0,2 . 0,3%), Trebon (0,15 - 0,2%). Phun làm 2 đợt: Đợt 1 vào cuối tháng 4, đợt 2 phun vào tháng 8 - 9 để diệt bộ trưởng thành.

* Sâu tiện thân nhân:

Loài sâu này thường gây hại vào vụ xuân thu. Cách diệt sâu thông thường nhất là dùng gai mây hoặc sợi thép cho vào trong lỗ trên thân nhãn để kéo sầu ra.
 

Nếu sâu gây hại nặng, dùng polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% bơm vào các vết đùn trên thân cây, hoặc lấy bông thấm nước thuốc nhét vào các lỗ bị sâu đục.

Tiến hành cắt tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng sau khi thu hoạch quả. Dùng nước vôi đặc quét lên gốc cây ngăn không cho sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở của thân cây.

* Rệp hại hoa, quả non.

Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến lúc cây ra quả non. Cây bị rệp hại trong vòng 5 - 7 ngày hoa quả non rụng hàng loạt.

Cách phòng trừ tác hại của rệp: dùng Sherpa (0,1 - 0,2%), Trebon (0,1 - 0,2%) phun 2 lần: lần thứ nhất khi thấy rệp xuất hiện, lần thứ hai phun sau đợt phun đầu 5 - 7 ngày.

* Sâu đục nõn, cành nhãn.

Loài sâu này gây hại vào lúc cây ra các đợt lộc non, bộ phận bị hại là các cành non.

Cách phòng trừ: phun Decis (0,2 - 0,3%), Sherpa (0,1 - 0,2%), Trebon (0,1 - 0,2%), Sumicidin (0,2 - 0,3%) hoặc Polytrin (0,2 - 0,3%). Phun làm 2 đợt: đợt 1 khi cây nhú lộc, đợt 2 sau đợt 1 khoảng nửa tháng.
 

* Rốc, dơi hại nhãn

Rốc giống dơi nhưng to gấp 4 lần. Bạn ngày rốc, dơi ẩn nấp trong bóng tối. Ban đêm chúng bay đi kiếm mồi. Rốc, dơi bay thành từng đàn, ăn quả gần chín và chín, phá hoại mạnh nhất từ 10h đêm đến 4h sáng.

Cách phòng trừ: che chắn cây bằng vó lưới, rào bằng cành tre. Hoặc có thể dùng đèn thắp sáng các ngọn cây, dùng tiếng động để

xua đuổi...

* Kiến dương hại quả.

Loài côn trùng này gây hại bằng cách cắn phá quả làm cho quả bị hỏng, bị rụng, giảm chất lượng và sản lượng khi thu hoạch.

Phòng trừ bằng cách: vệ sinh vườn sạch sẽ, quét sạch lá khô rồi đốt để diệt các ấu trùng.

Bệnh mốc sương, sương mai

Bệnh xuất hiện khi cây bắt đầu ra giò hoa đến lúc đậu quả non (từ tháng 1 đến tháng 3). Bệnh lan truyền nhờ gió tạo thành các vết dịch làm cho cả chùm hoa bị hỏng. Gặp lúc có mưa phùn, ẩm độ không khí cao, trời âm u thì bệnh càng phát triển mạnh, thậm chí tạo thành dịch.
 

Cách phòng trừ:

+) Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cây thông thoáng - đặc biệt là vào mùa đông.

+) Phun dung dịch Boocđô 1%, Ridomil MZ 0,2%, Score 0,05%, Anvil 0,2%. Có thể dùng hỗn hợp Ridomil - MZ 0,2% + Anvil 0,2% để phun.

Phun 2 lần: lần thứ nhất khi cây ra giò hoa, lần thứ hai khi hoa nở 5 - 7 ngày.

* Bệnh thối cổ rễ, lở cổ rễ.

Bệnh thường xảy ra trong vụ thu. Bộ phận bị hại là rễ và cổ rễ.

Cách phòng trừ: Xẻ rãnh chống úng cho cây, hạn chế việc bón phân và tưới nước khi phát hiện cây có bệnh. Khơi gốc và tưới Bavistin 0,3%, Score 0,05%. Tưới làm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 2 - 3 tuần. Thường xuyên cắt tỉa cành lá để tạo cho cây thông thoáng.

* Bệnh đuôi rồng hại hoa.

Bệnh xuất hiện ở chồi non, lá, chùm hoa. Bệnh lây lan nhanh, làm chùm hoa săn lại không nở được, hoa dị dạng. Lá mắc bệnh nhỏ, quăn, mặt lá lồi lãn. Bệnh xuất hiện ở vườn ươm khiến chồi mọc thành chùm như kiểu chổi sể.
Cách phòng trừ: Chọn gốc ghép và cành ghép trên cây mẹ không có bệnh. Diệt các môi giới truyền bệnh, cắt bỏ các chùm hoa, cành lá bị bệnh rồi gom lại đốt để diệt nguồn bệnh.

 Thu hoạch.

Khi quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng là quả bắt đầu chín. Bóc thử quả, nếu thấy hạt đen nhánh thì bắt đầu thu hoạch được.

Nên thu hoạch nhấn vào những ngày tạnh ráo, buổi sáng hoặc buổi chiều. Không thu vào buổi trưa lúc trời nắng nóng. Ở các tỉnh miền Bắc: Thu hoạch quả từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8. Một số giống chín muộn có thể kéo dài đến hết tháng 9.

Ngừng tưới nước trước khi thu hái 1 tuần. Khi thu hoạch, nên dùng kéo để cắt chùm quả. Không nên bẻ cành bằng tay vì sẽ làm xước cành, ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi sau này. Cắt phần cuối của chùm quả, không cắt thêm lá vì sẽ làm mất các mầm ngủ ở phía dưới chùm quả, ảnh hưởng tới khả năng nảy lộc của cành thu.

Quả sau khi hái cần đưa vào chỗ râm mát, rải mỏng quả để tránh trường hợp bị hấp hơi.
Loại bỏ những quả có vết sâu bệnh, quả nứt, quả quá nhỏ.

Để bảo quản nhận được lâu thì phải để quả trong phòng lạnh (nhiệt độ 5 - 10°C). Dùng xe lạnh để vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.

Có thể dùng hóa chất bảo quản nhãn bằng cách: Nhúng quả vào dung dịch Benlat 0,1% rồi vớt ra, hong khô nơi râm mát. Sau đó cho quả vào túi giấy, hộp cát tông hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản. Mỗi túi hoặc hộp để 10 - 15 kg quả.