KỸ THUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ
B. KỸ THUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ
I. CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TRƯỚC KHI THẢ CÁ GIỐNG
1.1. Chọn ao nuôi cá
Việc chọn ao nuôi cá phải đảm bảo được các yêu cầu chung sau: Diện tích ao không quá hẹp hoặc quá rộng. Ao quá hẹp dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng nuôi và hiệu quả kinh tế thấp. Ao quá rộng, vượt quá khả năng đầu tư và quản lý của người nuôi sẽ làm cho năng suất nuôi và hiệu quả đầu tư thấp. Đối với những người nuôi cá bán thâm canh và quảng canh hiện nay, nên chọn ao hoặc xây dựng ao nuôi cá có diện tích từ 1.000 – 10.000m2. Độ sâu trung bình của ao vừa phải, không nên nông hơn ln và sâu hơn 2m. Đối với các ao xây dựng mới, nên bố trí ao theo hình chữ nhật, nằm theo hướng Đông Tây để nước ao nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất; đáy phẳng và dốc dân về phía công tháo tiêu nước, Bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m để tránh cá đi mất khi trời mưa to. Vị trí ao nuôi gần nguồn nước không ô nhiễm, chủ động bơm cấp và tiêu nước, tiện đường giao thông để dễ vận chuyển vật tư nuôi cá và tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Cải tạo ao
Trước khi vào vụ nuôi cá, cần phải cải tạo ao theo các bước sau: Tháo cạn nước, bắt loại bỏ cá cũ, cá tạp. - Phát quang bờ bụi và gia cố bờ ao. Vét bùn và dọn đáy ao Vét bùn loại bỏ bớt các chất hữu cơ lắng đọng ở đáy ao. Lớp bùn còn lại ở đáy ao chỉ dày 15 - 25cm. Dọn sạch rác và các loại vật liệu thải ở đáy ao. – Khử trùng đáy ao Sau một chu kỳ nuôi cá, nhiều sinh vật địch hại của cá và cá tạp phát triển trong ao cần phải loại bỏ. Mặt khác, sự lắng đọng các chất hữu cơ ở đáy ao là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh vật có thể gây bệnh hại cho cá. Sự tích luỹ các chất hữu cơ lắng đọng cũng làm môi trường đáy ao có xu hướng bị chua dần. Do vậy, khử trùng ao bằng vôi bột vừa có tác dụng tiêu diệt các sinh vật có khả năng gây hại cho cá, vừa có tác dụng khử chua cho đáy ao, Vôi dùng quá liều cũng là chất độc đối với cá, do vậy khi dùng vôi để khử trùng cho ao phải đúng liều lượng và đúng cách. Đối với ao mới xây dựng, ao có lượng bùn ít, mới hình thành, mỗi lần khử trùng đáy ao nên dùng 7 - 10kg vôi bột 100m2 đáy ao. Với những ao lâu năm, bùn nhiều, ao chua nên dùng 10 – 15kg/100m2 đáy ao.Vôi bột là loại với nung đã hút ẩm, tả ra thành bột. Cần phải rắc vôi đều khắp đáy ao. Để tránh bụi vôi ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, nên chọn những điểm thuận lợi trên đáy ao, vét bùn thành những hố, đổ vôi bột vào đó, trộn lẫn vội với nước, bùn. Sau đó, chỉ cần đứng tại một vài điểm có thể múc nước vôi té đều khắp ao. - Phơi đáy Phơi đáy ao là một việc làm cần thiết đối với ao nuôi cá. Sau khi đã khử trùng bằng vôi, không lấy nước vào ao ngay mà để phơi đáy ao 3 ngày đến 1 tuần. Quá trình phơi đáy ao có tác dụng tiêu diệt nốt các sinh vật thuỷ sinh và ấu trùng của chúng còn tồn tại trong ao. Mặt khác, quá trình phơi ao sẽ làm cho lớp bùn đáy ao trở nên xốp, tăng cường quá trình phân huỷ háo khí các chất hữu cơ và cố định đạm của vi sinh vật. - Bón lót Là biện pháp gây nuôi tảo và các loại thức ăn tự nhiên trước khi thả cá. Tuỳ thuộc vào thời gian để chuẩn bị ao nhiều hay ít, và tuỳ thuộc vào đối tượng cá nuôi, người nuôi cá có thể có bón lót hoặc không bón lót. Với những ao ương cá con và nuôi cá quảng canh thì nên chuẩn bị ao sớm để có thời gian bón lót trước khi thả cá. Nên sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh bón lót cho ao trước khi lấy nước vào. Rải phân chuồng, phân xanh xuống mặt bùn rồi cày xới để lấp kín phân. Cũng có thể cày xới đáy ao, sau đó gieo hạt cây điền thanh, cây muồng, khi các cây này lên cao 30 - 40cm lại cày vài cây xuống làm phân xanh. Sau đó lấy nước vào ao, lượng nước lấy vào ao
ban đầu chỉ cần đạt độ sâu 40 - 60cm để các sinh vật thúc ăn tự nhiên của cá nhanh phát triển. Nếu dùng phân vô cơ - để bón lót thì phải lấy nước vào ao, sau đó hoà loãng phân vô cơ té đều vào nước. Đợi nước lên màu xanh thì thả cá. Người nuôi cá cần chú ý không nên lấy nước vào ao quá Sớm, khi chưa thả cá, các loại địch hại phát triển sẽ gây hại cho cá. Người nuôi cá có thể tham khảo lượng phân bón lót như sau: Phân chuồng: 30 - 50kg/100m2 đáy hoặc phân xanh: 50 - 60kg/100m2. Phân vô cơ 2 – 3kg/100m2, trong đó, tỉ lệ bón phân đạm và phân lân là 2: 1. - Lấy nước vào ao Khi lấy nước vào ao, người nuôi cá nên chú ý: Đối với ao ương cá con và ao nuôi quảng canh có bón lót, chỉ lấy nước vào ao trước khi thả cá 3 – 5 ngày, khi lấy nước vào ao cần phải lọc các sinh vật địch hại, lần đầu lấy nước chỉ cần lượng nước đến đạt độ sâu 40 - 60cm.
I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CÁ
Sau khi thả cá, quản lý môi trường ao nuôi là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất, xuyên suốt cho đến khi thu hoạch cá. Quản lý môi trường ao nuôi là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo cho môi trường ao ở trạng thái tốt nhất và phù hợp nhất đối với sự sinh trưởng phát triển của cá nuôi. Một số biện pháp kỹ thuật quan trọng quản lý môi trường ao nuôi cá.
2.1. Chống rét cho ao nuôi cá
Các tỉnh miền Bắc nước ta có mùa Đông giá rét. Trong mùa Đông, cá nuôi thường chậm phát triển, dễ mắc bệnh và có thể chết rét. Vì vậy, với đa số các loài cá mà yêu cầu phải giữ qua mùa Đông, người nuôi cần phải có biện pháp chủ động chống rét cho cá. Có rất nhiều phương pháp để giữ nhiệt cho ao nuôi cá: - Làm mái che bằng ni lông trong, bưng kín ao nhưng để khoảng thoáng từ mặt ao đến mái che khoảng >2m. Biện pháp này vừa có tác dụng tránh gió, vừa tạo ra hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ phía trong cao hơn phía ngoài mái che. - Dùng ống dẫn khí nóng hay nước nóng qua ao. Nhiệt lượng từ khí nóng hay nước nóng sẽ làm cho nước ao ấm lên. Những biện pháp trên thường đòi hỏi đầu tư tốn kém, chỉ áp dụng ở những quy mô diện tích nhỏ và đối với những đối tượng thuỷ sản có giá trị cao. Trong điều kiện nuôi cá gia đình, biện pháp chống rét cho cá hữu hiệu là giữ cá trong các ao sâu, mực nước sâu có thể đến 3m, bờ cao để chắn gió và thả bèo lục bình phủ kín một phần diện tích mặt ao. Biện pháp này nhằm làm hạn chế quá trình toả nhiệt của nước ao vào không khí.
2.2. Thay nước Trong quá trình nuôi cá, chúng ta thường xuyên cung cấp thức ăn, phân bón cho a0. Quá trình rửa trôi cũng cung cấp một lượng lớn các chất hữu cơ cho môi trường ao. Những chất hữu cơ này, cá không sử dụng hết sẽ lắng đọng và bị phân huỷ. Quá trình phân huỷ đã tiêu tốn làm nghèo lượng ôxy hoà tan và làm tăng lượng một số khí độc trong môi trường nước. Nếu quá trình này kéo dài sẽ làm cho mọi trường ao nuôi cá bị ô nhiễm. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá lâu năm, thay nước ao thường xuyên, có định kỳ là biện pháp đơn giản và có hiệu quả để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng ô nhiễm do các chất hữu cơ dư thừa gây ra. Nếu thay nước thường xuyên, người nuôi cá có thể định kỳ 2 – 3 tuần thay nước một lần, mỗi lần thay 1/3 hoặc 1/2 lượng nước trong ao. Có thể tiến hành vừa bơm nước mới vào ao vừa tháo nước cũ ra khỏi ao. Trong những trường hợp đặc biệt khác, ao nuôi cá có thể bị nhiễm độc bất ngờ bởi thuốc bảo vệ thực vật, nước thải công nghiệp hay các loại hoá chất khác, phải kịp thời thay nước, khi đó cố gắng thay nước toàn bộ cho ao. Người nuôi cá cần lưu ý, trong quá trình thay nước ao, nên sắp xếp để tránh cho lúc trong ao có ít nước nhất trùng với thời điểm nắng gắt trong ngày (nước ao bị nóng sẽ gây Sốc cho cá).
2.3. Bổ sung nước
Bổ sung nước mới vào ao là biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các trường hợp: ao nuôi quá rộng không thể thay nước, cá nổi dầu do thiếu ôxy hoà tan, hay mực nước trong ao nông,
2.4. Đặt máy quạt nước
Đối với những ao nuôi cá thâm canh, mật độ cao, ao nuôi những đối tượng có nhu cầu xycil, thường nhải đặt máy quạt nước, vận hành thường xuyên vào ban đêm hoặc những ngày có thời tiết xấu. Quá trình vận hành máy quạt nước sẽ làm xáo trộn nước, tăng cường sự khuyếch tán của ôxy trong không khí vào nước đồng thời tạo điều kiện cho các loại khí độc trong môi trường nước được giải phóng ra ngoài không khí. Máy quạt nước được sử dụng nhiều hiện nay là loại máy có trục quay nằm ngang, gắn 4 - 12 bộ cánh quạt nước, công suất mô tơ 1,5KW trở lên. Mật độ đặt các máy loại này là 2 - 3 máy/ha mặt nước. Bón phân Để làm tăng hiệu quả kinh tế nuôi cá, người nuôi phải áp dụng các biện pháp làm tăng độ phì của ao, nghĩa là làm tăng cường các loại thức ăn tự nhiên. Như vậy sẽ giảm được các chi phí đầu tư mua thức ăn cho cá và hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp làm giàu dinh dưỡng cho ao truyền thống là bón phân. Tuy nhiên, để tránh cho ao nuôi cá bị ô nhiễm do bón phân, người nuôi cá cần hiểu biết rõ về tác dụng của các loại phân bón và kỹ thuật bón phân. Phân bón dùng cho ao nuôi cá gồm 2 loại: phân vô cơ và phân hữu cơ.
2.5.1. Bón phân Vô cơ cho ao nuôi cá
Phân vô cơ có đặc điểm quan trọng là hàm lượng chất dinh dưỡng vô cơ cao, ổn định do được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Phân vô cơ có tác dụng trực tiếp đối với môi trường ao nuôi nên hiệu quả bón phân thể hiện rất nhanh. Tuy nhiên, phân vô cơ thường chỉ có chứa một số ít loại nguyên tố dinh dưỡng, do vậy, khi bổn thường phải kết hợp nhiều loại phân vô cơ. Những loại phân vô cơ thường dùng cho ao cá là phân đạm và phần lần.
* Tác dụng của phân vô cơ đối với ao nuôi: Sau khi bón xuống ao, các chất dinh dưỡng vô cơ tan vào nước. Tảo nước và các loại thực vật thuỷ sinh hấp thu, biến đổi thành chất dinh dưỡng hữu cơ nuôi sống bản thân và cung cấp thức ăn cho các động vật thuỷ sinh và cá. Tuy nhiên, quá trình bón phân vô cơ lâu dài sẽ làm cho đáy ao bị bạc màu và giảm độ xốp. * Nguyên tắc chung khi bón phân vô cơ: - Phân vô cơ dễ bị đáy bùn hấp phụ, trong những điều kiện nhất định mới được giải phóng trở lại môi trường nước. Do vậy, khi bón phân vô cơ, phải đảm bảo lượng phân hoà tan vào nước là lớn nhất trước khi kịp lắng xuống đáy. Phân vô cơ có tác dụng nhanh với môi trường nước, lượng thừa sẽ bị đáy hấp phụ. Do vậy, nên bón ít phấn trong một lần và bón nhiều lần, chu kỳ bón phân ngắn và đều đặn. - Phối hợp các loại phân vô cơ bón cho ao với tỉ lệ đạm và lân nguyên chất là 4:1. Lượng phân bón mỗi lần là 2g đạm nguyên chất và 0,5g lân nguyên chất cho 1m3 nước ao. - Không trộn phân đạm hoặc phân lân với vôi khi bảo quản và bón cho ao, * Phương pháp bón phân vô cơ Với những nguyên tắc như trên, người nuôi cá sử dụng phân vô cơ để bón cho ao nuôi cần tiến hành những thao tác kỹ thuật sau: Chu kỳ bón phân vô cơ cho ao: 2 lần/tuần. - Với các loại phân đạm và lan thông dụng hiện nay như: đạm urê và lân supe phốt phát, tỉ lệ khối lượng trộn phân trước khi bón là 2 phân đạm và 1 phần lân. - Lượng bón phân mỗi lần 2 – 3kg hỗn hợp phần đã trộn trên cho 1 sào ao. Trước khi bón, phải hoà loãng phân vào nước rồi té đều khắp mặt ao, hoặc để phân vào túi vải, buộc ở cửa cống cấp nước và bơm nước vào ao, phân sẽ tan dần và hoà loãng đều trong ao.
Hình 3. Treo túi phân bổ cơ
Theo tác giả Đỗ Đoàn Hiệp, người nuôi cá có thể áp dụng lịch bón phân cho ao như sau: Mỗi tuần bón 1 - 2 lần tuỳ loại phấn. phân đạm urê 2 lần/tuần (thứ 2 và thứ 6), mỗi lần 220g/100m2; phân super lân: 2 lần/tuần (thứ 3 và thứ 7), mỗi lần 330g/100m2; vôi bột: 1 lần/ tuần, mỗi lần 3kg/100m2 (thứ 4 hoặc 5); phân chuồng 1lần/tuần, 30kg/100m2; phân xanh 1lần/tuần, 50kg/100m3 bó thành bó, dùng cọc ghìm xuống đáy một góc ao làm dầm, khi đã rữa hết lá và cành non phải vớt hết xác để ao không bị bồi lắng. Cách bón phân vô cơ (đạm, lân, vội) như sau: dùng xổ hay chậu nhựa hoà loãng té đều khắp ao. Không trộn chúng vào nhau. Nếu dùng vôi sống thì lượng bón giảm đi một nửa. - Có thể cho phân vô cơ vào túi vải hoặc túi ni lông có chọc lỗ rồi treo trong nước. Phân vô cơ sẽ tan dần vào nước. Phương pháp này có ưu điểm là giảm bớt số lần và thời gian cho việc bón phân, thường áp dụng ở các ao hồ có diện tích mặt nước lớn.
2.5.2. Bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá Phân hữu cơ dùng trong nghề nuôi thuỷ sản gồm 3 loại: phân chuồng (phân động vật nói chung), chất phế thải hữu cơ trong sinh hoạt, sản xuất và phân xanh (các loại thân là cây không đắng, không độc như điền thanh, muồng, đậu, lạc...). Phân hữu cơ nói chung có đặc điểm là thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng không ổn định. Phân hữu cơ khi bón xuống ao phải qua một quá trình biến đổi, vì vậy, hiệu quả bón phân hữu cơ thể hiện chậm. Trong mỗi loại phân hữu cơ thường chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng, do vậy, bón phân hữu cơ đều đặn và lượng bón hợp lý là cách tốt nhất để làm giàu dinh dưỡng cho ao nuôi cá. 13:10 Hôm nay
Tác dụng của phân hữu cơ đối với ao nuôi cá: Phân chuồng và chất thải hữu cơ, khi bón xuống ao, chỉ có một phần được cá sử dụng làm thức ăn trực tiếp. Các loại cá ăn trực tiếp phân hữu cơ như cá chép, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá tra, cá chim... Phần lớn các loại phân hữu cơ nói chung, sau khi bón xuống ao, phải trải qua quá trình phân huỷ của các loại vi sinh vật. Các loại vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ trong phân thành các chất dinh dưỡng vợ cơ. Sau đó, các chất dinh dưỡng vô cơ này mới được tảo nước và các thực vật thuỷ sinh hấp thụ, tự biến đổi thành các chất dinh dưỡng để phát triển, là thức ăn cho động vật phù du, các loại động vật thuỷ sinh khác và cá nuôi. * Nguyên tắc chung khi bón phân hữu cơ: Bón phân đủ lượng, tránh bón thừa phân hữu cơ xuống ao nuôi. Lượng phân bón quá nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường nước do quá trình phân huỷ tiêu tốn nhiều ôxy và sinh ra các loại khí độc. - Phân bón phải được rải đều trên khắp diện tích ao. Bốn nhiều phân tại một điểm sẽ làm ô nhiễm cục bộ tại khu vực được bón phân, trong khi các khu vực khác trong ao lại thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ trước khi bón nên được ủ kỹ, để làm giảm quá trình phân giải các chất hữu cơ xảy ra trong ao, gây ô nhiễm môi trường nuôi cá.
- Sau khi bón phân hữu cơ, những thành phần không phân huỷ được như cọng, lõi, thân cây phân xanh phải được vớt lên khỏi ao. Khi bón phân hữu cơ cần phải quan sát, căn cứ vào màu nước ao để điều chỉnh lượng phân bón
3. Phương pháp bón phân hữu cơ: ( thực tế, lượng phân hữu cơ được dùng cho ao nuôi cá phổ biến hơn so với phân vô cơ. Nguồn phân hữu cơ rất chất lượng phân cũng thay đổi tuỳ thuộc từng loại cách chăm sóc vật nuôi. Do vậy, chu kỳ bón phân : bón phân hữu cơ cần phải thay đổi linh hoạt đối ao nuôi cá. ác loại phân hữu cơ trước khi bón: nguyên liệu được 10 - 15% vôi bột, chất thành đống, phủ kín bằng ao mỏng. Thời gian ủ kéo dài khoảng 1 tháng sẽ cho hiệu quả tốt.
Khi bón phân hữu cơ, có thể vận chuyển phân di chuyển quanh bờ ao, trên mặt ao, rắc phân đều khắp diện tích ao. Phương pháp đơn giản hơn là chất phân hữu cơ thành đống trước cống cấp nước, sau đó, bơm nước vào ao, dòng nước sẽ hoà tan và cuốn phân hữu cơ đều khắp ao.
Riêng đối với phân xanh, người nuôi cá phải bó thân, lá cây thành các bỐ, sau đó, dìm xuống các góc ao. Sau khi các phần lá, vỏ thân cây dùng làm phân xanh đã phân huỷ hết, phải với các bộ cọng và lõi thân cây không phân huỷ được lên khỏi ao.
Người nuôi cá có thể đưa thêm một số đối tượng chăn nuôi như gia cầm, gia súc vào chăn nuôi kết hợp để tạo thêm nguồn phân hữu cơ cho ao.
Hình 4. Nuôi lợn kết hợp trên bờ ao
Gây nuôi các loại sinh vật thức ăn tự nhiên cho Người nuôi cá cũng có thể áp dụng các kỹ thuật ở nuôi các sinh vật tự nhiên bên ngoài môi trường rồi thu hoạch để làm thức ăn cho cá. Các đối tượng sinh vật thức ăn của cá gồm có: rau, cỏ, bèo dâu, phù du sinh vật, trùng ruồi nhặng, giun các loại... Ưu điểm của phương pháp này là người nuôi cá dụng các vật liệu phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, tận dụng công lao động và không gian thừa quanh ao để sản xuất ra các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá, tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất,.
2.7 Sử dụng chế phẩm sinh học
Các chế phẩm sinh học dùng cho môi trường ao nuôi thường gồm 2 loại :
- Một là các chế phẩm sinh học có những loại độc tố nhất định, có tác dụng tiêu diệt những sinh vật nhất định trong ao. Loại này được dùng để diệt tạp, loại bỏ các đối tượng là dịch hại hay cạnh tranh môi trường sống với những đối tượng nuôi chính trong ao. Ví dụ như chế phẩm dùng để diệt các loại cá tạp trong ao nuôi tôm.
- Loại chế phẩm sinh học thứ hai thường được dùng là các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu, tập hợp những loại vi sinh vật có ích. Khi bón vào ao, các loại vi sinh vật này phát triển sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, cố định đạm, kìm hãm các loại vi sinh vật có hại và tránh ô nhiễm môi trường...
Các loại chế phẩm này thường dùng có định kỳ và liêu lượng nhất định. Trong nuôi thủy sản nước ngọt, việc áp dụng biện pháp này chưa phổ biến do chi phí lớn và do dịch vụ chưa thuận tiện. Sử dụng các biện pháp sinh học thay cho các biện pháp hoá học để cải tạo ao cần phải được khuyến khích để làm cho môi trường ao nuôi cá ở trạng thái cân bằng và bền vững, năng suất cao và ổn định lâu dài.
2.8. Sử dụng vôi
Sử dụng vôi trong quá trình nuôi cá là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả cao. Vôi có tính nồng (kiếm tỉnh), vừa có tác dụng chống quá trình chua hoá của nước ao, vừa có tác dụng tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh cho cá.
Ngoài tác dụng khử trùng đáy ao, trong quá trình nuôi cá, vôi còn được sử dụng cho môi trường nước ao. Có 2 phương pháp chính:
- Bón vôi vào môi trường nước: Định kỳ 4 - 5 tuần/lần người nuôi cá dùng vôi bột hoà loãng vào nước, sau đó, té đều khắp mặt ao. Lượng vôi dùng 2 - 3kg/100m2 ao.
- Treo túi vội: Người nuôi cá dùng các giỏ tre hoặc các túi vải thưa chứa vôi treo vào các vị trí cho cá ăn, lồng cá... vôi bột sẽ khuyếch tán dân vào nước.
2.9 Sử dụng các hoá chất khác để diệt ký sinh trùng và địch hại
Trong các trường hợp phát hiện thấy cá nuôi, đặc biệt là cá con, bị tấn công bởi các loại ký sinh trùng và địch hại, người nuôi cá có thể sử dụng một số loại hoá chất đơn giản, dễ kiếm để diệt các đối tượng gây hại. Các hoá chất này ở nồng độ cao có thể gây hại cho chính cá nuôi. Vì vậy, người nuôi cá cần sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Ví dụ: dùng phèn xanh (Sunphat đồng - CuSO4) phun xuống ao để diệt trùng bánh xe, dùng thuốc tím diệt trùng mỏ neo, dùng dầu hoả để diệt bọ gạo...