0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Kỹ Thuật Ương Cá Bột Lên Cá Giống Của Cá Tra Cá Basa

KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG

Cá tra sau khi nở khoảng 20 – 24 giờ, phải nhanh chóng đưa xuống ao ương để tránh tình trạng chúng ăn thịt lẫn nhau khi noãn hoàng đã hết. Cá basa không có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau, sau khi cá hết noãn hoàng, người ta thường ương trong bể ximăng khoảng hai tuần, sau đó mới chuyển sang ương tiếp trong ao.

I.CHỌN AO

Việc chuẩn bị ao ương phải được thực hiện trước khi thu hoạch cá bột, để khi có cá bột là có ao thả cá ngay.

Ao ương cá giống thường nhỏ hơn ao nuôi cá thịt, diện tích từ 300 - 1.000m2 là đủ. Độ sâu mực nước ao khoảng 1 - 1,5m. Nguồn nước cung cấp cho ao cá phải trong sạch, không bị ô nhiễm bởi những chất thải độc hại. Nguồn nước phải chủ động, không phụ thuộc vào nước mưa, khi cần là có ngay.

II. CẢI TẠO AO

Trước khi thả cá bột, phải tiến hành cải tạo ao theo qui trình như sau: dọn dẹp ao - rải vội - bón lót - bơm nước - tạo thức ăn tự nhiên cho cá - bón phân.

1. Dọn dẹp ao: Dọn dẹp, loại bỏ tất cả các cây cỏ dại mọc xung quanh bờ ao. Tháo cạn nước ao, diệt hết cá tạp và các loại địch hại như cua, rắn, ếch... Có thể dùng dây thuốc cá để diệt, liều lượng sử dụng: 1kg dây thuốc cá tươi/100m3 nước ao. Vét bớt bùn ở đáy ao, chỉ chừa lại lớp bùn chừng 10 - 15cm. San lấp các lỗ mới, hang cua.

2. Rải vôi: Rải đều vôi đáy ao và xung quanh bờ ao với liều lượng 7 - 10kg/100m2 ao. Sau đó phơi nắng đáy ao từ 1 đến 2 ngày. Lưu ý: những vùng ảnh hưởng phèn thì không nên phơi nắng đáy ao, vì sẽ dễ làm cho phèn thoát lên tầng mặt.

3. Bón lót: Dùng bột đậu nành và bột cá để bón lót cho ao, liều lượng mỗi loại là 0,5kg/100m2 đáy ao.

4. Bơm nước: Bơm nước vào và thoát nước ra vài lần để làm giảm độ phèn trong ao. Sau đó bơm nước sạch vào ao qua hệ thống cống có lưới ngăn cá tạp, mực nước bơm vào lần đầu sau khoảng 0,3 - 0,4m.

5. Tạo thức ăn tự nhiên cho cá: Cho trứng nước (moina) và trùn chỉ vào ao (khoảng 5 lon trứng nước + 2 lon trùn chỉ/100m2 ao) để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bột. Khi đó, cá bột sẽ có thức ăn ngay khi được thả vào ao, tránh được tình trạng chúng ăn thịt lẫn nhau vì đói. Sau một ngày, tiếp tục cho nước từ từ vào ao để mực nước ao đạt khoảng 0,7 - 0,8m.

6. Bón phân: Để gây màu cho nước, nên dùng phân chuồng (phân gà, cút, heo, bò...), phân lân hoặc phân urê bón cho ao. Đối với phân chuồng thì dùng với liều lượng 10 -15kg/100m2 ao. Đối với phân lân hoặc phân urê thì dùng liều lượng như nhau: 0,5 - 1kg/100m2 ao.

Sau một thời gian bón phân, khi nước ao chuyển sang màu vỏ đậu xanh hoặc màu xanh nhạt là lúc ao đã sẵn sàng để thả cá bột.

II. THẢ CÁ BỘT VÀO AO

Sau khi thu cá bột thì phải thả ngay vào ao. Mật độ ương trong ao: 250 - 400 con/m2 với cá tra, 50 - 100 con/m2 với cá basa. Mật độ ương trong bế ximăng đối với cá basa: 400 - 500 con/m2. Không nên thả cá với mật độ quá dày, vì sẽ làm cho cá lớn không đều và dễ phát sinh bệnh tật.

Lưu ý: Nếu mua cá bột để ương, nên chọn giống cá bột tại những cơ sở sản xuất lớn, có uy tín. Cá bột phải có lý lịch rõ ràng, đời bố của chúng phải có chất lượng tốt. Phải chọn những con có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không mang bệnh tật. Cần phải lưu ý đến việc vận chuyển cá bột từ chỗ mua về đến ao ương. Có thể dùng thúng hay sọt, túi nylon, can nhựa hay thùng nhựa để vận chuyển cá. Với cá tra, phải tính toán sao cho thời gian vận chuyển là ngắn nhất nhằm hạn chế tỉ lệ cá hao hụt. Bởi vì cá tra rất háu ăn, nếu vận chuyển trong thời gian dài thì chúng sẽ đói và có thể ăn thịt lẫn nhau.

-Cách thả cá bột:

Dùng một tấm lưới ngăn một phần góc ao, thả cá bột vào phần lưới ngăn.

- Sau khi thả cá bột, tiến hành đưa nước từ từ vào ao để mực nước ao đạt khoảng 1 - 1,5m.

Khi mực nước ao đã đạt yêu cầu, cần phải sục khí ao để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước nhằm giúp cá tăng trưởng nhanh và kích thích khả năng bắt mồi của chúng.

IV. CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC

1. Cho cá ăn

Ở giai đoạn chuẩn bị ao, cần gây nuôi được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá trong giai đoạn đầu để khi thả cá xuống ao thì chúng có thức ăn ngay. Tuy nhiên, nguồn thức ăn này không đủ cung cấp cho cá, do đó sau khi thả cá xuống ao, phải bổ sung thêm các loại thức ăn khác như: bột đậu nành, lòng đỏ trứng gà, bột cá, sữa bột. Mỗi ngày cho cá ăn từ 4 - 5 lần, thời điểm cho ăn chủ yếu vào buổi sáng và chiều mát. Nên tập cho cá ăn theo giờ giấc cố định. Lượng thức ăn và qui cách cho ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá.

a) Đối với cá tra:

Trong 10 ngày đầu:

- Lấy lòng đỏ trứng gà hoặc vịt luộc chín, trộn với bột đậu nành và sữa bột. Cứ khoảng 10.000 cá bột, cần dùng 20 lòng đỏ trứng gà hoặc vịt và 200g bột đậu nành. Trộn đều tất cả với 1 lít dầu ăn rồi đem nấu chín, sau đó pha loãng với nước sạch rồi rải đều vào ao cho cá ăn.

- Lương thức ăn bình quân từ 0,5 - 0,8kg thức ăn/100m2 ao/ngày.

- Trong thời gian này, có thể bổ sung thêm trứng nước (moina) cho cá: một ngày cho khoảng 2 lít moina đậm đặc/10 vạn cá bột.

Sau 10 ngày: Khi cá đã bắt đầu ăn móng (nổi lên đớp khí), tăng thêm 50% lượng thức ăn cho cá, đồng thời bổ sung thêm trứng nước và trùn chỉ. Có thể trộn dầu gan mực vào thức ăn để giúp cá phát triển nhanh cũng như kích thích cá bắt mồi tích cực.

Sau 15 ngày: Lấy bột cá hoặc một ít cá tạp (khoảng 10%) xay nhuyễn trộn vào thức ăn, sau đó trộn đều với dầu gan cá (khoảng 3%) rồi cho cá ăn. Ở giai đoạn này có thể cho cá ăn với liều lượng 15 - 20% trọng lượng cá/ngày.

Cá bột được hơn 15 ngày thì có thể tháo lưới và thả cá ra ao. Trước khi tháo lưới, nên tháo nước cũ trong ao ra và thay khoảng 50% lượng nước sạch.

Sau 20 ngày: Khi cá bột được hơn 20 ngày thì cho cá ăn với công thức sau: 70% hỗn hợp cá tạp, bột cá + 30% hỗn hợp các thực phẩm nấu chín.

Sau 1 tháng: Cá bột khi hơn 1 tháng tuổi, có thể cho ăn cám + bột cá (tỉ lệ 1:1) hoặc cám + cá tươi (tỉ lệ 1/2). Mỗi ngày cho ăn từ 4 - 5 lần, khẩu phần ăn từ 5 - 7% trọng lượng cá. Cũng có thể cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp, khẩu phần ăn khoảng 2 – 3%. Thức ăn viên công nghiệp phải có hàm lượng đạm từ 30 - 35%.

b) Đối với cá basa

Thức ăn của cá basa trong hai tuần đầu cũng giống với cá tra.

Từ tuần thứ 3 trở đi, cho cá ăn thức ăn tự chế biến gồm cám và bột cá theo tỉ lệ 20% cám + 80% bột cá, đồng thời bổ sung thêm khoảng 1% premix khoáng và vitamin C (10mg/100kg thức ăn) vào thức ăn cho cá. Hỗn hợp thức ăn phải được trộn đều và nấu chín rồi mới đưa xuống sàng cho cá ăn. Mỗi ngày cho cá ăn từ 3 – 4 lần, khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 5 – 7% trọng lượng cá. Trong giai đoạn này cũng có thể cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp; mỗi ngày cho cá ăn 3 - 4 lần, khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 2 – 3%; nên chọn loại có kích cỡ vừa với miệng cá.

Đối với cá basa ương trong bể ximăng:

Thức ăn trong tuần đầu tiên là trứng nước moina, rận nước daphnia, ấu trùng artemia. Không nên đổ thức ăn vào bể một lần mà nên cho từ từ, khi cá ăn hết thì cho tiếp. Sau khi cá ăn xong, phải kiểm tra xem thức ăn còn thừa trong bể hay không để từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Từ tuần thứ hai trở đi, cho cá ăn trùn chỉ và thức ăn viên công nghiệp. Với thức ăn công nghiệp, nên chọn loại có kích thước vừa với cỡ miệng của cá. Khẩu phần ăn hàng ngày đối với thức ăn viên là 1 - 2% thể trọng cá, đối với trùn chỉ là 1kg/10.000 cá.

2.Chăm sóc cá

Ngoài việc cho ăn, cần phải có chế độ chăm sóc cá hợp lý để cá phát triển tốt.

- Trong 10 ngày đầu sau khi thả cá bột, mỗi ngày phải sục khí ao một lần để cung cấp lượng Oxy hòa tan cho cá.

- Việc cho cá ăn phải tuân thủ nguyên tắc: cho cá ăn với một lượng vừa đủ. Nên thả thức ăn từ từ, không nên cho một lần quá nhiều thức ăn vào ao, vì có thể cá sẽ ăn không hết và thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá.

Trong lúc cho ăn, phải quan sát biểu hiện đớp mồi của cá để biết được chúng còn đói hay đã no, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Để tăng cường sức đề kháng cho cá, nên trộn thêm vitamin C vào thức ăn với liều lượng 10 - 30mg/kg cá trong ngày. Mỗi tuần có thể thực hiện việc này từ 2 - 3 lần trong suốt thời gian ương cá giống.

Thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá, nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát để sớm phát hiện bệnh tật ở cá, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Để giúp cá khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh được bệnh tật, cần phải giữ nước ao luôn trong sạch, không bị ô nhiễm. Muốn vậy, phải thay nước ao định kỳ.

Trong thời gian ương cá, khoảng 15 ngày kiểm tra độ lớn của cá một lần nhằm lựa ra cá đồng cỡ. Cá lớn giữ lại, chuyển cá nhỏ sang ao khác để tránh trường hợp cá lớn giành hết thức ăn của cá nhỏ.

3. Qui cỡ cá hương, cá giống

Đối với cá tra:

- Ương cá hương: Sau 3 tuần, cá đạt chiều dài từ 2,7 - 3cm.

- Ương cá giống: Tiếp tục lương thêm 40 - 50 ngày, cá đạt chiều dài từ 8 - 10cm.

- Ương cá giống lớn: Tiếp tục đương từ 30 - 40 ngày, cá đạt chiều dài từ 16 - 20cm. Cá cỡ này có thể chuyển sang nuôi thịt.

Đối với cá basa:

- Ương cá hương: Sau 3 tuần, cá đạt chiều dài từ 3 - 3,2cm.

- Ương cá giống: Tiếp tục ương thêm 60 - 70 ngày, cá đạt chiều dài từ 10 – 12cm.

- Ương cá giống lớn: Tiếp tục ương đến khi cá đạt chiều dài từ 18 - 25cm (10 - 15 con/kg). Cá cỡ này có thể chuyển sang nuôi thịt.

V. THU HOẠCH CÁ GIỐNG

Sau 3-4 tháng ương, cá đạt cỡ 12 - 15 con/ kg, lúc này nên tiến hành thu hoạch cá giống. Cá giống sau khi thu hoạch có thể đem bán hoặc để nuôi thịt.

Để cá giống ít bị hao hụt trong lúc thu hoạch và khi vận chuyển đi xa, nên luyện sức dẻo dai cho cá bằng các cách sau đây:

- Cách 1: Trước khi vận chuyển cá khoảng 4-5 ngày, mỗi buổi sáng lội xuống ao và dùng vô cào khua đục nước và vỗ sóng cho cá chạy. Nếu ao rộng, có thể cho một con trâu kéo nhành cây và lội nhiều vòng quanh ao. Lưu ý là phải ngưng cho cá ăn từ 1 - 2 ngày trước khi vận chuyển.

- Cách 2: Dùng lưới kéo dồn cá vào một góc ao từ 1 - 2 giờ để cá quen dần với điều kiện chật hẹp, sau đó thả cá ra. Nên dùng lưới dệt sợi mềm không gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá (để cá không bị lọt và bị mắc vào lưới). Khi cá đạt cỡ cá hương, mỗi tuần kéo cá 1 lần cho đến khi thu hoạch. Nên kéo cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều . Trước khi thu hoạch cá giống, phải ngưng cho ăn ít nhất 6 giờ đồng hồ.

Thuốc Nano bạc thủy sản