0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Một số tác dụng của chuối

Một số tác dụng của chuối

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của chuối

Quả chuối còn xanh chứa 10% tinh bột và 6,53% chất tanin. Chuối chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g chuối chín có: glucid 26,1g; protein 1,2g; lipid 0,3g; tro 0,8g; canxi 12mg; phốt-pho 32mg; sắt 0,8mg; các vitamin A (beta caroten) 225ug; vitamin B 0,03mg; vitamin C 14mg. Ngoài ra trong chuối chín còn có magiê, natri, lưu huỳnh, kẽm. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt.

Quả chuối chín có tác dụng nhuận tràng, chống scorbut và thúc đẩy sự lên da non của các thương tổn trong ruột, chống viêm ruột kết có loét.

+ Khi mới bị táo bón, chỉ cần ăn liên tục 3 - 4 quả chuối tiêu sau bữa cơm chiều, sáng hôm sau sẽ dễ đi vệ sinh. Nếu bị táo bón lâu ngày thì nên dùng quả chuối mật mốc (chuối lá) thật chín, đem nướng đến khi cháy gần hết vỏ, lấy ra bóc ăn khi chuối còn nóng, sau 30 - 60 phút sẽ thông đại tiện. Trường hợp phân bị vón quá nhiều thì sau 20 phút ăn tiếp một quả nữa rồi uống thêm một cốc nước muối pha loãng.

+ Chuối chín là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho mọi người, giúp ích cho hệ xương, sự sinh trưởng, cân bằng hệ thần kinh, là trái cây lý tưởng cho những vận động viên.

Theo các nhà khoa học của đại học John Hopkins (Mỹ) thì chuối là loại thuốc hạ huyết áp tốt nhất cho những người nghèo. Các bệnh nhân cao huyết áp ăn mỗi ngày 2 - 3 quả chuối, liên tục trong một tuần có thể giảm trị số huyết áp khoảng 10%.

- Bột của quả chuối xanh có tác dụng chữa loét dạ dày. Cách chế bột chuối như sau: Phơi quả chuối xanh trong mát hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, sau đó tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một muỗng canh hòa với nước ấm, uống lúc không no không đói quá.
Hắc lào mới phát: Rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước ấm, gãi cho trợt da la, lau khô rồi lấy quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra chấm, bôi, xát vào chỗ đau. Làm 4 - 5 lần sẽ khỏi.

- Hoa chuối có tính ấm, vị chua mặn, tác dụng làm ấm dạ dày, tan đàm, làm mềm u nhọt, thông kinh.

- Lá chuối được dùng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da. Dùng lá chuối rửa thật sạch, nghiền nát rồi trộn với nước gừng tươi để đắp chữa nhọt độc mới phát. Lấy lá chuối nghiền nát, trộn với lòng trắng trứng gà hoặc dầu mè để chữa các vết bỏng lửa, bỏng nước sôi.

- Trong chuối có chứa 3 loại đường thiên nhiên là: Sucrose, Fructose, Glucose được kết hợp với chất xơ (fiber) khiến cho nó có khả năng làm gia tăng năng lượng ngay tức thời cho cơ thể. Thế cho nên chỉ cần ăn hai trái chuối là có thể đủ năng lượng cung cấp cho người tập thể dục nặng, hoặc chơi thể thao với cường độ cao và căng thẳng trong suốt 90 phút.

Về dinh dưỡng nếu mang trái chuối so sánh với trái táo (apple) thì ta có được kết luận như sau: Trong chuối có hàm lượng chất đạm (protein) cao gấp 4 lần chứa trong trái táo, chất cacbon hydrat gấp 2 lần, phốt-pho gấp 3 lần, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần. Còn đối với các chất khoáng và sinh tố khác được coi là gấp đôi. Do đó, các vận động viên thể thao, đặc biệt là vận động viên thể hình trên toàn thế giới đã
chọn chuối là thức ăn cứng đầu trong các loại trái cây để bồi dưỡng sau khi tập luyện.

Tác dụng chữa bệnh của chuối

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng và năng lượng như kể trên, chuối còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh tật:

- Khi bị suy sụp tinh thần: Nếu ăn một quả chuối trong lúc tinh thần đang không tốt sẽ có tác dụng lấy lại tinh thần, cảm thấy phấn chấn, tươi tỉnh hơn. Nguyên nhân là trong chuối có chứa tryptophan là một loại protein mà khi ăn vào cơ thể, nó sẽ chuyển biến thành chất serotonin. Đó là một hóa có tác dụng giúp xoa dịu hệ thống thần kinh, thư giãn, tạo cảm giác vui vẻ, yêu đời.

- Thiếu máu: Trong chuối có hàm lượng chất sắt cao, nên chuối có thể kích thích sự sản sinh hemoglobine trong máu, giúp chống lại căn bệnh thiếu máu.

- Áp huyết: Chuối là loại trái cây duy nhất của vùng nhiệt đới có hàm lượng potassium rất cao, trong khi lượng muối lại thấp nên có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ huyết áp cho con người. Ăn chuối thường xuyên có tác dụng giúp giảm thiểu nguy cơ bị tai biến mạch máu não và cao huyết áp.

Táo bón: Vì chuối có lượng chất xơ cao, nên nếu chúng ta ăn chuối thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh táo bón.

- Đối với chứng bệnh bị bần thần vào buổi sáng khi thức dậy (Morning sickness), nếu thường xuyên ăn chuối giữa các bữa ăn để duy trì đường huyết ổn định sẽ có tác dụng khống chế và giảm triệu chứng bệnh.

Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã cho thấy, ăn chuối thường xuyên có tác dụng giúp trí nhớ tốt hơn, phản ứng nhạy bén và minh mẫn hơn..

Khi say rượu, bạn có thể dùng một hỗn hợp: chuối + sữa + mật ong cho vào máy xay rồi cho người bị say rượu uống, họ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường vì chuối có tác dụng làm cho dạ dày dịu lại, mật ong thì làm ổn định đường huyết và sữa thì giúp tái lập lại lượng nước trong cơ thể.

Loét dạ dày: Chuối có tác dụng làm trung hòa lượng acid cao trong dạ dày, giúp phòng tránh dạ dày bị loét vì nó tráng lên một lớp mặt trong dạ dày không bị các acid ăn mòn vào nơi bị loét.

Kiểm soát nhiệt độ: Chuối là loại thực phẩm được xếp vào những trái cây có tính mát nên có thể làm hạ nhiệt độ của cả cơ thể lẫn tinh thần.

Giảm stress: Potassiun trong chuối có chứa một chất khoáng thiên nhiên làm nhịp đập tim ổn định và gia tăng lượng oxy lên não bộ, cũng như làm cân bằng lượng nước trong cơ thể, có tác dụng làm giảm căng thẳng.

Bị muỗi cắn: Chà mặt trong của vỏ chuối lên chỗ vị trí bị muỗi cắn sẽ làm vết đỏ từ từ lặn mà không còn bị sưng tấy.

- Làm giày da sáng bóng: Chà mặt trong vỏ chuối vào đôi giây, sau đó lấy giẻ lau sạch vài lần sẽ làm đôi giày giày sáng bóng.