NUÔI CÁ Ở HỒ CHỨA
NUÔI CÁ Ở HỒ CHỨA
1, Thả cá giống cỡ lớn
Giống cá lớn là điều kiện đảm bảo đầu tiên cho kết quả nuôi cá. Để chủ động có giống thực hiện ương nuôi nhiều cấp trong các cơ ngách hồ đắp bằng đập đất hay chắn bằng đằng lưới, áp dụng ương cá trong lồng lưới đầu tư vốn ít, dễ làm, giá thành ương thấp. Bộ Thủy sản quy định cỡ giống lớn: Cá mè 12 - 15cm, trắm cỏ 18 - 20cm, cá trôi 10. 12cm, cá rô phi 6 - 8cm.
Thực tế những năm đầu hồ mới ngập nước, do mức nước còn thấp, các công trình tràn xả lũ chưa hoạt động, cá dữ, cá tạp chưa nhiều, nguồn thức ăn tự nhiên lại phong phú, vì vậy có thể thả cá cỡ bé hơn quy định trên để tranh thủ thời cơ thả đủ ngay về mật độ và số lượng và chủng loại cá giống ta vẫn thu được hiệu quả.
2. Khống chế cá dữ và cá tạp
Cá dữ là các loại cá như cá măng, cá nhồng măng, cá quả, cá ngão, cá nheo, ca chiên, cá lăng...
Cá tạp thường gặp như: Cá mương, cá thiểu, cá dâu (thầu dầu), cá lành canh trắng, cá cháo...
Lúc mới thả cá giống thì cá dữ là địch hại, nhưng mặt khác chúng ăn cả cá tạp nên có tác dụng khống chế cá tạp vì cá này giá trị kinh tế kém. Ngoài ra cá dữ còn cạnh tranh mồi với cá nuôi, cũng có thể ăn hại cá nuôi ở giai đoạn phối trứng hoặc còn nhỏ. Đáng chú ý, cá dữ phần lớn là cá ngon, có giá trị kinh tế cao, một số liệt vào đặc sản. Nên khống chế cá dữ theo hướng có lợi. Các cách khống chế như sau:
Tập trung bắt cá dữ ở các bãi cá đẻ, phá các điều kiện sinh sản của chúng.
Tuyệt đối không để cá dữ lẫn vào cá giống khi thả vào hồ.
Mỗi lần thủy lợi tháo cạn hồ để tu sửa là cơ hội tốt để tranh thủ tiêu diệt cá dữ.
Tổ chức đánh bắt cá dữ trước khi hồ chứa ngập nước năm đầu tiên.
Bảo tồn ở mức độ nhất định một số loài cá dữ thích hợp.
Thả nuôi một lượng lớn cá kinh tế để cạnh tranh thức ăn và chỗ ở của chúng sẽ lấn át cá tạp.
Có thể khống chế cá tạp bằng những cách sau đây:
Tích cực đánh bắt: căn cứ vào tập tính dinh dưỡng, sinh sản, cư trú, di động của chúng để dùng các loại ngư cụ và phương pháp đánh bắt thích hợp, đánh bắt quanh năm.
Hạn chế sinh sản của chúng: Bắt và tiêu diệt cá b mę bãi đẻ, phá vỡ điều kiện sinh sản của chúng.
3. Chắn giữ cá trong hồ
Muốn giữ lại cá trong hồ phải xây dựng các thiết bị chắn cá hoặc có các giải pháp chắn giữ cá tương ứng.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh học của từng loài cá, kỹ thuật chắn giữ hay chắn giữ kết hợp với khai thác đã được giải quyết thành công về cơ bản với các phương pháp chắn giữ bằng làm tổ đẻ nhân tạo và bãi cá đẻ nhân tạo nổi cho một số loài cá đẻ trứng dính, đẻ ra có vật bám để phôi cá phát triển và cá con nở ra có chỗ dựa để sinh sống
4. Bảo vệ môi trường sinh thái
Phòng nước hồ bị ô nhiễm: Quanh hồ có các khu đô thị hoặc công nghiệp mới thì phải quản lý giám sát chặt chẽ chế độ xử lý nước thải trước khi chảy vào hồ để ngăn chặn làm ô nhiễm môi trường gây hậu quả xấu cho nghề cá.
Khi phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ phải tính kỹ số lồng bè và khoảng cách giữa các bè cá, tránh vì phát triển nuôi cá lồng mà tự gây ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ tốt hệ sinh thái vùng ngập, hạn chế xói mòn đất đai, tăng nguồn dinh dưỡng bổ sung vào hồ hàng năm. Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển trồng cây gây rừng, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc trong lưu vực.
Bảo vệ nguồn lợi một số loài cá và đặc sản quý hiếm:
Chủ yếu áp dụng với các hồ cỡ lớn. Cá quý hiếm như cá chiên, cá lăng, cá anh vũ, cá bỗng... (xem hình 12), các đặc sản như: ba ba trơn, ba ba gai, một số các loài rùa quý, tôm càng nước ngọt...
Các biện pháp bảo vệ gồm:
Quy định thời gian cam đánh bắt ở các bãi cá và các loài đặc sản đẻ và các khu vực có cá con sinh sống để bảo tồn nòi giống các loài này.
Quy định khu vực cấm đánh bắt trong mùa đông, nhằm giữ lại một đàn cá bố mẹ đủ cho vụ sinh sản để tái sản xuất quần đàn năm sau.
5. Di giống, thuần hóa cá kinh tế
Biện pháp này thường áp dụng với các hồ chứa lớn. Các đối tượng di giống phải thích nghi được với điều kiện tự nhiên nơi di đến, sinh trưởng, sinh sản phát triển quân đàn được bình thường, sử dụng tốt cơ sở thức ăn tự nhiên sẵn có mà các loài cá bản địa của hồ chứa không tận dụng được. Muốn thực hiện di giống thuần hóa một đối tượng nào đó cần phải có quá trình khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm hết sức công phu.
6. Kinh nghiệm nuôi cá ở hồ chứa Eakao (Đắc Lắc)
Hồ chứa Eakao là một trong những hồ chứa lớn ở tỉnh Đắc Lắc, có ba con suối đổ vào. Diện tích hồ 210ha, dung tích 14 triệu mét khối, sâu 5,3m, diện tích lưu vực 108km2, đập dài 2.400m, cao 17m. Độ cao của hồ so với mặt biển 410m. Nhiệt độ nước trung bình klà 27°C, pH= 7,4 - 8,7.
Hồ Eakao được xây dựng từ năm 1976, hoàn chỉnh năm 1986, với mục đích cấp nước cho 1,500ha cà phê và lúa.
a. Thả thêm giống cá để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên
Trước năm 1991, hồ Eakao co Công ty thủy sản quản lý, chủ yếu khai thác cá tự nhiên nên kém hiệu quả. Về sau, anh Nguyễn Ngọc Anh nguyên là đội trưởng Đội khai thác quản lý đã thả thêm cá mè trắng, me hoa, trôi Ấn Độ, rô phi, chép với mật độ: 3.752 con/ha, cỡ cá giống khoảng 3 - 5cm.
Thời gian thả vào đầu mùa mưa, từ tháng 6, thả làm nhiều đợt.
b. Coi trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Để quản lý hồ Eakao có hiệu quả, chính quyền nơi đây đề ra phương thức có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận khai thác với dân quân xã, thực hiện phương châm “đồng quản lý nguồn lợi thủy sản”.
Bảo vệ tốt nguồn lợi cá tự nhiên như: cá ngựa nam, cá mè lúi, cá chạch bông, cá sặc rằn, cá lóc, cá trê trắng, cá thác lác, cá dầu (chuyển từ Bắc vào), tôm nước ngọt.
Dùng lưới thép ngăn đập tràn để chống cá thất thoát, nhất là vào mùa nước lũ.
C. Khai thác hợp lý
Cá không sinh sản được, người đánh cá nộp cho chủ hổ 65 . 70% sản lượng (chủ yếu cá tự nhiên), cá sinh sản được (như cá chép, rô phi, cá dầu) nộp 30 . 35% sản lượng.
Dùng có quay bắt cá quanh năm thu được cá mè trắng (74%), mè hoa 20%, rô phi 3%,
Dùng lưỡi liên hợp: Lưới chắn dài 1.000m, mắt lưới 90 - 100mm, cao 13, 15mm, chuông hình chữ nhật dài 20m, rộng 15m, cao 8m, mắt lưới 15 - 25mm. Thời gian bắt cá từ tháng 2 - 11, thu được cá mè trắng 53,5%, mè hoa 45,9%.
Lưới rê Rê đáy dài 75m, cao 1- 1,2m, mắt lưới 60 120mm, chủ yếu bắt cá vào ban ngày. Thời gian bắt quanh năm, thu được cá chép, rô phi.
Lưới rùng: Dài 100 - 170m, cao 3,5 - 4m do 4 - 5 người kéo, có 3 lưới ràng hoạt động trong 1 năm bắt từ tháng 1 - 6 thu được cá dầu (89%), rô phi (4%), mè hoa (3%).
Cả tỉnh Đắc Lắc có 370 hồ chứa nước, tổng diện tích 9.030ha. Do nhu cầu tưới tiêu và thủy điện nến diện tích hồ chứa càng tăng thêm. Ngoài mục đích chính như tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, điều tiết lũ... thì khai thác hợp lý về nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi ở hồ chứa, để giải quyết việc làm, cung cấp nguồn dinh dưỡng tại chỗ và tăng thu nhập cho dân là việc nên làm. Kinh nghiệm quản lý nuôi ở hồ chứa Eakao trên đây phần nào giúp bà con các dân tộc Tây Nguyên và các nơi khác tham khảo để kinh doanh cá ở các hồ chứa nước ngày càng có hiệu quả hơn.
Cho tới nay cả nước ta có khoảng 4.000 hồ chứa nước, tổng diện tích 300.000 ha. Các năm qua, chúng ta đã thực hiện các biện pháp nuôi như: Thả thêm giống, đánh bắt bằng hình thức “dồn, chắn, rẻ, chuồng” ở một số hồ, di cá giống, bảo vệ nguồn lợi, song kết quả còn hạn chế. Các kinh nghiệm nuôi, bảo vệ cá ở hồ chứa trên đây, phần nào giúp chúng ta nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện chỉ tiêu của ngành thủy sản tới 2010 nuôi cá hồ chứa đạt sản lượng 228,000 tấn.