KỸ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM TRONG AO
II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM TRONG AO
2.1. Chuẩn bị ao nuôi Trước khi thả cá giống, người nuôi cá phải tiến hành những công việc chuẩn bị ao nuôi. Chuẩn bị ao nuôi cá thương phẩm cần chú ý hơn đến những vấn đề kỹ thuật sau:
- Độ sâu của ao: Nuôi cá thương phẩm nên chọn các an có độ sâu 1,5 - 2m để đảm bảo môi trường rộng rãi cho cá hoạt động và kiếm ăn.
- Độ dày của đáy bìn: Trong quá trình cá sinh trưởng, môi trường sống của cá trở nên hẹp dần. Mặt khác, chu kỳ nuôi cá thương phẩm thường kéo dài khoảng 8 – 9 tháng, các loại thức ăn thừa và chất thải của cá tích luỹ làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Khi cải tạo ao cần phải duy trì độ dày lớp bùn vừa phải để cho đáy ao không bị ô nhiễm quá mức trong cả chu kỳ nuôi cá, Loại bỏ cá tạp: Ngoài việc loại bỏ được các dịch hại đối với cá giống khi mới thả, cần phải loại bỏ các loại cá tạp để nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo cho cá nuôi không bị cạnh tranh.
2.2. Thả giống
2.2.1. Lựa chọn giống loài nuôi
Căn cứ vào đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi và điều kiện cụ thể của vực nước, người nuôi cá cần phải lựa chọn được những loài cá nuôi phù hợp nhất trong điều kiện ao của mình. Những ao có diện tích rộng, nguồn nước trong sạch, ít mùn và có nguồn rau xanh dồi dào nên chọn cá trắm cỏ là đối tượng nuôi chính. Những ao nhiêu mùn nên chọn cá rô hu, cá mrigal, cá trội làm đối tượng nuôi chính. Những ao rộng, có các nguồn phân bón và chất hữu cơ hoà tan nhiều nên chọn để nuôi cá mè hoặc cá rô phi. Những ao có nguồn nước trong sạch, có thể chủ động điều khiển mực nước, có khả năng đầu tư thức ăn trực tiếp cho cá, nên chọn để nuôi thâm canh một trong các đối tượng: cá trắm, cá rô phi hay cá chép. Nói chung, để chọn đối tượng nuôi, người nuôi cá nên cân nhắc dựa trên những căn cứ sau: Khi nuôi quảng canh hay bán thâm canh, nên căn cứ vào nguồn thức ăn tự nhiên và các nguồn thức ăn cho cá dễ kiếm, rẻ tiền khác, Khi nuôi cá thâm canh, nên căn cứ trước hết vào nhu cầu thị trường, khả năng quản lý môi trường ao và đầu tư sản xuất.
2.2.2. Thời gian thả cá giống
Trong kinh nghiệm nuôi cá của nhân dân ta, trong năm thường có 2 vụ thả cá chính: là vụ Xuân và vụ Thu. Vụ Xuân thường thả cá giống lưu, sản xuất từ năm trước, để đến cuối năm thu hoạch cá thương phẩm. Vụ Thu thường thả cá giống sản xuất trong năm, thu hoạch vào khoảng tháng 3 - 4 năm sau. Đối với những ao nuôi cá theo kỹ thuật đánh tỉa thả bù thì sau khi thu hoạch cá thương phản, thả cá giống lớn với số lượng tương đương với số cá đã thu hoạch.
2.2.3. Mật độ và tỉ lệ nuôi ghép
Đối với những ao nuôi cá quảng canh và bán thâm canh, dinh dưỡng của cá chủ yếu từ nguồn thức ăn tự nhiên và lượng nhỏ thức ăn bổ sung. Do vậy, mật độ thả tuỳ thuộc vào khả năng chăm sóc, diện tích nuôi và thành phần loài. Mật độ thích hợp được các nhà khoa học khuyến cáo như sau:
+ Ao nuôi cá mè trắng là đối tượng chính - mật độ: 1,3 - 1,4 con/m2
+ Ao nuôi cá trắm cỏ là đối tượng chính - mật độ: 0,8 con/m2.
+ Ao nuôi cá trôi Ấn Độ là đối tượng chính – mật độ: 1,4 con/m2.
+ Ao nuôi cá rô phi là đối tượng chính – mật độ: 0, 4 con/m2.
Đối với những ao nuôi cá thâm canh, mật độ nuôi cao sẽ làm cho cá thiếu thức ăn, dưỡng khí và thải ra nhiều chất thải làm môi trường ao bị ô nhiễm. Do vậy, việc tăng mật độ nuôi tuỳ thuộc khả năng giải quyết thức ăn và cải thiện môi trường nước.
Căn cứ vào tính ăn của các loài cá và cơ sở thức ả tự nhiên trong ao, các nhà khoa học tính toán tỉ lệ thả ghép để mỗi loài có thể tận dụng được tối đa nguồn thức ăn trong môi trường nước. Một số công thức thi ghép mà các nhà khoa học khuyến cáo người nuôi cá như sau:
- Ao nuôi cá mè trắng là đối tượng chính (mật độ: 1,3 - 1,4 con/m2).
+ Mè trắng: 60%.
+ Trôi Ấn Độ: 25%.
+ Mè hoa: 7%.
+ Chép: 5%
+ Trám co: 3%. - Ao nuôi cá trắm cỏ là đối tượng chính (mật độ: 0,8 con/m2).
+ Trắm cỏ: 50%.
+ Mè trắng: 20%.
+ Trội An Độ: 18%.
+ Rô phi:
+ Chép: 4%.
+ Trám có: 3%.
+ Mè hoa: 2%. Ao nuôi cá trôi Ấn Độ là đối tượng chính (mật độ: 1,4con/m).
+ Rô hu: 65%.
+ Mrigan: 20%. + Mà trắng: 10%.
+ Chép: 4%.
+ Me hoa: 1%. Ao nuôi cá rô phi là đối tượng chính (mật độ: 0,4con/m2).
+ Rô phi: 45%. 6%. 72
+ Me trắng: 20%.
+ Trôi Ấn Độ: 20%.
+ Chép: 6%.
+ Mè hoa: 5%.
+ Trắm cỏ: 4%.
Ngoài ra, một số đối tượng mới được đưa vào sản xuất các tỉnh miền Bắc như cá chim trắng, cá tra, khi thả nuôi, mật độ và thành phần cá thả ghép như sau:
- Ao nuôi cá chim trắng là đối tượng chính (mật độ: 1,5 - 2 con/m2).
+ Cá chim trắng 90%.
+ Cá rô phi 5%
+ Cá mè 3%.
+ Cá chép 2%. Thả ghép cá chim trắng vào ao nuôi các đối tượng khác thì nên thả số lượng cá chim trắng tối đa là 10% tổng đàn cá.
- Ao nuôi cá tra. Nên nuôi đơn cá tra với mật độ 4 5 con/m2.
2.3. Chăm sóc ao nuôi cá thương phẩm
Chăm sóc cá nuôi thương phẩm cần đạt được 2 mục tiêu là cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cá để rút ngắn thời gian nuôi, tăng cơ cá thương phẩm đồng thời giảm đầu tư chi phí thức ăn, hạ giá thành cá thương phẩm. Đối với các ao nuôi cá quảng canh và bán thâm canh, phương pháp chủ yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cá là bón phân gây màu nước và cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá.
2.3.1. Bón phân Đối với đa số các ao nuôi cá nước ngọt (trừ ao nuôi cá trắm cỏ)
Cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao, đáp ứng được cơ bản nhu cầu dinh dưỡng của cá. Các loại phân bón và phương pháp bón phân đã được trình bày ở phần trước. Người nuôi cá cần lưu ý, chỉ một số ít các loài cá sử dụng phân chuồng làm thức ăn trực tiếp, phần lớn lượng phân bón bị phân huỷ để phát triển cơ sở thức ăn tự nhiên. Do vậy, nên ủ kỹ phân hữu cơ trước khi bón xuống ao.
2.3.2. Bổ sung thức ăn trực tiếp
Đối với các ao nuôi cá bán thâm canh và ao nuôi cá trắm cỏ, thức ăn tự nhiên trong ao không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cá, người nuôi cá phải cung cấp thêm các loại thức ăn trực tiếp. Các loại thức ăn trực tiếp bao gồm rau, cỏ, bột ngô, cám gạo, thức ăn tổng hợp, bã bia... Người nuôi cá có thể tham khảo kỹ thuật chế biến một số loại thức ăn trực tiếp ở phần sau. Khi bổ sung các loại thức ăn trực tiếp cho cá, cần lưu ý những kỹ thuật sau: Ao nuôi cá trắm cỏ, cung cấp lượng rau có hàng ngày 30 – 40% tổng khối lượng đàn cá trong ao. Trước khi cho cả ăn phải vớt hết những phần rau cỏ còn thừa từ hôm trước. Điều chỉnh lượng thức ăn căn cứ theo mức độ tiêu thụ của cá. Các loại cá ăn trực tiếp như cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá chim, cá tra bổ sung thức ăn dạng bột, dạng viên, bà bia... với lượng cho ăn mỗi ngày 3 – 5% tổng khối lượng đàn cá ăn trực tiếp, - Đối với những ao nuôi cá thâm canh cá rô phi, cá chép, cá tra, nên sử dụng thức ăn tổng hợp dạng viên để cho cá ăn. Lượng thức ăn mỗi ngày 5 - 7% tổng khối lượng cá có trong ao.
- Cho cá ăn theo nguyên tắc “4 định”.
+ Định chất lượng thức ăn: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của gia đình, người nuôi cá nên duy trì thức ăn cho cá có chất lượng ổn định. Giúp cho quá trình sinh trưởng phát triển đều đặn và tăng sức đề kháng bệnh tật của cá
+ Định số lượng thức ăn: Căn cứ vào chất lượng thức ăn và nhu cầu tiêu thụ thức ăn của cá, nên duy trì lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá ổn định, tăng dần dần theo nhu cầu của cá. Cá thiếu thức ăn sẽ phải tiêu hao năng lượng dự trữ, làm cho cá gây và chậm phát triển.
+ Định thời gian cho ăn: Hàng ngày, người nuôi cá nên cho cá ăn 2 lần, vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, vào những giờ nhất định.
+ Định địa điểm cho ăn: Căn cứ vào diện tích ao và số lượng cá trong ao, người nuôi cá có thể chọn 1 hay vài vị trí cho cá ăn cố định trong ao.
Vị trí cho ăn là nơi có đáy tương đối trợ, bằng phẳng, nước sâu trung bình và sạch sẽ. Xung quanh vị trí cho ăn nên treo túi vội để phòng bệnh cho ca. Hàng ngày đều cho cá ăn vào những vị trí đó. Để theo dõi lượng thức ăn cá tiêu thụ, treo các “sàn ăn” vào vị trí cho ăn. Mỗi lần cho cá ăn, nên kéo sàn ăn lên để kiểm tra. Nếu trong sàn ăn còn thức ăn thừa thì điều chỉnh giảm bớt lượng cho ăn. Thường xuyên cho cá ăn vào những thời gian và địa điểm cố định sẽ tạo cho cá một phản xạ có điều kiện, cá sẽ tìm ăn đúng giờ và đúng địa điểm. Như vậy sẽ hạn chế thức ăn thừa lẫn vào bùn, tránh lãng phí thức ăn, ô nhiễm môi trường và dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá.
2.4. Quản lý ao nuôi cá thương phẩm Để quản lý tốt ao nuôi cá thương phẩm, người nuôi cá phải thăm ao hàng ngày để phát hiện các sự cố như sụt lở bờ, địch hại, ô nhiễm môi trường, bệnh cá... Hàng tháng phải kiểm tra tốc độ lớn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá. Quản lý ao là thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp cải thiện môi trường nước như đã trình bày ở phần trên, và phòng bệnh cho cá. Kịp thời thay nước, bổ sung nước, xử lý bệnh tật... khi phát hiện các sự cố về môi trường. Quản lý ao còn phải đảm bảo an ninh cho ao nuôi.
2.5. Thu hoạch cá thương phẩm Sau khi thả cá giống 8 – 9 tháng, cá nuôi đạt cơ thương phẩm. Các ao nuôi thường thu hoạch toàn bộ cá thươn phẩm vào dịp cuối năm dương lịch, sau đó tu sửa và chuan bị ao cho chu kỳ nuôi tiếp theo. Trước khi thu hoạch toàn bộ, người nuôi cá nên đánh tỉa những con cá đạt cỡ thương phẩm rồi thả bù số lượng cá giống tương ứng. Đây là kỹ thuật chủ yếu để nâng cao năng suất ao nuôi. Với các ao nuôi có diện tích lớn khoảng vài nghìn mét vuông trở lên, người nuôi nên chủ động chuẩn bị giống cỡ lớn quanh năm để đánh tỉa thả bù theo kế hoạch 2 – 3 tháng/lần. Thông thường thị trường có thương phẩm “nóng” nhất vào tháng 5 - 7 và “nguội” vào cuối năm. Do vậy, nên có cá giống lưu cỡ lớn thả đủ vào đầu năm.