Kỹ thuật trồng vải thiều phân bón
Nên cày đất lên 1 lượt rồi mới đào hố trồng. Kích thước hố tùy theo địa hình và loại đất.
Ở vùng đồng bằng: Đào hố sâu khoảng 40 - 50cm, rộng 80 - 90cm.
Vùng gồ đồi: Đào hố sâu 60cm - 1m, rộng 1m.
Khi đào hố cân để riêng lớp đất mặt ra 1 bên, lớp đất dưới ra 1 bên. Lúc bón phân thì cho toàn bộ lớp đất dưới xuống trước, trộn đều với phân. Sau cùng lấy lớp đất mặt đã để riêng phủ lên trên.
Lượng phân bón cho 1 hố trồng vải là:
Ở đồng bằng:
20 - 30kg phân hữu cơ. 0,5kg Lân.
0,5kg Kali
Ở vùng gò đồi:
30 - 40kg phân hữu cơ. 0,6kg Lân. 0,6kg Kali. Công việc đào hố, bón lót cần thực hiện trước lúc trồng cây ít nhất 1 tháng.
Chú ý: Sau khi cây giao tán thì cách 1 cây tỉa 1 cây hoặc tỉa cành.
Ở miền Bắc, trồng vải thiều vào tháng 2, 3 và đầu tháng 4 (vụ xuân). Trồng vụ thu vào các tháng 8, 9, 10.
Ở các tỉnh phía Nam trồng vào tháng 4, 5, 6.
Khi trồng, đặt bầu cây vào chính giữa hố, lấp đất kín mặt bầu, lèn đất xung quanh để cây đứng vững. Cần thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ bầu hay đứt rễ cây. Để cây con không bị lung lay, phải buộc cây vào 1 cọc cắm. Sau cùng, phủ rơm rạ hoặc cỏ vào gốc cây rồi tưới nước giữ ẩm.
Chăm sóc sau khi trồng.
Nếu trời nắng và hanh khô thì mỗi ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng. Nếu trời râm thì 2-3 ngày tưới 1 lần. Tưới như vậy đến khi cây phục hồi và sinh trưởng đều. Nếu phát hiện có cây bị chết thì phải trồng dặm ngay.
Xới xáo, nhặt cỏ dại thường xuyên để đất được thông thoáng. Có thể tận dụng đất bằng cách trồng xen vào cây họ đậu như: lạc, đỗ tương, đỗ xanh... Như vậy, vừa tăng thu nhập, vừa tăng độ phì cho đất và chống xói mòn.
Khi cây bén rễ hội xanh (khoảng 1 tháng sau khi trồng) là có thể bón phân. Nhưng lúc này rễ cây còn yếu, vì vậy chỉ nên bón với nồng độ loãng và chia làm nhiều lần để bón. Có thể bón từ 4 - 6 lần/năm.
Năm thứ nhất: Tưới nước phân đã ủ kỹ, pha loãng (nồng độ 30%). Nếu dùng phân Urê thì bón 25 - 50 g/cây/năm. Nồng độ và liều lượng tăng dần các lần về sau, nước phân pha loãng 50%, 50 - 100 g Urê/cây/năm.
Cây vải sang năm thứ 2, thứ 3: Vào mùa động có thể bón thêm 30 - 50kg phân hữu cơ/cây. Trước khi bón cần đào rãnh xung quanh tán, rãnh sâu 25 - 30cm, rải đều phân xuống rồi lấp đất. Để cân đối, có thể bón thêm supe Lân 0,3 - 0,4 kg và Sulfat Kali 0,3 - 0,4 kg/cây/năm.
Thời kỳ vải cho quả: Việc bón phân cho cây khiến cảnh mùa thu sung sức hơn để năm sau trở thành cành mẹ, xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa, thúc quá lớn. Căn cứ vào độ tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây (thể hiện qua số đo đường kính tán) để bón với số lượng phù hợp.
Chú ý tập trung bón vào các thời kỳ sau:
- Trước lúc ra hoa: Nhằm xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa, giúp cho việc ra hoa, đậu quả được tốt. Nên bón vào thời điểm trước và sau tiểu hàn cho đến trước hoặc sau đại hàn. Dùng 25% lượng N và K cả năm, 1/3 lượng P cả năm.
Bón thúc quả: Nhằm bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng để cây nuôi quả. Lúc này bón Kali là chủ yếu. Lượng Kali dùng cho đợt này chiếm 50% lượng Kali cả năm, đạm dùng 25%, lần dùng 1/3.
Bón trước hoặc sau khi thu hoạch quả: Bón phân thời kỳ này để phục hồi sinh trưởng cho cây, thúc đẩy cành mùa thu phát triển khỏe mạnh và sung sức chuẩn bị trở thành cành mẹ cho năm sau. Bón nốt 50% lượng đạm, 1/3 phân lân, 25% Kali. Có thể bón thêm phân hữu cơ để giúp bộ rễ phát triển tốt.
Nếu gặp lúc trời hạn, không có mưa, cần hòa phân với nước và tưới dưới tán cây từ ngoài vào trong. Nếu có mưa thì chỉ cần rắc phân lên mặt đất, chỗ dưới tán cây. Hoặc có thể dùng phương pháp bón hốc hay bón vào rãnh.
Tạo hình và cắt tỉa.
Biện pháp kỹ thuật này giúp cây có được bộ khung cân đối, bộ tán hợp lý để tăng khả năng quang hợp, chống chịu gió bão, giảm sâu bệnh, chóng ra hoa kết quả, năng suất cao và chu kỳ kinh tế kéo dài.
Tạo hình:
Mục đích của việc tạo hình cho vải là để cây thấp, đủ số cành chính phân bố đều trong không gian một cách hài hòa. Nếu để cây vải mọc tự nhiên thì nó sẽ có bộ tán cao lớn, khó khăn cho công tác chăm sóc và quản lý vườn.
Nên để cho cây có 1 thân cao 20 - 40cm thì phân cành, trên thân có 3 - 4 cành khung (còn gọi là cành chính). Khi cành chính dài 20 - 25cm thì bấm ngọn để phát triển cành cấp II, trên cành cấp II lại mọc cành cấp III. Điều khiển phân cành sao cho trong 3 năm đầu cây có tán hình mâm xôi hay hình bán cầu xòe rộng.
Cắt tỉa:
Cắt bỏ những cành mọc quá dày trong tán, cành mọc lộn xộn chồng lên nhau, cành sâu bệnh, cành yếu, cành khô, cành vượt.
Với những cành mọc dày, cành sâu bệnh thì dùng kéo cắt bỏ tận gốc cành.
Với những cành vượt cần hãm bớt tốc độ sinh trưởng thì cắt bớt ngọn cành, thúc đẩy các mầm cành ở dưới phát triển.