NUÔI CÁ LỒNG
II. NUÔI CÁ LỒNG
2.1. Đặc điểm của môi trường nuôi cá lồng
Do lồng cá được đặt trong các thuỷ vực có dòng nước chảy liên tục nên cá nuôi luôn được sống trong môi trường nước mới có hàm lượng ôxy hoà tan cao. Mặt khác, do có dòng nước chảy nên môi trường lồng không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá.
Lồng cá được đặt trên các sông suối là một hệ thống hở, các tác động qua lại giữa môi trường bên ngoài và bên trong lồng không bị hạn chế. Do vậy, cá nuôi dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hoá học từ phía thượng nguồn, bão, lũ, địch hại, các sinh vật phá hoại lồng, giao thông, chế độ thuỷ văn... Nuôi cá lồng là hình thức thâm canh với mật độ cao nên việc quản lý sức khoẻ và bệnh tật của cá nuôi cần được hết sức chú trọng.
2.2. Kết cấu lồng nuôi cá
Vật liệu làm lồng nuôi cá chủ yếu được khai thác trong tự nhiên như gỗ, tre, hóp đá. Các vật liệu mới giúp cho kết cấu lồng đơn giản và nhẹ hơn như lưới ni lông, lưới cước lưới sắt bọc nhựa, thùng nhựa, thùng phuy làm phao.. được áp dụng. Kết cấu lồng nuôi cá chủ yếu là hình hộp. Kích thước lồng thay đổi tuỳ thuộc khả năng đầu tư và quản lý lồng nuôi, loại lồng nhỏ có kích thước 1 2m2, loại trung bình có kích thước khoảng 10 – 12m3 , loại lớn có kích thước khoảng 18 20m3 (6x2x1,5m). Một lồng nuôi cá thường có 2 phần cơ bản là thân lông và phao. Đối với các lồng nuôi cá làm bằng vật liệu cứng như gỗ, tre... thì phần thân lông gồm có khung lồng và nan lồng. Khung lồng được làm từ các thanh gỗ chắc, khoẻ có đường anh hoặc độ dày 10 15cm hoặc cả cây tre. Trên các mặt lồng, có các thanh gỗ khoẻ để đỡ và cố định nan lồng. Các mặt bên của lồng, các nan được ghép cách nhau 1 - 2cm khoảng cách giữa các nan lồng không cho phép cá giống có thể chui qua. Mặt trên lồng cũng được ghép bằng các nạn thưa và được thiết kế cửa lồng để thả giống, chăm sóc và thu hoạch cá. Mặt đáy lồng, các nan được ghép khít với nhau. Phao có tác dụng làm cho lồng cá không bị chìm, được làm bằng các bó cây luồng, cây bương rồi cố định vào một bến của lồng. Đối với các lồng lưới, phần thân lông làm bằng lưới phao làm bằng thùng phuy hoặc thùng nhựa được liên kế lại thành khung nổi trên mặt nước. Phần thân lông được may hoàn chỉnh sau đó được mặc cố định vào khung. Hình 19. Kết cấu khung lồng bằng gỗ
2.3. Lựa chọn vị trí và đặt lồng cá
Vị trí đặt lồng có tính chất quyết định đến độ an toàn của lồng cá và hiệu quả nuôi. Do vậy, người nuôi cá nên chọn vị trí đặt lồng đáp ứng được các điều kiện sau: Nguồn nước trong sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải công nghiệp. Nơi đặt lồng cá có dòng chảy liên tục, tốc độ dòng chảy chậm 0,3 – 0,5m/giây. - Độ sâu đảm bảo đáy lồng cách ít nhất 50cm so với đáy dòng chảy. Không nên đặt lồng ở những nơi quá cạn sẽ khó khăn cho việc di chuyển lồng. Tránh đặt lông ở những vị trí như: nơi có thuyền bè thường xuyên qua lại, khúc quanh của sông, nơi có nước xoáy, nơi có chất thải công nghiệp đổ ra... Khoảng cách giữa các lồng không nên gần hơn 10m để hạn chế bệnh tật lây lan. Đối với các lồng được làm bằng vật liệu cứng, lồng cá được làm trên cạn rồi hạ thuỷ. Các lồng làm bằng lưới được mắc cố định sau khi đã liên kết các phao thành khung nổi trên mặt nước. Có thể liên kết nhiều lông thành một cụm 4 - 5 lồng để tiện chăm sóc, quản lý. Tuy nhiên, nếu ghép quá nhiều lồng sẽ khó khăn trong việc di chuyển lồng cá khi cần thiết. Cố định lồng bằng dây cáp, buộc chắc chắn vào các thân cây to trên bờ hoặc thả neo.
2.4. Thả cá giống
Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, đối tượng thuỷ sản nuôi ghép tối đa là 10% , lồng chủ yếu là cá trắm cỏ và cá rô phi. Cô cá giống để thi vào lồng phải là giống cỡ lớn, cá trắm cỏ cỡ 100 - 150 gram/con, cá rô phi cơ 50 gram/con. Yêu cầu đối với con giống thả là đồng đều, khoẻ mạnh, không bệnh tật. Hình thức nuôi trong lồng chủ yếu là nuôi đơn với mật đi cao. Nếu người nuôi cá muốn nuôi ghép có thể thả thêm cá Mật độ thả cá giống nên căn cứ vào cỡ cá giống. Nếu thả cỡ giống nhỏ thì tỉ lệ hao hụt sẽ cao, thời gian nuôi phải hợp đối với lồng cá rô phi là: 70 - 80 con/m2, với lồng có trắm là 50 – 60 con/m3. Thời gian thả cá giống cần phải căn cứ vào điều kiện thuỷ văn của dòng chảy, thường là sau mùa bão lũ.
2.5. Chăm sóc
Lượng thức ăn tự nhiên của các loài cá như cá tràm cá rô phi, cá chép... nuôi trong lồng rất hạn chế, mặt khá mật độ cá rất cao, nên thức ăn cho cá do người nuôi chó động cung cấp. Thức ăn sử dụng cho các lồng cá hiện nay chủ yếu là các loại rau cỏ, cám gạo, bột ngô. Các lồng nuô cá rô phi thâm canh thường dùng các loại thức ăn tổng hợp dạng viên nổi, có hàm lượng đạm >16%. Đối với các lồng nuôi cá trắm cỏ, lượng rau cỏ cung cố hàng ngày khoảng 30 – 40% tổng khối lượng cá nuôi tron lồng. Lượng thức ăn này cần được điều chỉnh theo khi năng tiêu thụ thức ăn của cá. Các lồng cá trắm cỏ có nuôi ghép các loại cá khác như rô phi, chép, trôi phải bổ sung thêm thức ăn tinh. Các loại thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bã đậu... có thể cho ăn riêng có thể trộn lẫn và nấu chín, lượng cho ăn hàng ngày khoảng 3 – 5% tổng khối lượng cá ăn trực tiếp. Đối với các lồng nuôi rô phi cao sản, người nuôi cá nên trộn các nguyên liệu như cám gạo, bột ngô, bột đậu tương, cá... thành một loại thức ăn tổng hợp, nấu chín cho cá ăn. Trong quy mô sản xuất lớn, nên sử dụng các loại thức ăn tổng hợp dạng viên nổi để cho cá ăn. Lượng các loại thức ăn trực tiếp này cho cá hàng ngày khoảng 5 – 7% tổng khối lượng cá. Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, Khi cho cá ăn, chú ý tung thức ăn vào lồng từ từ, tránh cho thức ăn bị nước cuốn trôi khi cá chưa kịp ăn.
2.6. Quản lý lồng cá
Trong suốt chu kỳ nuôi cá, việc quản lý lồng n cá phải được quan tâm đều đặn, thường xuyên, vệ sinh lồng nuôi cá, vớt bỏ thức ăn thừa, gỡ rác và các vật bị trôi dạt vào lồng. Hàng tuần kiểm tra khối lượng của cá để ước lượng tương đối chính xác lượng thức ăn cần cung cấp. Quan sát mức nước và dòng chảy, di chuyển lồng nếu thấy cần thiết. Cá nuôi lồng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại từ thượng nguồn hoặc bệnh tật từ các lồng cá xung quanh. Do vậy, quản lý lồng cá cần tỉ mỉ, chặt chẽ để đề phòng bệnh tật và các ảnh hưởng do ô nhiễm. Lồng nuôi cá cũng dễ bị hư hỏng do tác động của dòng nước hay các sinh vật phá hoại. Người nuôi cản đề phòng và phát hiện các chỗ hư hỏng, sửa chữa kịp thời để cá không thoát ra ngoài.
2.7. Thu hoạch
Thời gian nuôi cá lồng khoảng 8 - 9 tháng đối với cá trắm cỏ và 4-5 tháng đối với cá rô phi. Người nuôi cá chọn những khoảng thời gian thích hợp để thu hoạch cá như: trước khi vào vụ rét, khi cá đặt cỡ thương phẩm, hay khi cá thương phẩm trên thị trường đang được giá... Sau mỗi chu kỳ nuôi, lồng cá được kéo lên bờ, làm vệ sinh và tu sửa. Sau đó, di chuyển đến những vị trí an toàn tránh được lũ.