0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ (CÁCH THU HOẠCH)

CÁCH THU HOẠCH

Con tôm thịt nuôi tối đa là một năm, nhưng thường vào tháng thứ bảy, đã bắt bán được.

Dù khi thả nuôi tôm cùng một lứa, nhưng đến ngày thu thoạch thế nào cũng có con lớn con nhỏ, chứ không được đồng đều nhau. Lớn nhỏ ở đây là do có con mau lớn, có con chậm lớn, hoặc tôm đực thường lớn hơn tôm cái, dù thời gian nuôi bằng nhau.

Nếu ao nuôi lứa tôm sáu bảy tháng, thì đến ngày thu hoạch người ta tháo cạn nước ao rồi bắt tôm bằng tay.

Nếu ao nuôi lứa tôm cả năm, thì đến tháng thứ bảy, thứ tám, cần bán bớt thì người ta dùng lưới để bắt tôm lên, con nào lớn thì lựa ra đem bán, con nào chưa đúng kích cỡ thì thả xuống ao nuôi tiếp vài tháng nữa.

Cũng xin nói thêm là có nhiều người nuôi chung tôm với cá, mục đích là thức ăn dư thừa của tôm sẽ được cá ăn hết, đỡ phí phạm. Cá đây tất nhiên là những loại cá chỉ biết ăn rong rêu mà sống, chứ không phải là địch hại của con tôm.

Cách tính xem ra nghe hay, nhưng kết quả thường cũng chẳng tốt, vì thời gian thu hoạch của cá thường lâu hơn tôm, do đó khó lòng bắt tôm mà chừa cá nuôi tiếp.

Có người lại nuôi tôm theo cách liên tục, có thể một năm, một năm rưỡi mới tháo ao cạn kiệt một lần. Nuôi theo cách này thì họ không những chỉ thả một lứa tôm, mà cứ vài tháng lại thả xuống một lứa. Sau một thời gian, lúa tôm đầu đủ sức lớn, họ có thể dùng lưới vớt lên lựa ra bán dần. Đây là trường hợp ao quá rộng. Nuôi như vậy cũng không hay, vì vừa mất công nhiều lần vớt lên thả xuống, làm khuấy động ao, làm bất ổn cuộc sống của tôm. Hơn nữa, nếu tôm bị bệnh thì khó lòng trong việc cứu chữa.

Tốt hơn hết là cứ sáu bảy tháng nên bán tôm một lần và đây là dịp để cải tạo lại ao, sát trùng ao để nuôi sang lứa khác.