0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
KỸ THUẬT NUÔI CẢ RUỘNG

PHẦN II. KỸ THUẬT NUÔI CẢ RUỘNG

Nghề nuôi cá ruộng ra đời ở Ấn Độ, sau đó được lan sang các nước Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam. Nghề này bắt nguồn từ việc người ta phát hiện ra ruộng cấy lúa nước cũng là môi trường tốt cho cá sống và phát triển. Người ta đã tận dụng những khoảng thời gian trên ruộng có nước để nuôi cá và nghiên cứu bổ sung hoàn thiện dần kỹ thuật nuôi cá ruộng.

I. LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CÁ TRONG RUỘNG CẤY LÚA NƯỚC

Việc sống chung giữa cá và lúa trong ruộng không có quan hệ cạnh tranh nhau về thức ăn, ngược lại, chúng sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loại cỏ dại, rơm rạ mục, thóc rụng, hạt cỏ, sâu bọ, các loại động vật sống trong ruộng lúa... đều có thể là thức ăn cho các loài cá. Nhờ các loại thức ăn tự nhiên của cá trong ruộng lúa, người nuôi đã tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho cá. - Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, xốp cho ruộng lúa. Cá thường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ lúa hô hấp mạnh. Cá sử dụng các loại sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho ruộng lúa, Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa làm cho người lao động giảm được chi phí nhân công làm cỏ, sục bùn, giải chi phí thuốc trừ sâu, giảm chi phí thức ăn nuôi cá. Th nhập trên diện tích ruộng được tăng lên do có thêm th nhập từ cá. Nuôi cá ruộng là hình thức canh tác đơn giản, tạo r nguồn thực phẩm giàu đạm nhưng có giá thành hạ, giú đông đảo người dân có thể áp dụng. Mặt khác, nuôi c. ruộng góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh cho người lao động do việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, giảm cá. loại động vật trung gian truyền bệnh trong ruộng lúa...

II. CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ RUỘNG

Tuỳ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, xã hội, chế độ canh tác và giống loài nuôi trồng ở từng địa phương mà c các hình thức nuôi cá ruộng khác nhau: Nuôi cá ruộng bậc thang miền núi. Nuôi cá ruộng trũng. Nuôi cá ruộng đồng bằng sông Cửu Long. Hoặc cũng có cách phân loại các hình thức nuôi c ruộng khác: - Nuôi cá một vụ, cấy lúa một vụ Nuôi cá một vụ, cấy lúa hai vụ. Lúa và cá cùng sinh trưởng trong ruộng lúa. Cấy lúa một năm, nuôi cá một năm.

III. KỸ THUẬT NUÔI CÁ RUỘNG

3.1. Đặc điểm của môi trường ruộng lúa

- Mực nước nông 5 – 30cm, do vậy nước rất giàu ôxy. Tuy nhiên, nhiệt độ nước rất dễ bị biến động do sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời trong mùa Hè. Thời gian có nước trên mặt ruộng phụ thuộc chế độ canh tác lúa, do vậy phải chọn giống loài cá nuôi phù hợp với điều kiện canh tác lúa. Chất đáy có độ dinh dưỡng cao, hàm lượng N, P, K trong ruộng rất phong phú, tạo cơ sở thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá. - Cá sống trong ruộng lúa cũng cần một nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, mặt khác, lại phụ thuộc vào chế độ canh tác lúa, do vậy phải áp dụng kỹ thuật một cách nhịp nhàng để 2 đối tượng chính là lúa và cá không có tác dụng kìm hãm nhau mà phát huy tác dụng bổ trợ lẫn nhau. 3.2. Lựa chọn loài cá nuôi Để tiến hành nuôi cá trong ruộng lúa nước, cần phải căn cứ vào đặc điểm môi trường của ruộng cấy lúa, chọn đôi tượng cá nuôi phù hợp: Lựa chọn loài cá nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với các điều kiện canh tác của ruộng lúa. - Lựa chọn loài cá nuôi có đặc điểm sống phù hợp với điều kiện môi trường trong ruộng lúa. Đối với ruộng lúa cấy hai vụ, thời gian giữa hai vụ ngắn, chọn để ượng cá chép giống. - Đối với ruộng cấy lúa một vụ, thời gian ngập nước, môi trường trong ruộng rộng rãi, thoáng, chọn để nuôi các loài cá: mè, trôi, trắm, chép, rô phi , cá chim... thương phẩm. 79

3.3. Kỹ thuật ương cá chép giống trong ruộng cấy lúa hai vụ

3.3.1. Chọn địa điểm và xây dựng vùng ương nuôi

Vùng nuôi có diện tích vài ngàn mét vuông, bao gồm 3 phần: Bờ bao: Xây dựng bờ cao chắc chắn, quy cách bờ rộng 0,5m - 0,8m, cao 0,5m. – Ruộng cấy lúa: Phần cấy lúa chiếm 80 - 90% diện tích. Độ sâu nước trung bình trong phần cấy lúa 0,2m - 0,3m. Phần thả cá Đào mương dọc theo bờ, bao quanh phần cấy lúa. Mương là khu vực thả, chăm sóc và thu hoạch cá giống. Mương nên được đào rộng 0,5 – 1m, sâu 0,8 1m so với mặt ruộng. Ruộng nuôi cá cống lấy nước vào và tháo nước ra chủ động. Trước khi tiến hành ương cá con ở ruộng, người nuôi c phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật khử trùng, bón lót lấy nước vào mương tương tự như đối với ương cá trong ao.

3.3.2. Thỏ có hương và kỹ thuật ương

Mật độ thả cá chép hương là 10 – 15 con/mº ruộng. Khi thả cá hương cần thực hiện các kỹ thuật vận chuyển cá, thời điểm thả cá trong ngày, địa điểm thả cá trong mương... như khi ương cá trong ao. Thời gian thả cá: Sau khi cấy lúa, thả cá hương vào mương. Khi cây lúa đã bén rễ, dâng nước trên mặt ruộng lên cao 20 - 30cm để cá tràn lên kiếm ăn, Bộ sung thức ăn cho cá: - Ngoài lượng phân bón cho lúa, bổ sung phân chuồng ủ hoai vào mương, với lượng: 6 - 7kg/100m2 mương/tuần. 80

- Phân xanh: 30 – 50kg/100m2 mương/tuần. Các loại cây dùng làm phân xanh được bó thành các bó, dìm xuống các góc mương, khi lá cây phấn huy hết, phải vớt bỏ lõi, thân không phân huy được. - Thức ăn tinh: ở tuần đầu bổ sung 0,4 - 0,5kg/1 vạn con/ngày. Các tuần tiếp theo tăng dân lương thức ăn tinh và phân bón. Thức ăn tinh thường dùng chủ yếu là bột ngô, cám gạo... rải nhiều điểm trong mương cho cá ăn,

3.3.3. Quản lý và thu hoạch cá chép ương trong ruộng

Thường xuyên quan sát cống đáy. phát hiện sụt lở bờ, địch hại và các hiện tượng bất lợi đối với cá để kịp thời xử lý. Trong các trường hợp phải bón thuốc trừ sâu cho lúa hay xử lý bệnh cho cá, cần hạ nước để dồn cá xuống mương. Khi thu hoạch, dồn cá xuống mương, dùng lưới cá giống kéo thu hoạch. Ngoài cá chép, có thể ương cá rô hu, cá mngal, cá trí có trên ruộng.

3.4. Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm trong ruộng cấy lúa một vụ

3.4.1. Chọn địa điểm và xây dựng vùng nuôi Chọn các vùng ruộng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa trong năm, tiện nguồn nước tưới tiêu. Thời vụ cấy lúa từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch. Thời vụ nuôi cá từ sau khi cấy lúa đến cuối năm. Khi tiến hành chọn địa điểm nuôi cá ruộng cũng cần lưu ý các điều kiện như nguồn nước trong sạch, vị trí thuận tiện cho vận chuyển vật tư và sản phẩm...

Vùng nuôi có diện tích từ vài ngàn đến vài chục ngàn mét vuông, bao gồm 3 phần:

- Bờ bao: Xây dựng bờ cao chắc chắn, quy cách bờ rộng 0,7m - 0,8m, cao 0,5m so với mức nước cao nhất trong ruộng. Ruộng cấy lúa: Phần cấy lúa thường chọn khu vực cao trong ruộng, diện tích phần cấy lúa chiếm 70 - 85% tổng diện tích ruộng. Độ sâu nước trung bình trong phần cấy lúa 0,2m - 0,3m. - Phần thả cá: Phần diện tích để thả cá chiếm diện tích 15 30% tổng diện tích ruộng, sâu hơn so với mặt ruộng 0,8 - 1m. Khu vực thả cá có thể là hệ thống mương bao quanh ruộng lúa, có thể là hệ thống mương nhánh hoặc là một diện tích tập trung ở góc ruộng. Khi thiết kế khu vực thả cá, phải đảm bảo yêu cầu, khi tháo cạn nước trên mặt ruộng, cá dễ dàng tìm được đường tập trung về mương. Ruộng nuôi cá có cung cấp và thoát nước chủ động Mặt bàn/ 50cm Mặt nước cao nhất Mặt ruộng 80–100cm

http://hoachatcaotrong.com/public/uploads/images/SmartSelectImage_2020-08-19-15-37-57.png

Hình 18. Sơ đồ thiết kế xây dựng ruộng nuôi cá

3.4.2. Chuẩn bị ruộng nuôi cá Trong canh tác lúa nước, thời gian sau khi cấy lúa thường cần có nước trong ruộng. Vì vậy, phải tiến hành tây dọn, phơi đáy lương trước khi làm đất cấy lúa. Người nuôi cá ruộng có thể áp dụng kỹ thuật tẩy dọn, phơi đáy ao đổi với mượng và ruộng nuôi cá.

http://hoachatcaotrong.com/public/uploads/images/SmartSelectImage_2020-08-19-15-38-09.png

Hình 1. Sơ đồ thiết kế mặt bằng ruộng nuôi cá

Ngoài việc bón lót cho ruộng lúa, cần bón lót gây màu vào mương, lượng phân bón: Phân chuồng: 30 - 40kg/100m² mưong. Phân xanh: 30 - 50kg/100m2 mưong. 3.4.3. Thi và chăm sóc cá Người nuôi cá ruộng có thể tham khảo công thức thả ghép sau: Cá chép: 40%. Rô phi: 20%. Mè: 15%. Cá trôi: 10%.. Trám co: Chim trắng: Mật độ thả chung: 0,5 con/m2 tính cho cả diện tích ruộng. Sau khi cấy lúa xong, thả cá giống vào mương hay khu vực có mực nước sâu trong ruộng. Cá trắm cỏ và cá chim trắng có thể phá lúa, nên chọn cỡ cá giống lớn và thả vào ruộng sau khi đã gặt lúa. Khi lúa đã bén rễ, nâng mực nước trên mặt ruộng lên 20 – 30cm để cá lên kiếm ăn. Với mật độ nuôi thưa như vậy, thức ăn cho cá chủ yếu cá là thức ăn tự nhiên có sẵn trong ruộng lúa. Sau khi đã gặt lúa, dâng nước lên mức tối đa để tăng không gian hoạt động của cá. Tuỳ thuộc vào mức đầu tư, bổ sung thêm các loại thức ăn rau xanh, phân bón, thức ăn tinh cho cá.

3.4.4. Quản lý ruộng, nuôi và thu hoạch cá

Người nuôi cá phải thường xuyên quan sát, phát hiện sự cố bờ, địch hại, bệnh tật để kịp thời xử lý. Luôn duy trì mức nước trong ruộng vừa đủ nhu cầu môi trường để cá hoạt động kiếm ăn, vừa đảm bảo lúa không bị ngập. Khi cần xử lý bệnh cá, phun thuốc trừ sâu cho lúa và khi thu hoạch cá... phải hạ mức nước, dồn cá xuống mương. Năng suất cá nuôi trên ruộng biến động khá lớn. Nếu ruộng nông, thả cá chép, cá rô phi, cá trội... là chính thì năng suất từ 0,5 - 0,8 tấn/ha. Nếu là ruộng sâu, có thể thả được 40 - 50% cá trắm cỏ, năng suất có thể tăng lên 1-1,3 tấn/ha.