KỸ THUẬT NUÔI THỦY ĐẶC SẢN Ở CÁC LOẠI HÌNH MẶT NƯỚC
KỸ THUẬT NUÔI THỦY ĐẶC SẢN Ở CÁC LOẠI HÌNH MẶT NƯỚC
I. NUÔI CÁ AO
Sản lượng nuôi thủy sản của Trung Quốc tăng nhanh từ 9 triệu tấn (1991) lên 34,2 triệu tấn (2001) đóng góp 71% vào sản lượng thủy sản toàn thế giới, trong đó có phần đóng góp của nghề nuôi cá ao. Ngoài việc áp dụng các khâu kỹ thuật nuôi như: đúng tiêu chuẩn ao, giông tốt, cho ăn đầy đủ bằng thức ăn tự nhiên (bón phân) và thức ăn nhân tạo, quản lý ao và phòng trừ dịch bệnh thì nét đặc sắc nhất trong nghề nuôi cá ao của Trung Quốc là thực hiện nuôi ghép trong cùng một ao với nhiều loài cá khác nhau về tập tính sinh sống, về tính ăn, cá cùng tuổi nhưng khác giống cá cùng loài nhưng khác tuổi, quy cơ thể khác nhau, chọn các loài cá không sát hại nhau.
Nghề nuôi cá ao ở nước ta có từ lâu đời, tới nay năng suất nuôi còn thấp, nuôi dạng VAC ở tỉnh Hải Dương mới đạt 7.8 tấn/ha, nhưng giá thành còn cao, các loài theo các loại hình dưới đây của Trung Quốc sẽ giúp cho bà con nông dân nước ta tham khảo vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình để đạt năng suất cao hơn.
1. Nuôi ghép lấy cá trắm cỏ và mè trắng làm chính
Là loại hình thường gặp nhất ở Trung Quốc. Đặc điểm của loại hình này là: Nguồn thức ăn và phân bón rộng rãi, giá thành nuôi thấp, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Quy cỡ giống cá trắm cỏ có các loại 10g, 50g, 150 - 500g: mè trắng có các loại: cá hương (2 - 3cm), 50g, 200 - 350g; tỷ lệ thả về trọng lượng chiếm 45% và 30% so với tổng trọng lượng cá giống thả các loại (khoảng 150kg/670m?). Cá nuôi phụ gồm mè hoa, vền, diếc. Ở vùng nuôi có năng suất tinh (tức năng suất thu hoạch trừ đi trọng lượng giống thả) có thể đạt 11.250kg/ha, trong đó cá trắm có 30%, cá mè trắng 30%. Cơ cá thương phẩm: trắm có 1,5 - 2kg, mè trắng trên dưới 0,6kg; ngoài cá thịt còn có một lượng nhất định cá mè trắng và trắm cỏ giống lớn từ 150 đến 500g.
2. Nuôi ghép lấy cá trắm cỏ, mè hoa, trôi làm chính
Vùng tam giác sông Châu thường áp dụng loại hình này. Tại vùng này nhiệt độ nước cao, thời kỳ sinh trưởng dài, chất nước màu mỡ, một năm có thể nuôi và thu hoạch nhiều lần, nhất là đối với cá mè hoa. Ngoài ba đối tượng nuôi chính còn có thể thả thêm các loài cá khác như mè trắng, rô hu, cá quả, cá chình... để tăng hiệu quả kinh tế. Cá trắm cỏ cờ giống 15g, 350g, tỷ lệ thả 35 - 40% tổng lượng thả (khoảng 280kg/670m). Cá mè hoa cỡ thả 300 - 500g, cá trôi cơ thả 15 - 25g và 50g, tỷ lệ mè hoa 27%, trội 19% so với tổng lượng cá giống thả. Cá trắm cỏ mỗi năm thả hai đợt, cá mè hoa thả 4 - 6 đợt. Khu vực nuôi tăng sản đạt năng suất tinh khoảng 12.750kg/ha. Cơ cá thịt trắm cỏ 1kg, cá mè hoa 1kg, cá trôi 150g; ngoài cá thịt thu còn một lượng nhất định cá giống lớn trắm cỏ và trôi dành cho vụ nuôi đầu năm sau.
3. Nuổi ghép cá mè trắng, mè hoa làm chính
Loại hình này đã áp dụng khá lâu ở Trung Quốc. Tỷ lệ thả mè trắng, mè hoa khoảng 60% tổng lượng thả (khoảng 135kg/670m), trong đó tỷ lệ mè trắng/mè hoa khoảng bằng 3:1 - 5:1. Cá nuôi phụ gồm có các loài: : Trắm cỏ, chép, diếc, rô phi, nhàng... Tiêu chuẩn cá thịt mè trắng, mè hoa từ 500g trở lên, năng suất tinh đạt 7500kg/ha..
4. Nuối ghép lấy cá chép làm chính
Nuôi chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc. Một mô hình là cá giống thả 50 100g, trong đó tỷ lệ cá chép chiếm 50 - 60% so với tổng lượng cá giống thả (khoảng 100kg/670m), cá nuôi phụ có trắm cỏ, mè trắng, mè hoa. Năng suất tinh đạt 7500 - 8250kg/ha, cỡ chép thịt 0,5kg, cá chép chiếm 50 - 60%. Một mô hình khác là lượng cá chép thả chiếm 85 - 90% tổng số cá thả (190kg/670m2), thực hiện cho ăn định giờ, định lượng, ăn loại thức ăn công nghiệp chất lượng cao 35% đạm, năng suất tinh đạt 15tấn/ha, cá chép chiếm khoảng 85%, cỡ chép thịt tri: dưới 0,5kg
5. Kinh nghiệm nuôi cá ao ở Bắc Cạn (Trần Văn Vi, 2004)
Diện tích ao 1000 - 4000m2
Chuẩn bị: Nối các ao liền kề, hoặc ngăn dòng chảy tạo mương dẫn nước ở cạnh ao, đắp đập bằng bờ dọc theo men là phù hợp. Mùa khô đắp ngay dòng chảy xả rãnh có khẩu độ vừa phải. Cắm đăng chắn để thoát nước và giữ cá. Có ống nhựa (hoặc ống xi măng) đặt ở độ cao khác nhau để chủ động điều tiết nước, phát cây rậm xung quanh ao. Nếu ao đã nuôi thì tháo cạn, rắc vôi bột 10 - 15kg/100mỏ, phơi đáy ao.
Giống cá:
Cá trôi, mè, Mgan cỡ 5.6 cm, cá trắm cỏ cỡ 12cm, cá chép cỡ 4cm. Trong một ao 800m2 thả 200 trắm cỏ, 400 trôi, 50 mè, 100 chép. Thời gian thả tháng 3 - 4.
Cho ăn: 2 - 3 ngày bón một gánh phân chuồng, 1 tháng 2 lần bón vôi, mỗi lần 1kg/100m2. Cho ăn lá sắn tươi, sắn khô băm vào mùa đông. Vớt trứng ếch, ngoé để phòng ăn cá con.
Thu hoạch: Thu toàn bộ sau tết, ao ở xa nhà có thể nuôi 1-1,5 năm, thu xong thả tiếp cá ngay.
Đánh tỉa bằng chài hoặc câu. Cá trắm cỏ 1 năm nuôi đạt 1,5 - 2kg, cá chép, trội 0,2 - 0,3kg, cá mè 0,5 . 0,6 kg. Một gia đình có diện tích 2000m” sau 1 năm thu 400-500kg cá. Trừ chi giống và chi phí khác còn lại 2 triệu đồng.
6. Kinh nghiệm nuôi cá ao ở xã Thống Nhất, thị xã Hòa Bình đạt 8 tấn/ha
Diện tích ao: 5000m”. Mật độ thả 3 con/m2 Thời gian: Tháng 3 - 12 năm 2004
Tỉ lệ ghép
Thức ăn tinh: Cám gạo, cám ngô, đậu tương. Phân chuồng đã ủ; phân xanh (tháng bón 2 lần).
Đánh tỉa thả bù vào các tháng 9 : 500kg, tháng 11: 1000kg, tháng 12 (2/12 : 1000kg; 25/12: 2000kg).
Hạch toán chi phí: Cá giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh 30,7 triệu. Thu 50,3 triệu, lãi 19,6 triệu đồng.