0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Luật Trí Não

Luật Trí Não

Tóm Tắt 12 Quy Luật Để Tồn Tại Và Phát Triển Ở Nơi Làm Việc, Ở Nhà Và Trường Học

http://hoachatcaotrong.com/public/uploads/images/t%E1%BA%A3i_xu%E1%BB%91ng_%282%29.jpg

Quy Luật #1 : Luyện Tập Thể Chất Giúp Tăng Cường Năng Lực Trí Não

  • Não chúng ta được tạo ra để đi bộ 12 dặm mỗi ngày !
  • Để cải thiện các kỹ năng suy nghĩ, phải vận động.
  • Rèn luyện cơ thể giúp chuyển máu lên não, mang lại cho não năng lượng từ Glucose và Oxy để loại bỏ các điện tử độc hại còn sót lại. Nó cũng giúp kích thích các protein để duy trì kết nối giữa các nơ ron.
  • Tập aerobic hai lần một tuần làm giảm 1 nữa nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thông thường. Aerobic cũng loại bỏ 60% nguy cơ mắc bệnh Alzhemeir

Quy Luật #2 : Tồn Tại ( Não Người Cũng Tiến Hóa )

  • Chúng ta không chỉ có một bộ não, mà chúng ta có tới 3 bộ não trong đầu. Chúng bắt đầu với “não thằn lằn”, nó giúp chúng ta thở. Sau đó bộ não giống não của con mèo, rồi phủ lên trên 1 lớp mỏng JellO được gọi là vỏ não – bộ não thứ 3, mạnh mẽ là “não người”
  • Chúng ta thông trị thế giới nhờ sự thích nghi với sự thay đổi của nó, sau khi buộc phải chuyển từ trên cây xuống thảo nguyên vì khí hậu cắt mất nguồn thức ăn của chúng ta
  • Chuyển từ việc đi bằng 4 chân đến đi bằng 2 chân trên thảo nguyên giúp giải phóng năng lượng nhằm phát triển 1 bộ não phức hợp
  • Lý luận hình tượng, tưởng tượng, là một khả năng độc đáo của con người. Nó xuất phát từ nhu cầu hiểu được những dự định và động cơ của người khác, cho phép chúng ta phối hợp trong 1 nhóm

Quy luật #3: Thiết Lập Hệ Thống Thần Kinh Kết Nối ( Mỗi Bộ Não Được Kết Nối Khác Nhau)

  • Những điều bạn làm và những điều bạn học được sẽ làm thay đổi cấu trúc vật lý của não bạn – nó sẽ thật sự được tái thiết lập
  • Những vùng não khác nhau phát triển theo tốc độ khác nhau ở những người khác nhau
  • Không có 2 bộ não người lưu trữ cùng 1 thông tin theo cùng 1 cách ở cùng 1 nơi giống nhau
  • Chúng ta có nhiều loại hình thông minh, nhiều loại hình trong số đó không thể hiện qua những bài kiểm tra IQ

Quy luật #4: Sự Chăm Chú ( Chúng Ta Không Chú Ý Đến Điều Nhàm Chán )

  • “Chùm sáng” chú ý của não chỉ có thể tập trung vào 1 việc trong 1 thời điểm: Không làm việc đa nhiệm
  • Chúng ta giỏi hơn trong việc xem xét các khuôn mẫu và rút ra ý nghĩa của một sự kiện hơn là ghi nhận lại các chi tiết
  • Sự thức tỉnh cảm xúc giúp não học tập tốt hơn
  • Người nghe cứ sau 10 phút lại lơ đãng, nhưng bạn có thể kéo họ lại bằng cách kể những câu chuyện hoặc tạo ra những sự kiện giàu cảm xúc.

Quy Luật #5: Trí Nhớ Ngắn Hạn ( Nhắc Lại Để Nhớ )

  • Não có nhiều kiểu hệ thống trí nhớ. Mỗi kiểu tuận theo 4 giải đoạn xử lý: Mã Hóa, Lưu Giữ, Nhớ Lại và Quên
  • Thông tin đi vào não bạn ngay lập tức được chia thành nhiều mảnh và được gửi tới nhiều vùng khác nhau của vỏ não để lưu giữ
  • Phần lớn các sự kiện dự đoán điều gì đó đã biết hay chưa cũng sẽ được ghi nhớ, xảy ra ở những giây đầu tiên của việc học hỏi. Chúng ta càng mã hóa kỹ lưỡng một ký ức trong những khoảnh khắc đầu tiên, ký ức đó sẽ càng mạnh mẽ hơn.
  • Bạn có thể cải thiện cơ hội ghi nhớ 1 điều gì đó nếu bạn tái tạo lại môi trường mà bạn cập nhật nó vào não mình lúc ban đầu

Quy Luật #6: Trí Nhớ Dài Hạn ( Nhớ Để Nhắc Lại )

  • Hầu hết mọi ký ức đều biến mất trong vài phút, nhưng những ký ức còn sót lại sau thời kỳ mỏng manh được cũng cố theo thời gian.
  • Các ký ức dài hạn được hình thành trong cuộc đối thoại hai chiều giữa cá ngựa và vỏ não, cho đến khi cá ngựa phá vỡ kết nối ký ức được cố định trong vỏ não – có thể mất nhiều năm
  • Não chúng ta chỉ cho chúng ta cái nhìn tương đối về hiện thực vì chúng pha trộn những hiểu biết mới với ký ức cũ và lưu giữ chúng mọi lúc mọi nơi
  • Cách thức khiến ký ức dài hạn trở nên bền vững hơn là dần dần hợp nhất thông tin mới và nhắc lại nó trong những khoảng thời gian nhất định

Quy Luật #7: Giấc Ngủ ( Ngủ Tốt, Suy Nghĩ Tốt )

  • Bộ não luôn trong trạng thái căng thẳng giữa các tế bào và các chất hóa chất buộc bạn phải đi ngủ, chính chúng cũng khiến cho bạn thức.
  • Các nơron trong não bạn hoạt động nhịp nhàng, mãnh liệt trong lúc bạn ngủ - có thể diễn lại những gì bạn học được ngày hôm đó
  • Mọi người khác nhau về giấc ngủ bao nhiều giờ và thích ngủ vào lúc nào, những động thái sinh học của giấc ngủ trưa thì hoàn toàn như nhau
  • Mất ngủ làm tổn thương sự chú ý, chức năng thực thi, trí nhớ làm việc, tâm trạng, kỹ năng định lượng, khả năng lập luận logic, và thậm chí sự khéo léo về vận động.

Quy luật #8: Sự Căng Thẳng ( Những Bộ Não Bị Căng Thẳng Học Tập Không Giống Nhau)

  • Hệ thống phòng thủ cơ thể bạn sự giải phóng adrenaline và cortisol – được tạo nên để phản ứng tức thì với một mối nguy hiểm thật sự nhưng đang qua đi, chẳng hạn một con hổ rang sắt. Sự căng thẳng kinh niên, ví dụ mâu thuẩn trong gia đình, phá bỏ không thương tiếc một hệ thống được tạo nên chỉ để đối phó với những phản ứng ngắn hạn.
  • Dưới tác động của sự căng thẳng kinh niên, adrenaline tạo ra những vết sẹo trong các mạch máu của bạn có thể gây ra một cơn đau tim hoặc đột quỵ, và cortisol gây tổn hại đến tế bào cá ngựa, phá hỏng khả năng học hỏi và ghi nhớ của bạn
  • Về phương diện cá nhân, loại hình căng thẳng tồi tệ nhất là cảm giác bạn không kiểm soát được rắc rối – bạn cảm thấy bất lực
  • Căng thẳng về cảm xúc có ảnh hưởng to lớn đến toàn xã hội, ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trường của trẻ em và năng suất lao động của nhân viên tại nơi làm việc

Quy luật #9 : Kết Hợp Các Giác Quan ( Kích Thích Nhiều Giác Quan )

  • Chúng ta tiếp thu thông tin về một sự việc thông qua các giác quan, chuyển nó thành tín hiệu điện ( một số hình ảnh, số khác là âm thanh,…) phân tán các tín hiệu đó tới phần riêng biệt của não, sau đó tái lập lại những gì diễn ra, cuối cùng nhận thức được sự việc một cách tổng thể
  • Bộ não dường như dựa một phần kinh nghiệm quá khứ trong việc quyết định cách thức kết hợp những tính hiệu này, vậy nên 2 người có nhận thức rất khác nhau về cùng một sự việc.
  • Các giác quan của chúng ta tiến hóa để hợp tác với nhau – thí dụ như thị giác ảnh hưởng đến thính giác – có nghĩa chúng ta học tập tốt nhất khi kích thích nhiều giác quan cùng 1 lúc.
  • Mùi hương có một năng lực khác thường trong việc tìm lại ký ức có thể do các tín hiệu mùi hương vòng qua đồi não và hướng thẳng tới các điểm đến của chúng, bao gồm cả bộ máy quản lý cảm xúc gọi là hạch hạnh

Quy Luật #10: Thị Giác Là Quân Bài Chủ Trong Tất Cả Các Loại Giác Quan

  • Cho đến nay thị giác chiếm vị trí thống trị trong hầu hết tất cả các loại giác quan của chúng ta, nắm giữ nữa tiềm lực của não.
  • Thứ chúng ta trông thấy chỉ là thứ não bảo chúng ta nhìn và không chính xác 100 %
  • Chúng ta phân tích thị giác theo nhiều bước. Võng mạc tập hợp các hạt ánh sáng thành những dòng suối thông tin như bộ phim ngắn. Vỏ não thị giác xử lý các dòng suối này, một vài vùng ghi nhận sự vận động, các vùng khác ghi nhận màu sắc, v.v… Cuối cùng chúng kết hợp các thông tin đó lại với nhau, do đó chúng ta có thể nhìn thấy được
  • Chúng ta học tập ghi nhớ tốt nhất thông qua tranh ảnh, chứ không phải ngôn ngữ viết và nói.

Quy Luật #11: Giới Tính (Bộ Não Của Đàn Ông Và Phụ Nữ Khác Nhau)

  • Đàn ông có 1 nhiễm sắc thể X và phụ nữ thì có 2, mặc dù hoạt động như nhiễm sắc thể dự phòng. Đó là một “điểm nóng” về nhận thức, chứa 1 tỷ lệ phần tram lớn khác thường các gen tham gia vào sự sản xuất của não
  • Về mặt di truyền, phụ nữ phức tạp hơn đàn ông vì các nhiễm sắc thể X hoạt động trong tế bào là sự pha trộn của bố lẫn mẹ. Các nhiễm sắc thể X của đàn ông đều bắt nguồn từ mẹ và nhiễm sắc thể Y của họ chứa hơn 100 gen, so với 1500 gen trong nhiễm sắc thể X
  • Bộ não của nam nữ khác biệt về cấu trúc và sinh hóa nam giới có hạch hạnh lớn hơn và sản sinh chất dẫn truyền thần kinh nhanh hơn. Tuy nhiên, chungs ta không biết được liệu những khác biệt đó có quan trọng hay không.
  • Nam và Nữ phản ứng khác nhau với sự căng thẳng cao độ: Phụ nữ kích hoạt hạch hạnh ở bán cầu não trái ghi nhớ các chi tiết có tính cảm xúc, Đàn ông sử dụng hạch hạnh bên phải và nắm bắt được các ý chính.

Quy Luật #12: Khám Phá ( Chúng Ta Là Những Nhà Thám Hiểm Mạnh Mẽ Và Tự Nhiên )

  • Trẻ nhỏ là mô hình cách thức mà chúng ta học tập không phải bằng các phản ứng thụ động với môi trường mà bằng cách tích cực thử nghiệm thông qua sự quan sát, đặt ra giả thiết thí nghiệm và rút ra kết luận
  • Những phần cụ thể của não thừa nhận cách tiếp cận khoa học này. Vỏ não trước trán bên phải tìm kiếm các sai sót trong giả thuyết của chúng ta ( “ Hổ rang sắt không phải vô hại ‘”) và khu vực tiếp giáp khuyên chúng ta thay đổi hành vi ( “ Chạy đi “)
  • Chúng ta có thể nhận biết và bắt chước hành vi nhờ các “ nơron phản chiếu “ phân bố rải rác khắp não.
  • Một số phần trong não người lớn dễ uốn nắng như não của trẻ nhỏ, vì vậy, chúng ta có thể tạo ra các nơron và học những điều mới mẻ trong suốt cuộc đời chúng ta.

Theo cuốn Luật Trí Não ( Brain Rules )

Tác giả John J.Medina