0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt ( Môi Trường )

PHẦN I. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH

A. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ

Ao nuôi - cái nhà của tôm cá có thể được chủ động xây dựng để canh tác nuôi trồng thuỷ sản; cũng có thể là những địa hình đất trũng có sẵn được lợi dụng để nuôi tôm cá. Nhiều ao hồ nhỏ được hình thành từ việc lấy đất đắp nền nhà, làm sạch... Ao nuôi cá là một môi trường hạn chế về mặt diện tích và thể tích, nhưng các yếu tố vô cơ và hữu cơ, các yếu tố vi sinh và sinh vật sống trong ao có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, biến động của các yếu tố trong môi trường ao nuôi luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và sản lượng cá. Những yếu tố môi trường ao có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi bao gồm: Các yếu tố vật lý: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ trong... Các yếu tố hoá học: hàm lượng ôxy hoà tan, pH, hàm lượng các khí độc hoà tan... Các yếu tố sinh học: sinh vật, sinh vật phù du, sinh vật đáy, sinh vật bậc cao... Các yếu tố kỹ thuật: diện tích, độ sâu, độ dày lớp bùn, mật độ thả... Người nuôi cá cần phải có những hiểu biết cơ bản về môi trường ao để chủ động quản lý tốt môi trường ao thuận lợi cho sự sinh trường phát triển của cá nuôi.

I. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ, HOÁ HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN CÁ NUÔI

1.1. Nhiệt độ nước Cá là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể cá phụ thuộc và biến đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Do vậy, nhiệt độ nước cao quá hay thấp quá đều có tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cá. Đa số các loài cá nuôi nước ngọt nước ta phát triển thuận lợi trong môi trường nước có nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Theo chu kỳ 1 năm, nhiệt độ môi trường nước cao về mùa Hè và thấp vào mùa Đông. Khi nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, cá thường tránh nóng hay tranh lạnh ở tầng nước đáy. Do vậy, ao nuôi cá cần có độ sâu đảm bảo để nhiệt độ nước ổn định, mát vào mùa Hè và ấm vào mùa Đông. Ao có mực nước sâu từ 1,2 - 1,5m là phù hợp. Trong một ngày, nhiệt độ môi trường nước cao nhất lúc trưa – chiều, sau đó giảm dần và xuống thấp nhất lúc gần sáng. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của cá. Nếu sự chênh lệch này lớn quá 30 độ c, cá dễ bị sốc nhiệt, sức đề kháng cơ thể yếu và dễ nhiễm bệnh. Hiện tượng này thường xảy ra trong những ngày nắng gắt ở các ao nông, lượng nước ít. Người nuôi cá dễ dàng theo dõi được nhiệt độ nước bằng nhiệt kế thu ngân hoặc nhiệt kế rượu. Khi đo nhiệt độ, nhúng bầu thuỷ ngân của nhiệt kế sâu 30 - 40cm sọ với mặt nước, chờ 3 – 4 phút, khi cột thuỷ ngân đã ổn định, đọc kết quả khi bầu thuỷ ngân còn nằm trong nước. Mùa Đông, trong những đợt rét kéo dài, nhiệt độ nước thường xuống thấp, theo dõi nhiệt độ để chủ động có biện pháp chống rét cho cá. Mùa Hè, trong những ngày nắng gắt, cần đo nhiệt độ 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm (lúc 5 - 6 giờ) và buổi trưa - chiều lúc 14 - 16 giờ) để biết biên độ biến đổi độ nước trong ngày. Nếu nhiệt độ nước trong ngày biến đổi lớn 2 - 3 độ C trở lên, cần chủ động dâng cao mực nước của ao hoặc chuyển cá sang ao khác rộng và sâu hơn.

1.2. Ánh sáng

Ánh sáng rất cần cho sự phát triển của tảo nước và thực vật thuỷ sinh. Dưới tác động của ánh sáng, tảo nước và các loài thực vật thuỷ sinh thông qua hoạt động quang hợp đã biến đổi các yếu tố dinh dưỡng vô cơ lấy được từ môi trường thành các chất hữu cơ để nuôi sống bản thân chúng đồng thời nuôi sống các loại động vật thuỷ sinh và cá. Nhờ có ánh sáng, trong quá trình quang hợp, tảo nước và các loại thực vật thuỷ sinh giải phóng khí ôxy loại khí cần thiết cho tất cả các sinh vật trong quá trình hô hấp) vào môi trường nước, đồng thời hấp thu rất nhiều khí Cac-bo-nic (một loại khí độc mà tất cả các sinh vật trong quá trình hô hấp thải ra). Quá trình quang hợp của tảo nước và thực vật thuỷ sinh là nguồn cung cấp ôxy tự nhiên chủ yếu cho môi trường ao nuôi cá.

Để đảm bảo cho môi trường nuôi cá có đủ ánh sáng, người nuôi cá cần chọn áo sao cho mặt ao thoáng, không bị cơm rợp. Mặt khác, người nuôi cá cần phải quản lý ao nuôi cá sao cho mật độ các chất lơ lửng và tảo trong nước ở mức vừa phải, để ánh sáng có thể chiếu xuống các tầng nước phía dưới.

1.3. pH

pH là giá trị chỉ tính chất của môi trường chua (axit, pH <7) hay nồng (kiếm, pH>7). Môi trường có độ pH = 7 là môi trường trung tính, không chua, cũng không nồng. Đa số các loài cá thích hợp với môi trường nước có độ pH từ 6,5 – 8,5. Môi trường ao thường bị chua hoá theo thời gian, do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ lắng đọng. Môi trường ao bị chua thích hợp cho các tác nhân gây bệnh cá phát triển. Do vậy, trong quá trình nuôi cá, người ta thường định kỳ phải loại bỏ các yếu tố gây chua như vết bớt bùn, tránh để tạo nở hoa (tảo nước phát triển quá mạnh, tạo thành váng nổi trên mặt nước) và bón vôi để trung hoà môi trường... Nước ao nuôi ít khi bị quá nồng hoá một cách tự nhiên, nguyên nhân gây nồng chủ yếu là do người nuôi cá bốn quá nhiều vội xuống ao, hoặc do sự ảnh hưởng của các nguồn nước thải công nghiệp. Người nuôi cá có thể biết được giá trị pH môi trường ao bằng cách dùng giấy đo pH. Nhúng giấy đo pH xuống nước, màu của giấy sẽ biến đổi tuỳ thuộc vào độ pH của nước ao, So màu này với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo mỗi cuộn Giấy sẽ biết giá trị pH của nước.

1.4. Hàm lượng ôxy hoà tan

Cũng như các động vật trên cạn, cá cần có ôxy để hỗ hấp. Ôxy cung cấp cho cá dưới dạng hoà tan trong môi trường nước. Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước cần đảm bảo 24mg/lít, nghĩa là trong mỗi lít nước ao, cần có ít nhất 4mg ôxy hoà tan. Cũng có những loài cá chịu đựng được môi trường nghèo ôxy hoà tan, nhưng môi trường nuôi cá tốt là môi trường có hàm lượng ôxy hoà tan cao. Hàm lượng ôxy được cung cấp vào môi trường nước bằng 2 con đường chủ yếu: khuyếch tán từ không khí và do tảo phù du sinh ra trong quá trình quang hợp. Trong điều kiện không có gió, không có sống, ôxy từ không khí khuyếch tán vào nước rất chậm. Vì vậy, trong những thuỷ vực nuôi cá với mật độ cao, hoặc trong những ngày thời tiết xấu u ám, người ta thường dùng các biện pháp cơ học như đặt máy quạt nước, đặt máy sục khí hay bơm thêm nước mới vào ao để gia tăng lượng ôxy khuếch tán từ không khí vào nước. Nguồn cung cấp ôxy hoà tan cho nước thường xuyên và chủ yếu hơn là do quá trình quang hợp của tảo nước giải phóng ra. Vì vậy, vào buổi sáng sớm, cá trong ao thường bị nổi đầu do thiếu ôxy, nhưng khi mặt trời lên, tảo nước bắt đầu quang hợp và giải phóng ra ôxy, cá không bị thiếu ôxy nữa sẽ lặn xuống. Người nuôi cá thâm canh quan tâm chủ yếu đến các biện pháp cơ học để gia tăng ôxy hoà tan thì những người nuôi cá quảng canh và bán thâm canh phải quan tâm điều khiển màu xanh của nước để đảm bảo lượng tảo nước cung cấp đủ ôxy hoà tan cho ao, ở đây, chúng ta thấy có mâu thuẫn nảy sinh giữa việc cung cấp oxy cho tôm cá và tạo thức ăn tự nhiên cho chúng. Nếu muốn tạo được nhiều thức ăn cho tôm cá cần phải bón nhiều phân. Nhưng khi bón quá nhiều, ao sẽ bị hiện tượng “phú dưỡng” do sinh vật thuỷ sinh phát triển mạnh đã tiêu thụ hết ôxy trong ao, khi đó cá nuôi không còn đủ dưỡng khí để hô hấp. Thông thường, lượng ôxy hoà tan trong ao biến đổi theo chu kỳ ngày đêm: cao nhất lúc 14h - 16h, giảm dần từ 20h, thấp nhất lúc rạng sáng (4 - 6h), cho nên hiện tượng nổi đầu thường xảy ra lúc rạng sáng.

http://hoachatcaotrong.com/public/uploads/images/SmartSelectImage_2020-08-19-13-53-18.png

Hình 1. Sự biến đổi ôxy hoà tan và cabonic hoà tan trong ngày

Người nuôi cá khó đo được chính xác lượng ôxy hoà tan trong ao, nhưng có thể biết được cá có bị thiếu ôxy haykhông. Cá bị thiếu ôxy thường nổi thành đàn và đớp lấy không khí trên mặt nước. Khi môi trường nước có đủ ô xy hoà tan để hô hấp, cá lại lặn xuống. Những người nuôi cá giàu kinh nghiệm hàng sáng sớm đi thăm ao, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là khi nghe tiếng vỗ tay, chúng lạn đi được là tốt. Nhưng khi mặt trời lên, cá vẫn nổi đầu thì phải kịp thời bơm nước hoặc vận hành máy quạt nước để bổ sung ôxy hoà tan cho cá.

15. Hàm lượng Cac-bo-nic (CO2)

Khí Cac-bo-nic là một loại khí độc đối với cá. Nếu hàm lượng có trong nước cao sẽ làm cho cá bị ngạt. Trong môi trường ao, khí này được tạo ra từ 2 nguồn cơ bản: nguồn thứ nhất do quá trình hô hấp của cá và các sinh vật khác trong nước; nguồn thứ 2 do quá trình phân huỷ háo khí các chất hữu cơ trong môi trường nước và bùn. Quy luật biến đổi hàm lượng CO2 trong ngày rất rõ nhận biết: Ban ngày, cá và các động vật thuỷ sản hô hấp thải ra môi trường khí CO2. Trong khi đó, tảo nước và các cây có thuỷ sinh quang hợp, chúng hấp thụ khí CO, và thải ra môi trường nước khí ôxy. Vì vậy, hàm lượng khí ôxy tăng lên, đồng thời hàm lượng khí CO, giảm đi, khiến cá không bị ngạt. Ban đêm, cá, các động vật thuỷ sinh khác và tảo nước, rong rêu đều hô hấp, chúng cùng hấp thụ khí ôxy và thải ra môi trường khí CO. Do đó, hàm lượng khí CO, trong nước tăng lên nhanh nước phát triển mạnh thì hàm lượng co, tăng rất cao vào ban đêm, cá rất dễ bị ngạt và có thể chết. Để tránh cho cá bị ngạt do CO2, cần phải duy trì lượng tảo trong ao vừa phải, tránh nở hoa, nuôi cá với mật độ vừa phải phù hợp với điều kiện đầu tư, không để thừa thức ăn và các chất hữu cơ khác trong ao. 1.6. Các loại khí độc khác trong ao Có thể có nhiều loại khí độc trong ao nuôi cá, như khí) A-mô-ni-ac (NH), khí Sun-phua-hy-dro (H2S), khí Mê tan (NH)... Các khí này đều độc đối với cá, chúng được sinh ra do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tồn tại trong nước và bùn ao. Để tránh những loại khí độc này gây hại, người nuôi cá phải hạn chế được sự thừa dinh dưỡng và không để các quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra trong ao, như: không cho thừa thức ăn xuống ao, cho cá ăn tại điểm cố định và tránh để thức ăn lẫn xuống bùn, không để lượng bùn trong ao quá dày, không bón nhiều phân hữu cơ, phân hữu cơ phả? được ủ kỹ trước khi bón xuống ao...