PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT
PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT
Cá bị bệnh là cá bị mất một phần khả năng cân bằng sức khoẻ cơ thể. Ví dụ cá bị tổn thương mang và da do bị ký sinh trùng sống ký sinh phá huỷ. Cá bị bệnh truyền nhiễm bị mất khả năng trao đổi chất ở mổ và tế bào do tác nhân gây bệnh ký sinh phá huỷ. Cá bị mất thăng bằng, ngạt do môi trường có nhiều khí H2S, NH,... Mức độ nhiễm bệnh nhẹ làm cá chậm lớn, mức độ nặng có thể làm chết cá. Bệnh phát triển mạnh có thể làm cả đàn cá chết. Việc quản lý sức khoẻ của cá nuôi khó khăn hơn nhiều So với các loài động vật trên cạn, do tính chất của môi trường nước: Khó quan sát phát hiện cá chớm bị bệnh do cha sống trong các tầng nước dưới. Cá dễ bị tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh tồn tại trong nước, do vậy bệnh dễ phát sinh và dễ lây lan. Khó cách ly hoặc loại bỏ những cá thể bị bệnh. Không thể xử lý bệnh cho riêng từng cá thể mà phòng trị bệnh phải tiến hành với toàn bộ cá trong ao nên rất tốn kém. Cá bị bệnh thường kém ăn hoặc không ăn. Do vậy, tỉ lệ thuộc vào được cơ thể cá qua đường thức ăn rất ít, hiệu quả sử dụng thuốc thường không cao. Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh tật đối với hiệu quả kinh tế của ao nuôi và những khó khăn khi phải xử lý bệnh cá, người nuôi cá cản quán triệt phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”.
I PHÒNG BỆNH CHO CÁ NUÔI
Phòng bệnh là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho cá. Bệnh cá xuất hiện là do sự tồn tại đồng thời của 3 điều kiện: Sức độ kháng của cá yếu, môi trường bị ô nhiễm và có mầm bệnh tấn công. Thiếu 1 trong 3 điều kiện này thì cá không bị bệnh. Do vậy, trong quá trình nuôi cá, việc quản lý và chăm sóc cá phải loại trừ dược ít nhất 1 trong 3 điều kiện này. Phương pháp tổng hợp phòng bệnh cho cá có 3 nguyên tắc, đồng thời là những yêu cầu cơ bản: -Làm cho môi trường nước trong sạch, phù hợp với các tính sinh học của cá và không bị ô nhiễm. Ngăn ngừa và loại trừ các tác nhân gây nh, các sinh vật hại cả ra khỏi môi trường ao nuôi. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể cá nuôi. Nắm được những nguyên tắc trên, người nuôi cá phải thực hiện phương pháp tổng hợp phòng bệnh cho cá thường xuyên liên tục trong suốt chu kỳ nuôi.
1.1. Cải tạo môi trường
Nếu trong quá trình nuôi cá không có các biện pháp kỹ thuật cải tạo thì môi trường nuôi cá sẽ bị ô nhiễm do thức ăn, phân bón dư thừa và chất thải của cá. Các môi trường nước chảy và mặt nước lớn còn có thể chịu ảnh hưởng do nguồn nước ô nhiễm từ nơi khác mang lại. Người nuôi cá phải dựa trên những hiểu biết cơ bản về môi trường nước và đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi để thực hiện các biện pháp kỹ thuật cụ thể cải thiện điều kiện sống cho cá, áp dụng đầy đủ và đúng kỹ thuật quản lý môi trường nước nuôi cá đã trình bày ở phần trên.
1.2. Ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh
Để ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh, cần chú ý tới tất cả các khâu kỹ thuật trong quá trình nuôi cá mà ở đó, có thể có mầm bệnh xâm nhập ao nuôi. Lựa chọn nguồn giống tốt, khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Việc này rất quan trọng vì nguồn giống nhiễm bệnh và vận chuyển con giống có thể là con đường lan truyền bệnh nhanh nhất và rộng nhất. Sát trùng nguồn giống khi vận chuyển từ nơi về. Để đề phòng nguồn giống vận chuyển từ nơi khá mầm bệnh, trước khi thả cá nên sát trùng có giống. Phương pháp đơn giản dễ áp dụng nhất là tắm cho cá giống bằng nước muối 3 – 4% (3 4% (3 - 4kg muối pha trong 100 lít nước) trong 5 – 10 phút. Nguồn thức ăn cho cá không chứa mầm bệnh. Để có được nguồn thức ăn sạch đối với cá, chủ yếu là khâu lựa chọn. Thức ăn là rau có phải tươi, rửa để làm sạch thuốc trừ sâu, hoá chất và các chất bẩn bám trên thân lá, Thức ăn động vật phải còn tươi, thức ăn động vật chất chưa bị phân huỷ, tốt nhất nên nấu chín mới cho cá ăn. Việc sát trùng thức ăn là rau, củ, thịt động vật... bằng hoá chất khó thực hiện đều đặn, nhưng với phân bón phải sát trùng có bằng cách ủ kỹ với 10 -15% vôi bột. Sát trùng khu vực cho cá ăn. Trong quá trình chăm sóc cá thường cho cá ăn vào những nơi cố định. Những khu vực đó có nhiều thức ăn thừa, chất thải của cá là điều kiện tốt phát sinh mầm bệnh. Để ngăn ngừa phát sinh mầm bệnh, phải thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, treo 4 - 5 túi vôi quanh chỗ cá đến ăn, mỗi túi chứa 2 - 3kg vôi bột. - Giữ sạch sẽ và sát trùng các loại ngư cụ. Khi thao tác đánh bắt, kiểm tra cá hay các thao tác kỹ thuật khác, cá có thể bị xây sát, nếu ngư lưới cụ có chứa mầm bệnh, cá sẽ dễ bị cảm nhiễm qua các vết xây sát trên thân. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa bệnh. Mỗi bệnh phát triển gây hại cho cá trong những mùa uiều kiện thời tiết, khí hậu nhất định. Ở miền Bắc, à phát sinh bệnh thường là khoảng thời gian cuối mùa xuân đầu mùa Hè và bệnh có thể kéo dài trong vài tháng. Người nuôi cá có thể dùng các loại thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất để cho cá ăn hoặc phun xuống ao phòng bệnh cho cá.
1.3. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể cá nuôi
Để tăng cường sức đề kháng bệnh tật của cá, người nuôi cá trước hết cần chọn nuôi các giống cá có đặc điểm phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu và mặt nước của mình. Mặt khác, nếu cá bị thiếu dinh dưỡng, khả năng đề kháng của cơ thể cá sẽ giảm. Trong suốt quá trình nuôi, thức ăn cho cá phải được cung cấp đầy đủ, thường xuyên và đa dạng.
II. TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CHO CÁ
Trị bệnh cá là một việc rất khó khăn và phức tạp.
Trị bệnh thành công phải có 2 điều kiện cơ bản là chẩn đoán chính xác và dùng đúng thuốc. Bên cạnh đó, người nuôi cá cũng cần phải cân nhắc đến hiệu quả kinh tế của việc trị bệnh. Nếu việc trị bệnh tốn kém vượt quá giá trị đàn cá thì nên huỷ đàn cá, khử trùng môi trường nước trước khi thải ra nguồn nước công cộng và khử trùng đáy ao, Việc chẩn đoán bệnh của người nuôi cá hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm mà không có công cụ hỗ trợ như kính hiển vi, kính lúp và kiến thức phân tích đánh giá bệnh cá. Do vậy, biện pháp trước tiên người nuôi cá phải làm khi phát hiện bị bệnh lạ là ngăn không cho nước ao cá có bệnh chả nguồn nước công cộng, báo ngay với cơ quan thú y thì hoặc những người có kiến thức về bệnh cá đến xử 1 Người nuôi cá có thể chủ động áp dụng các biện pháp phòng trị với một số loại bệnh thường gặp có triệu chứng để nhận biết.
2.1. Hội chứng đốm đỏ – lở loét
Đây là loại bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ, cá trôi, cá trê, cá quả... do rất nhiều loại tác nhân gây bệnh. Thời gian xuất hiện bệnh thường trong dịp cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè hàng năm. Biểu hiện bệnh đầu tiên là cá bỏ ăn, bơi tách đàn, lờ đờ trên mặt nước hoặc ven bờ. Trên thân xuất hiện các vết xuất huyết đỏ, rụng vảy. có các vết lở loét lan rộng dần. Loại bệnh này gây tỉ lệ cá chất cao và làm thiệt hại nhiều cho các ao nuôi. Do tác nhanh của bệnh gồm nhiều loại virus, vi khuẩn và nấm nên việc điều trị rất khó khăn, Biện pháp đối phó tốt nhất với loại bệnh này hiện nay là phòng bệnh. Vì khi phát bệnh, cá ngừng ăn nên khó đưa được thuốc vào cơ thể cá. Nếu cố tình chữa cho một vài cá thể (cá bố mẹ) thì được. Tuy nhiên, nếu chữa bệnh cho cả đàn cá thì chi phí quá lớn, không có hiệu quả kinh tế. Người nuôi cá cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý môi trường nước trong suốt chu kỳ nuôi, đặc biệt chú ý phòng bệnh ở giai đoạn trước mùa bệnh. Thuốc KN 04 - 12 do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nghiên cứu sản xuất t các loại thảo dược có khả năng phòng được bệnh này, tỷ 2 – 4 gram thuốc cho 1kg thức ăn, mỗi đợt cho cá ăn 3 liên tục.
2.2. Bệnh nấm thuỷ my
Bệnh thường xuất hiện vào mùa Đông, trê hiều đối tượng cá nuôi như cá chép, cá rô phi, cá , cá chim trắng... Các giai đoạn tuổi khác nhau của cá, từ trứng đến cơ thể trưởng thành đều đã thấy xuất hiện bệnh. Những ao tù đọng, bản là môi trường dễ phát sinh bệnh. Khi bị bệnh, trên da, mang cá có những đám sợi bông. mịn, màu trắng đục, nhìn thấy được bằng mắt thường. Trước đây, các nhà khoa học hướng dẫn trị bệnh này bằng Xanh malachite. Nhưng hiện nay, loại hoá chất này đã bị cấm sử dụng. Biện pháp tốt nhất là áp dụng phương pháp tổng hợp phòng trừ dịch bệnh cho cá.
2.3. Bệnh trùng bánh xe
Bệnh thường xuất hiện vào những mùa có nhiệt độ cao trong năm. Trùng bánh xe bao gồm nhiều loài có cấu tạo cơ thể và vận động xoay tròn giống bánh xe, chúng ký sinh trên da, vây và mang cá. Giai đoạn cá hương và cá giống dễ bị cảm nhiễm trùng bánh xe. Bệnh nặng làm giảm đáng kể tỉ lệ sống của cá con, có ao chỉ đạt 10. 20%. Cá bị bệnh thường có biểu hiện ngứa ngáy, bởi không định hướng, cá bị bệnh nặng bơi tách đàn, lờ đờ trên mặt ao, lật bụng rồi chìm xuống chết. Cá tra giống bị bệnh nặng, chỉ trong vòng 3 ngày, số lượng cá chết có thể lên đến 90%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những ao tù, nước bẩn. Do vậy để phòng bệnh, người nuôi cá cần áp dụng các biện pháp quản lý tốt môi trường nước. Khi xuất hiện bệnh trên cá nuôi, dùng phèn xanh (Sunphat đồng - CuSO4) họ ho muối ăn để trị bệnh. Pha 2- 3 gam phèn xanh hoặc 2 muối ăn trong 100lít nước để tắm cho cá giống ! enh trong 10 – 15 phút, hoặc phun phèn xanh xuốn ao với nồng độ 0,5 – 0,7 gam cho 1m3 nước ao. Tuy en, phun phèn xanh sẽ làm chết tảo trong ao.
2.4. Bệnh trùng mỏ neo Trùng mỏ neo có nhiều loài, mỗi loài ký sinh trên một hay một số loài cá nhất định. Hình dạng trùng như chiếc mỏ neo. Chúng bám trên da, mang, mắt, xoang miệng cá, phần đầu cắm sâu vào các cơ quan bên ngoài cơ thể cá để lấy thức ăn và tạo ra vết thương cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập. Trong những thời gian có nhiệt độ cao 20 – 300c, các loại cá nuôi trong môi trường nước bẩn đều dễ bị nhiễm bệnh. Khi bị bệnh, cá có cảm giác khó chịu, bơi mất thăng bằng. Cá hương nhiễm bệnh bị dị dạng uốn cong. Bắt cá lên nhìn bằng mắt thường thất vô trùng bám vào thân cá. Cá chết nhanh do bị mất dinh dưỡng, không di chuyển và kiếm ăn được. Bệnh phát sinh do môi trường tù bản, do vậy, để phòng bệnh cản trước hết quản lý tốt môi trường ao nuôi. Khi cá bị bệnh, có thể diệt trùng bằng một số phương pháp đơn giản: - Dùng lá xoan 0,5kg/m3 nước ao. Băm nhỏ lá xoan và tung xuống ao. Phun Dipterex xuống ao với nồng độ 0,5 - 1gam/ nước ao. hàng nước Khi dùng lá xoan và các hoá chất trị bệnh trù 10 neo, chủ ý phải thay nước sau khi thấy trùng ch noàc trùng không còn bám trên thân cá nữa. Đối với cá giống mới mua về, sát trùng có muôi 3 – 4%, trong 5 - 10 phút hoặc dung dịch thuốc tím 10 – 15gam/m2 tắm cá trong 1 giờ.
2.5. Bệnh trùng quả dưa Cá bị bệnh trùng quả dưa thường yếu, bơi tách dàn lờ đờ trên mặt ao. Trên da cá xuất hiện những hạt li ti màu trắng đục. Bệnh thường xuất hiện trong mùa Xuân. Trùng quả dưa có thời kỳ sống tự do trong nước, giai đoạn này diệt trùng rất dễ, chỉ cần thực hiện quản lý nội trường ao tốt. Giai đoạn chúng ký sinh trên cá diệt tương dối khô. Trước đây, các nhà khoa học hướng dẫn cách dùng xanh malachite để trị bệnh, nhưng hiện nay thuốc này đã bị cấm sử dụng nên áp dụng biện pháp giữ sạch môi trường là chính để phòng ngừa bệnh này.
2.6. Các sinh vật hại cá Các sinh vật hại cá phổ biến và gây thiệt hại nhiều là bọ gạo, bắp cày, nòng nọc gây hại cho cá con. Phương pháp phòng trị bệnh này, xem trong phần quản lý ương cá hương.