0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ

PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ

Câu hỏi : Xin cho biết cách phòng bệnh cho cá vì đây là kháu hết sức quan trọng ?

Đáp: Bệnh cá thường phát sinh do các nguyên nhân sau:

Nguồn nước trong ao nuôi có nhiều mầm mống gây bệnh như các loài bào tử của nấm, ký sinh trùng sống trong nước do dọn tấy do không kỳ hoặc nguồn nước dân vào ao lấy từ nơi có cá đã mắc bệnh.

Do môi trường nước, thức ăn và điều kiện nhiệt độ thích hợp cho đời sống của cá.

Do việc nuôi dưỡng, chăm sóc không tốt, để cá gây yếu, sức đề kháng với bệnh tật kém.

Do thân thể cá bị sây sát, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào Vết thương, v.v...

Ta nên biết thời kỳ cá hay mắc bệnh là vào đầu mùa xuân khi thời tiết ấm thì vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh cũng phát triển. Còn đối với cá vừa qua một mùa đông, dinh dưỡng kém nên sức khoẻ kém, dễ bị mắc bệnh.

Về mùa đông với cá ăn tầng đáy (như rô phi) chui rúc trong bùn để tránh rét thường bị nấm thuỷ mi. Các loài cá chép, cá trôi, rô hu... dễ bị bệnh bào từ trùng vì nhiễm phải bào nang của chúng dưới đáy ao.

- Khi thời tiết thay đổi đột ngột, oi bức rồi mưa dông làm môi trường nước thay đổi, thiếu oxy và xuất hiện nhiều khí độc làm cá nổi đầu có thể chết hàng loạt (nhất là các ao hồ nuôi cá nước thải).

Đối với cá nuôi trong lồng mật độ dày đặc, khi có một vài con mắc bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. làm cá chết hàng loạt.

Nắm được các nguyên nhân nêu trên, ta cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh sau đây:

Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn ở trên.

Ao được tẩy dọn kỹ trước khi thả cá. Không được lấy nước từ ao cá bệnh.

Loại những con cá giống đã bị sây sát, yếu sức trước khi thả nuôi.

Trước khi vận chuyển xuất nhập cá từ nơi khác cần phải kiểm tra dịch bệnh. Nếu phát hiện bệnh phải kiên quyết giữ lại để xử lý bệnh.

Phân hữu cơ trước khi bón cho ao cân được ủ kỹ và có trộn vôi bột để diệt trừ một số vi khuẩn, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cá cũng như gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con người.

- Đối với cá nuôi lồng, việc phòng bệnh phải được coi là hàng đầu.

Trước khi thả cá và sau khi thu hoạch hết cá phải đưa lồng lên cạn quét kỹ nước vôi trong và ngoài lồng rồi phơi khô vài ba ngày (với lòng tre gỗ) hoặc giặt sạch bằng xà phòng, phơi khô, gói cất cẩn thận (với lồng lưới).

Chú ý tắm cho cá giống bằng nước muối, thuốc tím trước khi thả. Thức ăn xanh cần giữ tươi, non, mềm, không độc, vớt bỏ hút thức ăn thừa: Rồi mới cho thức ăn mới. Phải cọ rửa vệ sinh đều đặn.

Có thể dùng thuốc sau đây để phòng bệnh cho cá:

Hàng tháng treo ngập nước túi chứa 2 - 4kg vôi bột ở đầu lồng.

- Định kỳ 45 ngày một lần cho cá ăn thuốc KN - 04 - 12 với liều lượng mỗi ngày (0,2kg thuốc cho 100kg cá. Cho ăn 3 ngày liên tục.

Vào mùa lạnh, treo túi thuộc đựng 5g xanh malachite. mỗi tháng treo 1 - 2 lần để phòng bệnh năm và trùng bánh xe.

Câu hỏi : Xin cho biết các phương pháp chẩn đoán đúng bệnh để điều trị cho cá khi mắc bệnh ?

Đáp:

 -Về chẩn đoán bệnh cá:

Chẩn đoán bệnh cá bằng nhiều phương pháp khác nhau như cảm quan, hiển vi, vi sinh, huyết học... Với các phương tiện chuyên môn cần thiết phải có các chuyên gia về bệnh cá mới làm được.

Còn đối với các kỹ thuật viên ngói cá của gia đình có thể dùng phương pháp chẩn đoán thông thường đã được đúc kết qua các kêt quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn sau xuất như sau:

+ Quan sát các hoạt động của cá: Khi cá bị bệnh thường bơi lội không bình thường. Giữa ban ngày cũng nổi đầu. nghe tiếng động mạnh cũng không lặn xuống. Cá thường bơi tản mát, giạt vào bờ, nuốt số con có thể ngữa bụng. Và có thể đã có con chết.

+ Bắt cá lên nhìn thấy thì thấy có lớp nhớt màu hơi trăng đục thì có thẻ cá bị bệnh trùng bánh xe, tà quan trùng. trùng loa kèn.

+ Nếu trên mang cá, màu sắc nhợt nhạt, tia mang bị rời ra, nhiều nhớt thì có thể có bị bệnh sán lá đơn chủ hoặc các bệnh nói trên .

+ Trên thân. mang và vảy cá có những hạt lấm tấm nhỏ. màu trắng đục là cá có thể bị bệnh trùng quả dưa.

+ Trên thân, vảy và mang cá xuất hiện những hạt bằng hạt tấm và trắng đục là cá bị bệnh thích bào tứ trùng (mỗi hạt là một bào quang). nếu nhìn qua kính hiển vi sẽ thay trong bào nang có rất nhiêu bào tử trùng

+ Tên thân, vảy cá (ở rô phi) và trứng cá chép khi đang ương có những chỗ màu trắng xám, nhìn kỹ thì thấy những sợi nhỏ tua tủa  như bông là bệnh nấm nước.

+ Trên thân có xuất hiện các nốt đỏ, viêm loét, ta nhìn bằng mắt thường cũng thấy một loại ký sinh trùng cắm vào thân cá chiều dài của trùng 10 - 20mm. Loại trùng này trong tựa chiếc mỏ neo lên gọi là trùng mỏ neo.

+ Trên thân cá, vây cá có những đòn đỏ, lỗ hậu môn sưng đỏ, các vệt đỏ có màng mỏng. Trong chứa nhiều dịch nhờn màu sẩm, có những chổ viêm loét. Các tia vây, thậm chí ca tia vây cứng cũng bị rữa cụt, đó là cá bị đóm đỏ lỡ loét, do vi trùng gây ra, lây lan nhanh thành dịch bệnh.

Về điều trị bệnh cá:

Hiện nay có 3 cách dùng thuốc chữa bệnh cho cá:

+ Hoà thành dung dịch chứa trong thùng, chậu để tắm cho cá.

+ Hoà tan trong nước ao cá bệnh (áp dụng trong trường hợp ao nuôi cá nhỏ, khối nước không nhiều).

+ Trộn thuộc vào thức ăn cho cá ăn

Sau đây là phương pháp chữa một số bệnh thông thường,

Bệnh trung mỏ neo: Dùng lá xoan tươi (kể cả nhánh nhỏ đập dập) bó thành các bó nhỏ thả xuống ao với số lượng 0,3 - 0,5kg lá/ 1 m2 nước. Sau 3 - 4 ngày là xoan gây tác dụng diệt trùng.

Cũng có thể dùng dung dịch diptrex nồng độ 0,5 - 1 ppm (tức là 1 m3 nước được hoà (0.5 – 1g thuốc ) phun trực tiếp xuống ao cá bệnh.

Bệnh rận cá : Dùng dung dịch thuốc tím 1/10 vạn tắm cho cả trong 15 - 30 phút. Sau đó chuyển cá sang ao nước sạch, hoặc dùng diptrex phun Trực tiếp xung quanh ao với nồng độ 0,5 - 1g thuốc cho 1m3 nước.

Bệnh nấm thủy mị : Dùng nước muối 3% hoặc thuốc tín 1 % vạn để tắm cho cá từ 10 - 20 phút (cá rô phi về mùa đông hay mắc bệnh này).

Bệnh trung qủa dưa: Dùng Xanh malachite phun hoặc té trực tiếp xuống ao, để ao có nồng độ thuốc 0,3mg/lít  (1m3 nước ao được hoà tan 0,3 gram thuốc). Ao dược phun thuốc hai lần, cách nhau một tuần.

Bên trong bánh xe. tà quản trung, trùng loa kèn, sán lá đơn chủ: Tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2% (50 lít hoà tan với 1kg nuôi ăn). Thời gian tam 5 - 10 phút.

Cũng có thể dùng sunfat đồng (CuSO4. 7H2O) loại công nghiệp thì phun xuống áo để ao có nồng độ 0.5 ppm (cứ 1m3 nước ao hoà tan 0,5 gam thuoc). Sau 3 - 5 ngày cá sẻ khỏi bệnh.

Bệnh đốm lo lở loét: Có thể dùng sunfamit 10-15gram hoặc cloramphenicol 2 - 5g trộn lẫn vào thức ăn cho 100kg cá bệnh ăn trong ngày đầu. Từ ngày thứ hai đến thứ 6, lượng thuốc giảm đi một nửa. Cũng có thể dùng phối hợp hai loại thuốc trên, mỗi loại một nửa. Với cá trắm có bị bệnh đốm đa dạng mãn tính còn có thể dùng cồn iot bão hoà bôi trực tiếp vào vết loét muối tuần một lần thực hiện vài ba lần. Các phương pháp trị bệnh nêu tròn, kết quả rất tốt, cho cá khỏi bệnh.

- Vài điều đáng lưu ý khi chữa bệnh cho cá:

Nếu trị bệnh bằng phương pháp tắm thì xúc cá vào vợt hoặc giai chứa. Nhúng cả vợt (hoặc giai) vào thùng hoặc bị đã pha thuốc. Không nên dùng bể tắm bằng kim loại (đồng. nhôm, sắt...) vì có thể sẽ tạo chất độc cho cá. Theo dõi sức chịu đựng của cá để nhấc ra đúng lúc.

Dung dịch thuốc đã tắm cho nhiêu đợt cá nồng độ thuốc loãng dần. sẽ không còn tác dụng cho những con tắm sau. vậy phải thay đợt thuốc mới.

Nếu trị bệnh bằng phun thuốc trực tiếp xuống ao phải tính chính xác khối lượng nước trong ao mới có thể tính đúng được lượng thuốc, bảo đảm đủ nồng độ thuốc hoà tan trong ao.

Việc chẩn đoán cá bằng mắt thường khó chính xác. Neu thấy bệnh có chiều hướng lan rộng thì phải mời chuyên gia về bệnh cá đến xác định và điều trị.