0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
LỰA CHỌN VÀ NUÔI TÔM BỐ MẸ

LỰA CHỌN VÀ NUÔI TÔM BỐ MẸ

Tôm bố mẹ chọn từ tôm thành thục bắt ở biển (trên đường di cư sinh sản hoặc tại bãi sinh sản) và từ tôm đã nuôi qua mùa đông.

Số tôm bố mẹ nuôi 3-4 con/m bể ương, số lượng ít thì ương trong giai 2 x 1 x 1m. Khi nhiều thì nuôi trong bể, mật độ 15-20 con/m2. Quá trình ương khống chế nhiệt độ ổn định 14-16°C, độ chiếu sáng trong phạm vi 500 lux, Nếu nhiệt độ thấp (lúc đầu) thì tăng dần mỗi ngày từ 0,5-1°C đến khi ổn định 14-16”.

Thức ăn nuôi vỗ: Thịt động vật thân mềm, rươi, thịt cua v,v... dùng thức ăn còn tươi. Lượng cho ăn mỗi ngày 5-10% trọng lượng tôm, cần sục khí liên tục, mỗi ngày thay nước trên 50%, cần thường xuyên hút bỏ cặn bã, thúc ăn thừa ở đáy bể.

CHO ĐẺ VÀ ẤP TRỨNG

1. Môi trường

Cho nước đã được lọc sạch vào bể đẻ, nước sâu 1m, điều chỉnh nhiệt độ tới 16-20°C, sục khí liên tục, lượng khí sục mỗi phút trong vòng 1% thể tích nước bể, sao cho mặt nước hơi gợn sóng là được. Nếu trong nước có kim loại nặng với hàm lượng hơi cao thì xử lý bằng cách cho muối EDTA vào và giữ ổn định ở nồng độ 2-10g/m3.

2. Cách cho tôm đẻ

Thường cho tôm đẻ trong bể, rồi vớt trúng tôm đưa vào bể ấp, cũng có thể cho tôm để trong giai thưa đặt trong bể đẻ, trứng tôm sẽ lọt qua mắt giai vào bể ấp.

3. Đưa tôm mẹ vào bể đẻ

Đưa vào buổi tối, ban đêm tôm đẻ, mật độ trung bình 10 con/m2. Khi bắt cần nhẹ nhàng, tránh làm tôm bị thương.

4. Xử lý sau khi tôm đẻ

Sáng sớm hôm sau kiểm tra tình hình tôm đó. Nếu đẻ tốt, đủ số lượng trứng theo nhu cầu và đủ mật độ ấp thì vớt tôm mẹ đi chỗ khác và bắt đầu ngay việc ấp trứng trong bể. Nếu thừa trứngthì vớt bớt trứng sang ấp bể khác. Nếu chưa đủ trứng thì để tôm mẹ tại bể đợi tôm đẻ thêm.

5. Ấp trứng ngay trong bể đẻ

Trước hết dùng sục khí để trứng chìm xuống đáy bể. Mở lỗ tháo nước ở đáy hoặc dùng ống xiphông hút hết nước có cặn bẩn đi, sau đó nút lỗ tháo lại và cho thêm vào lượng nước biển sạch mới có nhiệt độ ngang nhiệt độ trong bể và sục khí ngay. Việc tháo hút nước bẩn thường làm 1 lần, nếu 1 lần không sạch thì phải làm đi làm lại cho thật sạch.

Đua trứng vào bể ấp khác để ấp. Thường dùng ống xiphông hút cả trúng lẫn nước. Khi hút hết thì cho nước vào rửa sạch đáy bể rồi cho thêm nước mới vào để tôm mẹ để tiếp.

6. Ấp trứng

Thời gian ấp khống chế nhiệt độ cao hơn thời gian để từ 0,5-1°C, thường giữ mức 18-20°C, sục khí sao cho mặt nước có gợn sóng nhỏ, độ mặn nước biển 25-30%. Nếu trong nước có hàm lượng ion kim loại nặng ở mức hơi cao thì cho muối natri EDTA vào nước và duy trì ở nồng độ 2 x 10-6 - 4 x 10-6.

Cách 1-2 giờ khuấy đảo bể ấp 1 lần để không cho trứng bị chìm xuống đáy. Khoảng 30 giờ sau khi ấp thì trứng nở thành ấu trùng, lúc này cần triệt để hút sạch cặn bã ở đáy

 V. ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TÔM

1.Nuôi ấu trùng không đốt (Nauplius) 

Thời gian nuôi từ 3-4 ngày, chia làm 3 giai đoạn:

Tôm sống nhờ noãn hoàng, không cho ăn. Nhiệt độ nâng dần 20-23°C, oxy hòa tan từ 4 mg/l trở lên, pH = 7,8-8,6, độ muối 25-35%, NH4... dưới 0,5 mg/l sục khí liên tục, lượng sục lớn hơn khi ấp, sao cho mặt nước hơi cuộn sóng.

Bón phân gây nuôi tảo đơm bảo cho ăn.

Tiếp tục cho ăn tảo đơn bào, mật độ tảo 5 x 10-4 tế bào/ml, màu nước vàng nhạt, lượng phân bón phân đạm mỗi ngày 2 g/m3, dùng NaNO3, hoặc KNO3, phân lân 0,2 g/m3 (dùng loại phân K2HPO4).

Trong thời gian nuôi hàng ngày cho thêm nước, không thay nước. Nuôi 3-4 ngày chuyển sang giai đoạn Zoea.

2. Nuôi Zoea

Nâng dẫn nhiệt độ lên 22-24°C, lúc đầu cho thêm 20cm nước/ngày, khi đầy bể mới thay nước, lượng nước thay từ 1/10 đến 1/5 mỗi ngày, chia làm 2 lần thay. Luôn giữ cho nước sạch, hàng ngày hoặc cách ngày hút cặn bẩn đáy bể 1 lần (tùy mức độ bẩn), khống chế pH = 7,8-8,6, tăng lượng sục khí.

Giai đoạn Z1: Cho ăn chủ yếu tạo đơn bào, mật độ duy trì ở mức 10 x 104 tế bào/lít.

Giai đoạn Z2: Cho ăn thêm một ít luân trùng (3-20 con/cá thể tôm) khi thấy một ít con Mysis thì cho ăn thêm ấu trùng Artemia (2-4 con ấu trùng/1 con tôm con). Nếu thiếu thức ăn sống, có thể cho ăn bằng nước đậu tương. lòng đỏ trứng và thức ăn chế biến.

Nuôi trong điều kiện như trên sau 5-6 ngày thì tôm lớn thành ấu trùng Mysis.

3. Nuôi ấu trùng Mysis

Thời kỳ này nuôi bằng thức ăn động vật là chính, thường dùng nhất là Artemia, trùng bánh xe (Brachionus), thực vật là phụ.

Giai đoạn M1: Mỗi ngày cho ăn 10-20 con/cá thể.

Giai đoạn M2, M3: Mỗi ngày cho ăn 20-30 con/cá thể.

Hàng ngày kiểm tra độ nọ dạ dày và tình hình sinh vật trong bể để quyết định tăng giảm mức cho ăn, khi không đủ thức ăn động vật, có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng, bột men, thức ăn hạt nhỏ .v...

Khống chế môi trường: Nhiệt độ nước 24-25°C, lượng nước thay 50%/ngày, lượng sục khí 2,0-2,5% làm cho mặt nước luôn cuộn sóng, kịp thời hút cặn bã ở đáy bể.

Nuôi khoảng 5 ngày thì ấu trùng Mysis chuyển thành hậu ấu trùng (Postlarvae).

4. Nuôi hậu ấu trùng

Điều chỉnh nhiệt độ nuôi từ 25-26°C. Trước khi xuất tôm 1-2 ngày, hạ dần nhiệt độ trong bể bằng nhiệt độ trong nhà, ngày thay nước 50%.

Kịp thời hút sạch cặn bẩn ở đáy bể. Thời kỳ này cần cho ăn thỏa mãn, thức ăn chính là ấu trùng Artemia, lượng cho ăn mỗi ngày 70-100 con/cá thể, cuối thời kỳ tăng thêm. Nếu thiếu Artemia thì cho ăn thêm bằng thịt nghêu,sò tươi, rửa sạch nghiền nhỏ, lòng đỏ trứng, tôm vụn xay nhỏ và thức ăn chế biến hạt nhỏ.

 XUẤT VÀ VẬN CHUYỂN TÔM CON

Trong điều kiện nuôi tốt sau 20 ngày trở thành tôm con (có chiều dài trung bình 1cm) lúc này có thể xuất cho các nơi nuôi.

- Xuất tôm con (tôm bột).

- Vận chuyển tôm con.

+ Chở bằng thùng vải bạt: Tôm cỡ 1cm chở mật độ 10-15 vạn con/100 lít nước. Chở hở, chỉ cho nước ngập 2/5 miệng thùng để tránh khi vận chuyển bị xóc bắn tôm ra ngoài. Nên mang theo bình oxy đề phòng xe phải dùng, tôm thiếu oxy.

+ Chở bằng túi oxy: Cỡ túi 30 lít cho 1/3 nước, 2/3 hơi, mật độ 2-3 vạn con. Vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ nước dưới 20°C, thời gian vận chuyển có thể đảm bảo hơn 10 giờ.

Nước biển dùng vận chuyển phải sạch, mới lấy, nên vận chuyển sáng sớm hoặc ban đêm.