0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Kỹ Thuật Nuôi Tôm

TÔM NƯƠNG (Penaeus orientalis Kishinouye)

Tôm nương, còn gọi là tôm he Phương Đông, chủ yếu ở Bắc Trung Quốc (Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải), Nhật Bản.

Ở nước ta thường xuất hiện ở cửa sông Văn Úc - Trà Lý vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Tôm nương ta sống ở vùng đáy chủ yếu là bùn, vì vậy ngư dân thường bắt được ở cửa sông gần bờ, nơi có lượng phù sa đổ ra tương đối lớn.

Mùa sinh sản vào tháng 1 đến tháng 3, đỉnh cao là tháng 2.

Hình : Tôm nương

Ngoài tự nhiên tôm nương thành thục đồng loạt, một con đẻ nhiều lần trong mùa sinh sản nên có thể sản xuất giống trên quy mô lớn. Nuôi vỗ 7 tháng tuổi đã thành thục, con cái bắt đầu mang trứng từ 9 tháng tuổi, chín sinh dục vào tháng 10-11, tỷ lệ thành thục 85%, tỷ lệ thụ tinh 31,75%, tỷ lệ nở 26,75%.


Nhiệt độ thích hợp 18-30°C ấu trùng phát triển bình thường, tôm ngừng ăn khi 10°C, chết khi 3-4°C; ở nước ta 13-32,5°C vẫn sống bình thường. Độ mặn thích hợp 11-31%, cỡ 15-18 g/con vẫn phát triển 4-5 tuần khi độ mặn 4-6%.

Ngoài tự nhiên tôm nướng cái có chiều dài 20-27cm, nặng 110-155g; con đực chiều dài 17-20cm, nặng  85 -110g. Tôm ăn khỏe, lớn nhanh nên sau cỡ PLọ phải cung cấp thức ăn nhân tạo.

Ở Trạm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Quý Kim (Hải Phòng) đã uong nuôi cỡ tôm PL, LPL, ở ao diện tích 500m sâu 60-80cm, đáy là bùn cát tỷ lệ sống sau 20 ngày ương là 70%. Nuôi bán thâm canh ở ao diện tích 200m, sâu 1,21,5m. Điều kiện nhiệt độ nước 23-29C, độ mặn 10-20%o, pH = 7,5-8,5, độ trong 30-40cm. Thời gian nuôi 3 tháng, đạt 14-15,7cm, nặng 15,9-20,3 g/con. Năng suất 618 kg/ha/vụ, tôm nương lớn nhanh vào tháng đầu tiên, khi nuôi nên thả trực tiếp cỡ tôm PL, không cần qua giai đoạn ương.

Tôm nưong chiếm 70-80% sản lượng các loài tôm nuôi của Trung Quốc, sản lượng nuôi 2700 tấn (1983), 22.000 tấn (1984), 60.000 tấn (1986), 172.000 tấn với giá trung bình 6,55 USD/kg (1999) và khai thác tôm này là 300.000 tấn (1999).

Ở nước ta năm 1976 đã sản xuất được 120.000 con giống (PL.) tôm nương ở Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng và sau này đã sản xuất được hàng triệu con, giá tôm nướng thịt có lúc cao hơn tôm sú cùng cỡ. Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Bắc, tôm nương cần được đầu tư nghiên cứu để nâng cao tỷ lệ sống, xác định là loài nuôi thích hợp vào mùa lạnh, để góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản hiện nay.

A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Cỡ tương đối lớn, đánh bắt ở vùng nước tự nhiên con cái trung bình dài 18-33cm, nặng 60-80g; con đực dài 15-20cm, nặng 30-40g.

Cỡ nuôi thông thường dài 12-15cm, nặng 20-40g.

- Lớn nhanh: Trong điều kiện nuôi thông thường, sau 100-120 ngày, đạt 12cm nặng trên 20g.

Chịu nhiệt độ và độ muối rộng: Khi nuôi nhiệt độ thích hợp 18-32°C

. Tôm nương có thể chịu được độ mặn biến động từ 2%o đến 4%o, sức chịu đựng ở từng giai đoạn sinh trưởng có khác nhau, thời kỳ ấu trùng yêu cầu độ mặn cao, thời kỳ giữa và cuối yêu cầu độ mặn thấp

Nguồn thức ăn rộng: Ăn được nhiều loại thức ăn động - thực vật như thịt động vật thân mềm, tôm cá nhỏ, khô đậu tương, khô lạc v.v... Nuôi bằng thức ăn chế biến tổng hợp cũng có thể thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của tôm.

Dễ đánh bắt: Trong điều kiện thông thường tôm nương không rúc bùn nên rất dễ bắt, lúc mở cống tôm có thể ngược nước.

Hình 6: Sơ đồ động tác lột xác của tôm nương

II. TẬP TÍNH SINH SỐNG

1. Vòng đời của tôm

Tôm nương là loài giáp xác có chu kỳ sống ngắn, lớn nhanh, tuổi thọ phần lớn là 1 năm, một số ít có thể tới 2 năm.

Vòng đời của tôm: Trứng thụ tinh => các giai đoạn phôi => ấu trùng không đốt => Zoea => Mysis => tôm bột => tôm con tôm trưởng thành..

Trong 1 đời tôm không ngừng lột xác.

Từ ấu thể không đốt đến tôm bột lột xác 12 lần, từ tôm bột đến tôm con lột xác 14-22 lần, từ tôm con đến tôm trưởng thành lột xác khoảng 18 lần.

Tôm nương di cư trong 1 năm. Hàng năm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 tôm bắt đầu di dần từ nơi trú đông đến vùng cửa sông ven biển để sinh sản từ tháng 5 đến tháng 6, rộ nhất là giữa tháng 5. Sau khi đẻ tôm bố mẹ chết gần hết. Trứng và các giai đoạn ấu trùng của tôm sống ở khu vực tôm đẻ, từ giai đoạn Mysis tôm bắt đầu di dần vào bờ, tới giai đoạn tôm bột thì vào đến gần cửa sông, khi tôm con đạt chiều dài 8-9cm thì lại xa dần vùng ven bờ ra vùng nước sâu ngoài khơi tới khi trưởng hành.

Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 tôm giao vĩ, do nước lạnh dần nên tôm bắt đầu tập trung thành đàn di cư ra vùng biển sâu trú đông. Khi nước biển ấm dần tôm lại tập trung thành đàn di cư vào vùng biển nông, thực hiện bước di cư sinh sản của chúng.

2. Môi trường sống

a. Nhiệt độ nước

Phạm vi thích hợp từ 8-30°C, thích hợp nhất 18-25°C, ngừng ăn khi dưới 8°C, xuống dưới 3-4°C tôm không bơi được, nằm nghiêng, nếu lạnh lâu sẽ chết, không thích hợp trên 35°C, ở 38°C tôm hoạt động không bình thường, chết khi nhiệt độ 39°C. Ngoài ra khi nhiệt độ nước thay đổi đột ngột tôm cũng chết nhiều.

b. Độ mặn

Là loài tôm rộng mặn, có thể sinh trưởng từ 2-40%o, tốt nhất ở 8-25%o, nếu được thuần hóa từ từ có thể sống được ở độ mặn thấp hơn, thậm chí vẫn sống và lớn được ở 1%o nhưng không thể sống được trong nước ngọt hoàn toàn. Kinh nghiệm nuôi ở các nơi có độ mặn bơi thấp thì tôm nương lớn nhanh hơn, béo khỏe và màu sắc đẹp hơn.

6, Chất đáy

Tôm không có yêu cầu khắt khe về điều kiện chất đáy, ra ở nơi bùn cát hay cát bùn, khi chất đáy bị nhiễm bẩn nặng sẽ làm tôm chậm lớn, dễ sinh bệnh làm chết tôm.

d. Chất nước

Chất nước tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm.

Độ pH của nước biển là chỉ tiêu tổng hợp về tính chất lý hóa học của nước. Tôm ưa sống ở môi trường nước kiềm nhẹ, bình thường ở 7,9-9,3 khi pH < 7,6 tôi có hiện tượng lột xác không đều, khi pH < 4 thì tôm rất khó chịu. Trong quá trình nuôi pH ao nuôi thay đổi chủ yếu do hàm lượng CO, thay đổi, pH xuống thấp chứng tỏ hàm lượng CO, tăng tính axit lớn, hàm lượng oxy giảm thấp, pH quá cao sẽ làm tăng tính độc của NH, gây bất lợi cho tôm sống.

Độ trong:

Phản ánh đặc điểm sinh vật phù du trong nước, lượng bùn và lượng chất huyền phù trong nước cũng là nhân tố ảnh hưởng tới chất nước. Trong thời gian nuôi nên khống chế độ trong nước ao ở phạm vi tốt nhất 40-60cm.

Oxy hòa tan:

Là một trong những điều kiện cơ bản cần cho tôm sống, hàm lượng oxy cao hay thấp không những ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi chất của tôm mà còn quan hệ đến trạng thái hóa học của nước ao, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng chất nước. Oxy hòa tan trong nước ao ngoài việc cung cấp cho sự hô hấp của tôm và các sinh vật khác trong ao, còn có tác dụng oxy hóa phân giải các chất hữu cơ trong ao. Khi hàm lượng oxy thấp tôm kém ăn, sức đề kháng bệnh yếu đi, khi oxy thiếu nghiêm trọng tôm khó thở, nôi đầu dẫn đến chết ngạt, tôm nương có hiện tượng nổi đầu khi hàm lượng oxy giảm tới 1 mg/l. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước quá cao cũng có thể làm tôm chết.

Các chất độc trong nước một phần do tôm tự thải ra, một phần do bị nhiễm bẩn từ nguồn nước cấp vào ao do nước thải công nghiệp. Các chất độc thường thấy gồm: NH4+, NO2-,,H2S: Những chất này thường do chất hữu cơ trong ao tôm phân giải ra, tôm sống trong môi trường ao có nhiều chất độc này thời gian lâu sẽ giảm sức khỏe, lớn chậm, sức chống bệnh kém, có khi chết hàng loạt.

- Kim loại nặng: Chủ yếu gồm các yếu tố Hg, Cu, Co, Zn, Pb, Cr. Nguyên nhân chính là do nước thải công nghiệp làm ô nhiễm.

Nông dược và dầu mỏ: Có nhiều loại nông dược gây độc hại cho tôm như dinterex, DDT...

Sự ô nhiễm của dầu mỏ đối với nước biển thể hiện ở ba mặt:

- Hình thành lớp váng dầu có độ dày nhất định trên mặt nước, ngăn cản oxy từ không khí hòa tan vào nước.

Hình thành các hạt dầu nhỏ loang khắp mặt nước khi tôm thở nó sẽ dính vào mang tôm gây ảnh hưởng đến hô hấp.

- Chìm lẫn ở trong bùn gây ra chất đáy bị ô nhiễm lâu dài.

3. Tính ăn

Tôm nướng có tính ăn rộng, thích nghi mạnh, ăn khỏe, thích ăn các loại thức ăn giàu protein, ít mỡ và đường.

4. Nhu cầu về lượng đối với các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

Protein:

Thức ăn chế biến cần có hàm lượng protein từ 4050%, để đáp ứng yêu cầu này, cần sử dụng các nguyên liệu chế biến có hàm lượng đạm cao như thịt nghêu, sò, vẹm và tôm cá nhỏ (đạm động vật) và đậu tương, khô dầu, khô lạc (đạm thực vật).

Chất béo:

Rất cần, nhưng với hàm lượng thấp từ 4-6% là vừa, hàm lượng chất béo cao tôm không có nhu cầu và dễ làm thức ăn biến chất do chất béo bị oxy hóa nhanh sinh ra các chất độc.

Chất đường:

Trong thức ăn chế biến hỗn hợp chỉ cần pha trộn chất đường (chất bột) với tỷ lệ 15-25% là vừa.

Sinh tố:

Trong thức ăn hỗn hợp cho tôm cần cho vào từ 2,54% các loại sinh tố, sẽ giúp tôm ăn mồi tốt hơn.

Muối vô cơ:

Thức ăn của tôm cần có các muối vô cơ, quan trọng nhất là Ca và P, tỷ lệ pha chế tốt nhất là 1 Ca và 7 P, có thể trực tiếp lợi dụng Ca trong nước biển.

Chất bổ sung:

Chỉ một số thành phố dinh dưỡng có tính chất bổ sung vào thức ăn hỗn hợp và vài chất cần thiết cho việc nâng cao khả năng tiêu hóa sử dụng thức ăn và cần thiết để thỏa mãn các hoạt động sinh lý của tôm như kích thích lột xác, chất kháng sinh đề phòng bệnh cho tôm, chất nhử mồi để kích thích tôm ăn mạnh v,v...

b. Thức ăn của tôm tương

Từ thời kỳ Zoea đến Mysis: Thức ăn chính là thực vật phù du cỡ nhỏ như tảo khuê, tảo dẹt, tảo đa giáp, đồng thời cũng ăn một ít thức ăn là động vật như động vật phù du: Cyclop, ấu trùng Artemia, luân trùng, ấu trùng nhuyễn thể.

 Thời kỳ tôm con:

Thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác cỡ nhỏ, động vật nhuyễn thể, tôm, cá nhỏ.

Trong điều kiện nuôi nhân tạo, tôm con và tôm trưởng thành có thể ăn được các loại thức ăn như khô đậu, khô lạc, thức ăn tổng hợp dạng hạt. Xét về hiệu quả sử dụng thức ăn động vật với tôm nướng tốt hơn là thức ăn động vật.

4. Tập tính sinh sản

Tôm đực thành thục trước tôm cái, ngay từ năm đầu, tôm cái đầu năm sau mới thành thục. Sau khi thành thục, con đực giao vĩ với con cái, chờ lúc tôm cái vừa lột xác xong, vỏ còn đang mềm, con đực đưa tính kẹp của nó vào túi chứa tinh của con cái. Đợi khi trứng của con cái thành thục tinh trùng và trứng phóng ra ngoài nước để thụ tinh và phát triển phôi.

Thời gian tôm giao vĩ thường từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11, tôm cái đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau, rộ nhất tháng 5. Trong điều kiện khống chế nhiệt độ để cho đẻ nhân tạo, có thể cho đẻ ngay từ đầu tháng 3, nhiệt độ đẻ 13-18°C.

Tôm nương thường đẻ trứng vào ban đêm, mỗi con đẻ từ 30-120 vạn trúng, vừa mới đẻ ra trứng có đường kính 235-275um, màu xám xanh, ở nước tĩnh thì trứng chìm, ở nước chảy thì trứng trôi trên mặt nước.

Sau khi đẻ xong, nếu được nuôi tốt, tôm cái có thể tái phát dục đẻ trứng nhiều lần. Ở nhiệt độ 21°C trứng thụ tinh phát triển, sau 24 giờ nở thành ấu trùng không đốt, nếu ở 23°C thì sau 18 giờ đã nở.