KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ CON
I. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ CON
Trong khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi cá con chui ra khỏi vỏ trứng, chúng được nuôi dưỡng bằng khối noãn hoàng chứa đầy các chất dinh dưỡng. Khi sử dụng hết khối noãn hoàng, chúng bắt đầu biết tìm thức ăn ngoài môi trường xung quanh. Từ ngày thứ 4 sau khi nở, nếu không được cung cấp thức ăn, cá con sẽ bị chết rạc. Trong giai đoạn còn nhỏ, cơ thể cá yếu, rất dễ bị các sinh vật địch hại tấn công, sức chịu đựng với những yếu tố môi trường bất lợi rất yếu. Do vậy, cần có những biện pháp kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ cá con tránh khỏi những tác động xấu từ môi trường. Ương cá con là quá trình quản lý và chăm sóc đàn cá con từ khi chúng biết sử dụng thức ăn bắt ngoài môi trường đến khi chúng đủ kích thước con giống để thả nuôi cá thương phẩm. Do đặc tính dinh dưỡng và khả năng thích ứng với môi trường sống của cá con khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển, người ta đã chia tuổi cá con thành 3 giai đoạn phát triển là cá bột, cá hương và cá giống. Cá bột là cá con mới nở, cá giống là cá đủ kích thước thả nuôi cá thương phẩm. Vì vậy, kỹ thuật ương cá con sẽ có 2 giai đoạn: ương cá bột thành cá hương và ương cá hương thành cá giống. Việc phân chia quá trình ương cá con thành 2 giai đoạn như trên thực chất là thay đổi các biện pháp chăm sóc và quản lý sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá, nhằm nâng cao tỉ lệ sống và chất lượng cá thu hoạch.
1.1. Ương cá bột thành cá hương
Trong giai đoạn phát triển từ cá bột thành cá hương, cơ thể cá phát triển chưa hoàn chỉnh, một số cơ quan như vây, vẩy, bóng khí, cơ quan tiêu hoá... phát triển chưa đầy đủ. Khả năng vận động trốn chạy kẻ thù và chống chịu với các biến động xấu của môi trường rất yếu. Ở giai đoạn ương cá bột thành cá hương, đa số các loài cá có chung nguồn thức ăn là thực vật phù du và động vật phù du cỡ nhỏ. Sau giai đoạn này, chúng có sự thay đổi tính ăn. Cá bắt đầu có tính chọn loại thức ăn giống như cá trưởng thành. Trong giai đoạn ương cá bột thành cá hương cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật bảo vệ cá tránh các tác động của địch hại và môi trường, gây nuôi thức ăn tự nhiên và bổ sung thức ăn cho cá.
1.1.1. Chọn ao ương
Ngoài những điều kiện cần có để lựa chọn một ao nuôi như đã trình bày ở phần trên, người ương cá con cần chú ý một số yêu cầu kỹ thuật nhằm nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cá. - Nguồn nước: Do sức đề kháng bệnh tật và chống chịu với môi trường của cá con rất yếu. Vì vậy, ao ương phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm về mặt hoá học và không tồn tại các loại sinh vật có thể gây hại cho cá con, đặc biệt là cá dữ và nòng nọc ếch nhái... Nhu cầu trao đổi chất của cá con rất lớn, đặc biệt như cầu không gian hoạt động của cá con ngày càng mở rộng, nên ao ương phải có nguồn nước chủ động bơm thay nước và bổ sung nước trong các trường hợp; điều chỉnh màu nước ao, gia tăng lượng ôxy hoà tan, tăng thể tích nước và không gian hoạt động của cá con. Chất đáy: Chất đáy có khả năng tích trữ và bổ sung chất dinh dưỡng cho ao, cũng có thể chất đáy gây ô nhiễm cho môi trường ao ương. Do vậy, nên chọn các ao có chất đáy là đất bùn đề ương cá con. Không nên chọn các ao có chất đáy nhiều cát, rất khó gây màu nước. Độ dày của lớp bùn quá mỏng sẽ khó gây màu, cá con thiếu thức ăn. Nếu bùn quá dày thì ao ương dễ bị ô nhiễm, nên chọn các ao có độ dày bùn từ 15 - 25cm. Diện tích: Diện tích ao ương cá con liên quan đến khả năng quản lý môi trường và chăm sóc cá con. Ao quá rộng, người nuôi cá sẽ gặp khó khăn trong việc gây màu nước, quản lý địch hại. Ao quá hẹp, cá con sẽ thiếu môi trường hoạt động, quy mô sản xuất manh mún. Đối với các ao ương cá, nên chọn những ao có diện tích từ 500 - 3.000m2, tuỳ thuộc quy mô sản xuất của mỗi hộ gia đình. Độ sâu: Trong quá trình ương cá con, độ sâu thực tế của các ao ương chỉ cần 80 – 100cm. Tuy nhiên, ao ương cần có bờ cao, trong các điều kiện bất lợi như mật độ cao, màu nước quá đậm, cá nổi đầu hay trời nắng gắt làm cho nhiệt độ nước tăng cao, ao ương vẫn có thể nhận nước bổ sung lên đến độ sâu 1-1,2m. - Ánh sáng: Thức ăn chủ yếu của cá con là sinh vật phù du. Vì vậy, các ao ương nhất thiết phải có điều kiện thông thoáng, đây đủ ánh sáng để tảo nước và động vật phù du phát triển. Khi chọn ao ương, nên chọn các ao không bị che khuất bởi các công trình xây dựng hay cây có tán rộng. Người nuôi cá cần phải phát quang các bờ bụi, tán cây che khuất ánh sáng của ao ương. Các ao ương xây dựng mới nên bố trí theo hướng Đông - Tây để ao có điều kiện nhận được nhiều ánh sáng nhất trong ngày.
1.1.2. Chuẩn bị ao ương
Việc chuẩn bị ao để ương cá bột thành cá hương cơ bản tuân theo các bước kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá. Tuy nhiên, người ương nuôi cá cần phải chú ý hơn một số khâu kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ và nâng cao tỉ lệ sống, sản lượng thu hoạch cá con. - Tháo cạn nước, bắt loại bỏ cá cũ, cá tạp và các loại sinh vật khác trong ao. Việc này cần phải làm triệt để, vì các loại cá tạp và các loại sinh vật khác như: cá rô đồng, cá rô phi, cá quả, nòng nọc ếch, nhái, rắn nước... có thể bắt cá con làm thức ăn. - Gia cố bờ ao là việc làm quan trọng nhằm ngăn chặn các dòng nước rò rỉ vào ao hoặc từ ao ra ngoài. Các dòng nước dò rỉ này sẽ là lối thoát của đàn cá con ra khỏi ao hoặc là đường xâm nhập của các sinh vật có hại vào ao ương. - Khử trùng đáy ao: Dùng vôi bột để tiêu diệt trùng và cơ thể trưởng thành của những loài cá tạp còn sót lại trong ao. Lượng vôi bột dùng để khử trùng và diệt tạp đáy ao là 10 – 15kg vôi bột100m2 đáy ao. - Phơi đáy: Các ao ương sau khi đã khử trùng và diệt tạp cần phải được phơi đáy. Tác dụng của việc phơi đáy ao ương cá là tiêu diệt nốt các sinh vật thuỷ sinh và ấu trùng của chúng còn tồn tại trong ao. Mặt khác, quá trình phơi ao sẽ làm cho lớp bùn đáy ao trở nên xốp, tăng cường quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ở đáy bùn, dễ dàng cho việc gây màu nước. - Bón lót: Đối với các ao ương cá con, bón lót là khâu kỹ thuật không thể thiếu. Có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh bón lót cho ao trước khi lấy nước vào. Lượng phân bón lót cho ao ương cá: Phân chuồng: 30 - 50kg/100m2 đáy hoặc phân xanh: 50 - 60kg/100m2, hoặc phân vô cơ 2 – 3kg/100m2, chia ra theo tỉ lệ bón phân đạm và phân lân là 2:1.
- Lấy nước vào ao: Chỉ lấy nước vào ao trước khi thả cá bột 3 – 5 ngày, khi lấy nước vào ao cần phải lọc các sinh vật địch hại, lần đầu lấy nước chỉ cần lượng nước đạt đến độ sâu 40 - 60cm, sau khi nước đã lên màu mới thả cá bột và lấy thêm nước vào ao.
1.1.3. Thả cá bột
- Cỡ cá bột: đa số các loại cá bột đều có chiều dài thân 0,5 - 0,7cm. - Chất lượng cá bột: Cá bột thả ương là cá bột vừa mới tiêu hết khối noãn hoàng, khi cho cá bột vào bát nước, thấy chúng có khả năng bơi lội tự do, linh hoạt, không bị chìm xuống đáy bát. Tuy nhiên, cần rất chú ý, cá bột đã tiêu hết noãn hoàng mà không được thả ương ngay sẽ thành cá bột “già”, những lứa cá bột như này sẽ có tỉ lệ hao hụt rất lớn do chúng bị thiếu dinh dưỡng.
- Thời điểm vận chuyển và thả cá bột: Người nuôi cá cần tránh những thời điểm có mưa rào, nắng gắt để vận chuyển và thả cá bột. Thời điểm vận chuyển và thả cá bột tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát.
- Mật độ thả cá bột: Mà trắng 250 – 300 con/m2. Mè hoa 150 - 200 con/m2. Mrigal 180 - 200 con/m2. Rô bu (Trôi Ấn Độ) 180 - 200 con/m2. Trắm cỏ 220 - 250 con/m2. Chép 130 - 150 con/m2. Chim trắng 200 – 250 con/m2. - Kỹ thuật thả cá bột: Sau khi vận chuyển cá bột về ao ương, không nên để cá bột trong bao chưa lâu. Khi chưa thể thả cá bột ngày, cần nhẹ tay lắc đều bao chứa để cá không bị ngạt. Trước khi mở bao thả cá bột ra ao, nên ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, mở miệng bao, nghiêng lấy thêm nước ao vào bao rồi từ từ đổ cá ra. Làm như thế để tránh cho cá bị sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ nước ngoài ao và trong bao chứa cá. Khi thả cá bột, người nuôi cá cần chú ý lựa chọn địa điểm thả cá là góc ao sạch không có rác và ở đầu ngọn gió. Khi thả cá bột xong, người thả cá có thể nhẹ tay khoả nước để cá bột tản nhanh ra ao.
1.1.4. Chăm sóc ao ương cá hương
Trong quá trình ương cá bột thành cá hương, việc chăm sóc và quản lý ao ương cần phải đạt được mục đích: bảo đảm đủ thức ăn cho cá, rút ngắn thời gian ương và nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch của cá hương. Đa số các loài cá trong giai đoạn ương cá bột thành cá hương có chung nguồn thức ăn cơ bản là sinh vật phù du. Vì vậy, trong các ao ương cần duy trì lượng thức ăn phù du sinh vật phong phú, bằng cách bón phân gây màu nước. 60
Những người nuôi cá con lâu năm có kinh nghiệm xác định sự thiếu đủ dinh dưỡng của ao ương bằng cách quan sát màu nước. Nước ao ương có màu xanh lá chuối non thể hiện trong ao có đủ thức ăn cho cá con. Màu nước biến đổi đậm hơn hoặc nhạt hơn đều không tốt cho quá trình phát triển của cá. Vì vậy, người nuôi cá cần có sự điều chỉnh linh hoạt lượng phân bón và chu kỳ bốn phần dựa vào màu nước của ao. Thông thường, lượng phân bón bổ sung cho các ao ương cá hương hàng tuần là 10 – 15kg phân chuồng ủ hoại trên 100m2 ao. Các ao ương cá mè, các loại trôi, chép bón thêm phân xanh với lượng 15 - 20kg/100m2 ao. Bên cạnh nguồn thức ăn tự nhiên gây nuôi được trong ao, người nuôi cá cần phải chủ động cung cấp các loại thức ăn bổ sung cho cá. Thường các loại thức ăn này được cung cấp đều đặn từ ngày thứ 3 sau khi thả cá bột. Thức ăn bổ sung đều ở dạng bột, như bột gạo, cám gạo, bột mỳ. Trong những ngày đầu cho cá ăn thức ăn bổ sung, các loại bột này được nấu chín, hoà loãng vào nước và té đều ở khu vực ven bờ ao. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi, có thể rắc bột sống cho cá. Khi rắc bột sống, người nuôi cá nên thả bèo tấm rồi rắc bột lên bèo. Lượng thức ăn bổ sung (tính khô) cho cá tăng dần từ 0,1 - 0,4kg vạn cá/ngày. Đối với cá chép và cá trắm, người ta có thể ương bằng cách không bón phân, dùng sữa đậu tương tá trực tiếp xuống ao cho cá, lượng khô tăng dần từ 0,2kg/m2 ao/ngày. Cứ sau mỗi tuần ương, lượng đậu tương tăng 0,1 0,15kg/ngày.
1.1.5. Quản lý ao ương cá hương Quá trình ương cá bột thành cá hương thường kéo dài 20 – 30 ngày. Khi thu hoạch, cá hương của đa số các loại cá như mè, trôi, trắm, chép đều có chiều dài khoảng 2,5 3cm. Quản lý ao ương cá hường phải được tiến hành thường xuyên, tỉ mỉ trong suốt quá trình tương để bảo vệ cá con tránh khỏi các tác động xấu của môi trường. Quản lý ao ương bắt đầu từ việc tham ao (tuần ao) hàng ngày, hàng buổi để phát hiện các hiện tượng bất lợi có thể xảy ra và tìm cách xử lý. Bảo vệ bờ và công tháo nước. Công tháo nước và bờ ao có thể bị rò rỉ. Tuỳ theo mức độ rò n mà có thể có các hiện tượng bất lợi xảy ra như ao có thể bị cạn nước, cá con có thể ngược dòng ra khỏi ao hay địch hại có thể xâm nhập vào áo... Do vậy, phát hiện và đắp bịt các chỗ rò rỉ ở bờ và cống ao ương phải kịp thời và triệt để. Bổ sung nước vào ao ương. Khi thả cá bột vào ao ương, múc nước trong ao chỉ đạt độ sâu 0,4 - 0,6m. Trong quá trình ương, môi trường ao sẽ trở nên hạn hẹp do cá con phát triển về kích thước cơ thể. Bón phân thường xuyên cùng với các chất thải của cá con làm lượng chất hữu cơ dư thừa tăng lên gây ô nhiễm trong ao. Vì vậy, bộ sung và thay nước thường xuyên để tạo môi trường thuận lợi cho cá con phát triển. Mực nước sâu thích hợp đối với ao ương cá hương là 0,8 - 1m. Sau khi thả cá bột, có thể bơm bổ sung nước dần dần vào ao đến khi đạt độ sâu cần thiết, mỗi ngày nâng độ sâu 10 - 30cm. Đối với ao ương cá con, nên áp dụng biện pháp thay nước dần dần, vừa bơm nước bổ sung nước mới, vừa tháo bỏ nước cũ. Nói chung, việc bơm nước bổ sung và thay nước ao có thể tiến hành định kỳ, tùy theo điều kiện chủ động của nguồn nước, tốt nhất 1 3 ngày một lần. Bơm nước bổ sung đột xuất cho ao ương cá hương phải được tiến hành kịp thời trong các trường hợp phát hiện ao bị cạn nước hoặc bị ô nhiễm. Buổi sáng cá có thể bị nổi đầu nhẹ, khi mặt trời lên, cá lại lặn xuống điều đó thể hiện ao đủ dinh dưỡng và không bị ô nhiễm. Những trường hợp cá nổi đầu vào buổi sáng sớm nhưng khi mặt trời lên, cá không lặn thì phải bơm nước bổ sung ngay. Khi bơm nước vào ao ương, người nuôi cá nhất thiết phải lưu ý đặt lưới lọc rác và địch hại ở đầu cống cấp nước. - Phát hiện và diệt các loại dịch hại. Các loại dịch hại gây thiệt hại đối với ao ương cá con thường gặp như: cá dữ (cá quả, cá rô đồng...) nòng nọc ếch nhái, bọ gạo, bắp cày, rắn nước, chim bắt cá... Khi chuẩn bị ao ương, các loài cá dữ cần phải loại bỏ triệt để. Các đối tượng như rắn nước, chim bắt cá... xuất hiện không nhiều, cần quan sát và xua đuổi là chính. Các loại nòng nọc ếch nhái và bọ gạo, bắp cày thường xuất hiện trong quá trình ương cá. Để loại bỏ các loại địch hại này, cần có sự phát hiện sớm và diệt kịp thời. Nòng nọc thường sống theo đàn ở ven bờ nước và bắt cá Con làm thức ăn. Nòng nọc thường xuất hiện sau các trận mưa rào vài ngày. Để loại trừ nòng nọc, cản phát hiện sớm và vớt bỏ các ổ trứng ếch nhái nổi trên mặt nước hay các tổ trứng ễnh ương treo trên các cành cây phía trên mặt ao. Khi phát hiện có nòng nọc trong ao, dùng vợt hoặc lưới cá hương quây bắt. Bọ gạo Bắp cày Nòng nọc, ếch nhái. Một số loại địch hại của cả con Bọ gạo và bắp cày là những loại côn trùng sống trong nước, bắt cá con làm thức ăn nhưng lại hô hấp bằng khí trời. Chúng có những đám lông không thấm nước trên cơ thể để dự trữ không khí. Mỗi khi chúng sử dụng hết không khí trong đám lông, chúng phải ngoi lên mặt nước để lấy không khí. Lợi dụng đặc điểm này, ta có thể diệt chúng bằng cách lấy dầu hoả hoặc ma dát phủ một lớp mỏng trên mặt nước, khi bọ gạo và bắp cày ngoi lên gặp lớp dầu, không lấy được không khí chúng sẽ chết.
Có 2 cách dùng dầu hoả để diệt bọ gạo, bắp cày. Khi phát hiện ao có bọ gạo và bắp cày, nếu bạn ngày nắng và có gió, lấy dầu vay khắp mặt nước. Để diệt bọ gạo vào ban đêm, làm một khung tre nổi trên mặt nước, đổ dầu vào trong khung chỉ đủ để dầu lan kín khung tạo thành một lớp váng mỏng, treo một bóng điện phía trên khung dầu. Bọ gạo và bắp cày hướng sáng sẽ tập trung trong khu vực khung dầu, chúng ngoi lên khu vực có ánh sáng nhưng không lấy được không khí sẽ chết.
1.1.6. Luyện ép cá
Luyện ép cá là bước kỹ thuật quan trọng nhằm tăng kích thích cá hoạt động và trao đổi chất đồng thời tăng cường sức chịu đựng của cá con trong các điều kiện môi trường xấu. Luyện ép cá con trước khi vận chuyển là vô cùng cần thiết, nhằm nâng cao tỉ lệ sống của cá trong quá trình vận chuyển. Những đàn cá không được luyện ép kỷ, khi vận chuyển thường có hiện tượng “nhược” hay “sượng”, tỉ lệ hao hụt trong trường hợp này rất lớn. Luyện cá hay một số địa phương gọi là “quấy dẻo” thường được tiến hành sau khi thả cá bột 1 tuần. Cứ sau 5 - 6 ngày lại luyện cá 1 lần. Phương pháp luyện cá đơn giản là dùng cành cây thả xuống ao và buộc dây kéo vài lượt cho nước ao đục. Có nơi, người ương cá lùa trâu bò đi vài vòng dưới ao cũng có hiệu quả. Trước khi thu hoạch 4 - 5 ngày, mỗi ngày 1 lần, dùng lưới cá hương kéo dồn cả lại một góc ao rồi lại thả ra, phương pháp này vừa luyện và vừa kiểm tra được cá, Nếu dùng lưới luyện cá quá sớm, cá sẽ bị “đóng dầu”, do cỡ cá còn nhỏ, nên có thể chui lọt đầu vào mắt lưới rồi mắc lại ở đó, những con bị “đóng đầu” đều chết.
Khi thu hoạch cá hương, phải tiến hành ép cá trước khi vận chuyển. Phương pháp đơn giản nhất là cắm giai ngay tại ao ương, thu cá và nhốt cá vào giai trong khoảng nửa ngày đến 1 ngày. Mật độ ép cá trong giai từ 2 - 3 vạn cá/m3 nước.
1.1.7. Thu hoạch
cá hương Sau khi thả cá bột 20 – 30 ngày, khi cá đạt kích thước 2,5 - 3cm thì có thể thu hoạch cá hương. Trước khi thu hoạch cá hướng, cản ngừng cho cá ăn thức ăn bổ sung và luyện cá.
Hình 16. Giai ép cá
Khi thu hoạch cá, rút bớt nước ao, đến độ sâu 60 - 80cm thì có thể dùng lưới cá hương kéo. Có thể thu triệt để trong ngày hoặc thu dần trong một vài ngày. Nên thu cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trong những ngày nắng gắt, nhiệt độ nước lên cao thì người nuôi cá cần lưu ý bổ sung nước vào ao ngay nếu chưa thu hết cá.
1.2. Ương cá hương thành cá giống
Trong giai đoạn phát triển từ cá hương thành cá giống, kích thước cơ thể cá đã tăng lên, môi trường sống trong ao ương cá hương trở nên chật hẹp. Mặt khác, ở giai đoạn này, mỗi loài cá có sự biến đổi tính ăn giống như cơ thể trưởng thành. Do vậy, chuyển cá hương sang ao ương cá giống có tác dụng san thưa, tạo môi trường sống rộng rãi hơn cho cá, đồng thời điều chỉnh phương pháp chăm sóc cá cho phù hợp với tính ăn của mỗi loài. Quá trình ương cá giống nên tiến hành trong những ao có diện tích 1.000 - 3.000m2, độ sâu 1-1,5m. Các khâu kỹ thuật cơ bản như: lựa chọn và chuẩn bị ao ương, thả cá, quản lý ao ương và thu hoạch cá được tiến hành tương tự ao ương cá hương. Đối với ao ương cá trắm cỏ giống không cần bón lót. Thời gian ương cá giống thường kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Trong khoảng thời gian đó, cá con sẽ phát triển qua 2 cấp độ cá giống, là cá giống cấp 1 và cá giống cấp 2. Khi thả cá giống đạt kích thước cá giống cấp 1, một số loài cá cần phải san thưa trước khi ương tiếp thành cá giống cáp 2, để đảm bảo đủ mọi trường sống cho cá.
1.2.1. Thả cá hương
Bên cạnh các kỹ thuật thả cá như thời gian, địa điểm và cách thả giống... được áp dụng như khi thả cá bột lên cá hương, người nuôi cá có thể tham khảo một số số liệu về mật độ thả cá để ương cá giống như sau:
Bảng 2. Mật độ thả và thời gian ương cá giống
1.2.2. Chăm sóc
Đối với đa số các loài cá nuôi ở giai đoạn ương cá giốn.. thức ăn quan trọng nhất vẫn là thức ăn tự nhiên. Giải quyết thức ăn tự nhiên cho cá con bằng cách bón phân gây màu nước. Cơ bản cần quan sát màu nước ao để quyết định lượng dùng các loại phân hữu cơ bón cho ao. Đối với các ao cá mè, chép, rôhu, mrigal, bón 10 - 15kg phân chồng ủ hoai và 15 - 20kg phân xanh cho 100m2 ao. Đối với ao ương riêng cá trắm cỏ giống, không cần thiết phải bón phân. Ngoài việc bón phân gây màu nước, cần phải bổ sung các loại thức ăn trực tiếp cho cá. Đối với ao ương cá mè, bổ sung các loại bột như bột gạo, cám gạo,.. với lượng 200 400gam/100m2 ao/ngày. Đối với ao ương cá chép, rôhu, mrigal lượng bột ngô, cám gạo... bổ sung theo từng giai đoạn. Tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau khi thả cá hương, bổ sung 2,5 – 3kg/vạn cá/ngày. Sau đó, cứ mỗi tuần, nâng dần lượng thức ăn thêm 1kg/vạn cá/ngày. Đối với ao ương cá trắm cỏ giống, việc bón phân không cần thiết, nhưng phải giải quyết đủ các loại thức ăn xanh cho cá. Các loại thức ăn mà cá trắm con có thể sử dụng được như bèo tấm, bèo dâu, các loại rau thái nhỏ và thức ăn tinh. Giai đoạn cá trắm cỏ ương thành cá giống cấp 1, lượng thức ăn hàng ngày là 30 – 35kg thức ăn xanh và 11,5kg thức ăn tinh cho 1 vạn cá. Giai đoạn ương cá trắm cỏ thành cá giống cấp 2, lượng thức ăn hàng ngày là 50 – 70kg thức ăn xanh và 3 – 4kg thức ăn tinh cho 1 vạn cá.