0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
KỸ THUẬT NUÔI CÁ MẶT NƯỚC LỚN

KỸ THUẬT NUÔI CÁ MẶT NƯỚC LỚN

Nuôi cá mặt nước lớn theo cách hiểu thông thường là nuôi cá trong các vùng nước có diện tích rộng vượt qua khả năng quản lý kỹ thuật, không có khả năng bón phân, cho ăn hay làm cạn khai thác triệt để. Như vậy nuôi cá rát nước lớn thực chất là áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật để chủ động khôi phục nguồn lợi cá, phát triển trữ lượng và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất trong gia đình, khả năng đầu tư tái tạo nguồn lợi và quản lý khai thác cá trong mặt nước lớn không thể thực hiện được. Nuôi cá trong đáng lưới là một hình thức mới, dược phát triển dựa trên cơ sở kỹ thuật nuôi cá ao và kỹ thuật nuôi cá trong lồng. Nuôi cá trong đằng lưới còn gọi là nuô cá trong đăng quầng hay nuôi cá chuồng. Nhìn chu đăng lưới nuôi cá có diện tích hẹp, phù hợp với khả quản lý và đầu tư của hộ gia đình, được xây dựng ở các vùng nước rộng lớn như các hồ, hồ chứa, sông. Môi trường đồng nuôi cá nổi bật ở các đặc điểm: nước thay đổi tốt, hàm lượng ôxy hoà tan cao, lớn nhanh, hạn chế bệnh tật và hiệu quả kinh tế cao. Do đó, nuôi cá trong đồng lưới là hướng tích cực để khai thác mặt nước lớn phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC NUÔI CÁ TRONG ĐĂNG

1.1. Đặc điểm về môi trường

Các dạng lưới nuôi cá được xây dựng ở nơi có diện tích mặt nước lớn nên dễ bị bão lụt, nguồn nước bị ô nhiễm, tầu thuyền qua lại, các yếu tố tự nhiên và nhân tạo khác đe doạ phá hoại. Do đó, lựa chọn vị trí sao cho đang nuôi cá tránh được sóng lớn, gió to, nước xiết, cá thoát ra ngoài dằng... trước khi tiến hành nuôi cá: Các mặt nước lớn thường có hàm lượng ôxy hoà tan cao, chất lượng nước tốt và giàu dinh dưỡng, đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá. Các mặt nước lớn còn là nơi sinh sản của rất nhiều loài cá kinh tế và các loài động vật thuỷ sinh khác. Các đăng nuôi cá cần phải được quản lý, khai thác một cách đúng mức để không phá huỷ các bài đẻ tự nhiên của cá và các sinh vật thức ăn tự nhiên, không làm ô nhiễm môi trường nước. Ngoài nguồn thức ăn tự nhiên, nên bổ sung cho cá các loại thức ăn tổng hợp dạng viên.

1.2. Đặc điểm về kỹ thuật

Xây dựng đang nuôi cá tuỳ thuộc vào đặc điểm của thuỷ vực, loài cá nuôi và các điều kiện sinh thái khác. Muôi cá trong đang cần có cá giống với chất lượng tốt, có giống lớn, đủ chủng loại và đủ số lượng. Nếu cá giống được sản xuất trong lồng đặt ngay tại hồ hoặc các nhánh hồ chứa sẽ giúp nâng cao tỉ lệ sống và sản lượng cá thương phẩm. Cá giống cần được thả cỡ lớn, nuôi mật độ cao và nuôi ghép nhiều loài để nâng năng suất cá nuôi lên cao nhất. Quản lý đăng nuôi cả nên thực hiện theo hướng chủ động chăm sóc cá, thay vì phương pháp thả cá không

| Vật liệu chính để xây dựng đăng nuôi cá là lưới, cọc ăn. Ngoài ra, cần chú ý đề phòng lụt lội, cá thoát khỏi đăng và bệnh dịch... Có thể thu hoạch một lần, nhiều lần với các ngư cụ khác nhau để tỉ lệ đánh bắt cao hơn.

II. CHỌN THUỶ VỰC ĐỂ XÂY DỰNG ĐĂNG NUÔI CÁ

2.1. Điều kiện địa lý

Thuỷ vực phải có đáy bằng phẳng, mực nước ổn định 1 - 3m, nên chọn các nhánh (eo, ngách) của hồ phía thượng nguồn để xây dựng các đăng nuôi cá, Dao động mực nước dưới 1m, tốc độ dòng 0,06m/giây, tốc độ gió <10mgiây, chiều cao sóng <50cm. Khu vực chọn nuôi cá có ít tàu thuyền qua lại để tránh cho cá khỏi bị sốc. Không nên chắn đảng tại các bãi đẻ tự nhiên của cá.

2.2. Chất lượng nước

Khu vực nuôi cá phải hoàn toàn không có ng n ô nhiễm công nghiệp hoặc nông nghiệp và cá có thể sinh trưởng quanh năm. Hàm lượng ôxy hoà tan cao hơn 6mg1, CO, < 30mg, pH: 7 - 8, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.

III. XÂY DỰNG ĐĂNG NUÔI CÁ

Sự thành công của nuôi cá trong dạng lưới phụ thuộc nhiều vào quá trình thiết kế và xây dựng đảng. Kết cấu đăng nuôi cá cần phải đủ vững để chống đỡ với bão lụt nhưng đòi hỏi giá rẻ và tốn ít nhân công xây dựng.

3.1. Vật liệu tre...

Các thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng lưới, mành tre để ngăn khu vực nuôi cá là: Mành tre thường làm từ những cây tre già, chúng rất bền và giá rẻ, khó bị chuột và cua phá hoại, nhưng đáng thường kém trao đổi nước và tốn nhiều nhân công để làm. Lưới dùng để làm đang nuôi cá thường được làm từ polyethylen hay chỉ nilon, có đường kính từ 0,2 – 0,3mm. Tuy nhiên, có mắt lưới có sẵn đôi khi lại không phù hợp với cờ cá giống sẽ thả. Đặc điểm nổi bật của lưới là: là một vật liệu sẵn có dễ kiếm, giá rẻ, thay đổi nước dễ dàng, dễ thao tác, nhưng chúng dễ bị chuột, cua, baba phá hoại, và dễ bị phá huỷ do ánh nắng. Cọc chính để ghim và độ lưới, có thể dùng thân cây tre, cột xi măng... nói chung nên dùng tre vì chúng nhẹ, bền và rẻ.

3.2. Thiết kế đăng nuôi cá

Việc thiết kế các đăng nuôi cá phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

- Vật liệu dùng để thiết kế sẵn có ở địa phương, giá rẻ. Thiết kế hợp lý dựa vào điều kiện cụ thể ở vùng đầm hồ, tránh cá thoát ra khỏi đảng. Kết cấu khoẻ đủ chịu được lụt, gió lớn...

- Xây dựng đăng nuôi cá không ảnh hưởng đến thuỷ lợi, giao thông... ở vùng nước.

3.2.1 Chiều cao của đăng nuôi cá Chiều cao của đăng nuôi cá đầu tiên phụ thuộc vào mực nước cao tối đa, độ cao Sóng và chiều cao tối đa cá có thể nhảy qua. Ở những vùng nước có mực nước ổn định, ca chiều cao của hãng cao cấp khoảng 1,5 lần độ sâu của vùng nước, khoảng 2 – 3m. Chiều cao của cọc tre không dưới 5 – 6m, bao gồm 1m ngập trong bùn.

3.2.2. Diện tích đăng nuôi cá Diện tích đăng cá có quan hệ mật thiết với tỉ lệ thay đổi nước trong đồng và giá xây dựng. Qua thực nghiệm thấy rằng, các đăng nhỏ có lợi thế hơn các đảng lớn. Diện tích tối đa của đồng cá khoảng 0,2 – 0,6ha, vì với diện tích này thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi nước, hàm lượng ôxy hoà tan cao, dễ thao tác (cho ăn, thu hoạch...).

3.2.3. Hình dạng đăng cá Dạng đăng hình tròn hoặc hình elíp đều thích hợp. Dạng đang này không chỉ có ưu điểm chịu đựng sóng to gió lớn, mà còn ngăn ngừa việc cá bơi ngược dòng nước vào m bên hoặc vào góc đảng và tránh rong rêu tích tụ. Dạng đang phổ biến cũng có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Nhưng các góc phải làm hình vòng cung de ngăn ngừa cá chép và các loài cá khác sống ở tầng nước thấp tập trung đào hố ở góc đăng, hạn chế đến mức tối đa cá thoát ra ngoài.

V. CHĂM SÓC

5.1. Thức ăn

Các loại thức ăn sử dụng để nuôi cá trong đăng gồm có: Thức ăn viên, các loại bột và bã của các loại củ hạt, các loại cỏ và rau xanh, các loại thịt ốc, hến, sò...

5.2. Kỹ thuật cho ăn

Với thức ăn viên, thường dùng tay vung đều xuống mặt nước. Cách này dễ làm, đơn giản, linh hoạt và có thể trải đều thức ăn trong một thời gian ngắn. Các loại thức ăn dạng bột như bột đậu tương, cám gạo... thường được cung cấp cho cá dưới dạng các nắm bột ướt, có bổ sung thêm muối, thả vào các sàn ăn. Các loại thức ăn xanh được thả vào trong một khung nổi trên mặt nước. Khung này làm bằng tre, đường kính cây tre: 12 - 15cm, làm theo hình chữ nhật hay hình tam giác. Thức ăn hỗn hợp được cung cấp cho cá mỗi ngày an (vào buổi sáng và buổi chiều), thức ăn xanh được cung cấp ngày 1 lần (buổi chiều). Nên cung cấp thức ăn vào một nơi nhất định và thời gian nhất định trong ngày, để đảm bảo tạo thói quen cho cá, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và sự tăng trưởng của cá. Lượng thức ăn cung cấp cho cá phụ thuộc vào tỉ lệ tăng trưởng của cá và có cá. Trong điều kiện thời tiết bình thường, lượng thức ăn tinh cung cấp hàng ngày là 1,5 – 3% khối lượng cá ăn trực tiếp và lượng thức ăn xanh là 30 - 40% thể trọng cá ăn thực vật,

VI. QUẢN LÝ CHĂM SÓC ĐĂNG NUÔI CÁ

6.1. Quản lý môi trường, phòng bệnh cho cá

So với nuôi cá trong ao, nuôi cá trong đăng ít bị bệnh hơn, nhưng khi cá đã mắc bệnh thì cũng khó chữa trị hơn. Do vậy, cần phải nhấn mạnh rằng: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cần phải chú ý các kỹ thuật sau đây để phòng bệnh cho cá: - Trước khi thả, cá giông cần phải được sát trùng bằng dung dịch nước muối 3%. - Sàn ăn, nơi cho cá ăn phải được định kỳ 2 tuần làm vệ sinh tay trùng 1 lần bằng vôi bột, thuốc tẩy trùng...

- Trong mùa dịch bệnh (tháng 3 - 5 và tháng 7-8), cá cả được thường xuyên cho ăn bằng các loại thức ăn có trộn thị phòng bệnh, mỗi đợt cho ăn như thế kéo dài 3 – 5 ngày Nếu phát hiện có cá bị bệnh hoặc cá chết cần lên vứt bỏ ngay. - Các đăng nuôi cá cũ lâu năm cần được loại bỏ bùn thừa.

6.3. Quản lý an toàn của đăng nuôi cá Cần chú ý ngăn ngừa bệnh tật, kẻ trộm, các tác động của gió, lụt lội... Lưới làm đăng cần được thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh. Những chỗ sai hỏng cần được sửa chữa kịp thời, tốt nhất nên có sổ nhật ký. 6.4. Đề phòng cá thoát ra ngoài Đây là công việc thường xuyên, trong suốt cả chu kỳ nuôi cá. Có 3 giai đoạn dễ xảy ra hiện tượng cá thoát ra khỏi dang nuôi: - 104

- Giai đoạn 1: Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau khi thả giống. Lý do là cá giống vẫn còn nhỏ, chưa quen với môi trường nước mới, chúng thích bơi từng đàn men theo lưới. Do đó, chúng có thể chui ra ngoài ngay khi chúng phát hiện ra các lỗ thủng trên lưới.

Giai đoạn 2: Trong mùa mưa, nước lớn, cá thường hoảng sợ và thích bơi ngược dòng. Khi mực nước dâng lên cá thể nhảy ra ngoài đăng hoặc khi các túi đá dưới chân lưới bị sóng gió nhấc lên, tạo thành chỗ hổng dưới chân lưới, cá chui ra ngoài qua lỗ hổng đó. Giai đoạn 3: Khi dầu vụ thu hoạch cá, cá bị đánh động, chúng có thể lao đi theo mọi hướng. Một số cá trắm cỏ và trắm đen cỡ lớn có thể húc thủng lưới để ra ngoài.

VII. THU HOẠCH

Cá thương phẩm có thể được thu hoạch từng phần trong suốt quá trình nuôi hoặc thu hoạch một lần vào cuối vụ nuôi. Dùng lưới thường kéo dồn cá vào một góc, ở đó đã rải săn lưới đáy, sau đó chỉ cần kéo lưới đáy và thu cá trong đó. Sau 3 lần thu như vậy có thể thu được trên 90% cá trắm cỏ. Phương pháp này cũng dùng để thu hoạch các loại cá đáy như cá chép, cá trắm đen.