0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng (NUÔI GHÉP CÁ BỐNG TƯỢNG VỚI CÁ SẶC RẰN) Phần 1

NUÔI GHÉP CÁ BỐNG TƯỢNG VỚI CÁ SẶC RẰN

Hàng năm vào khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc rằn từ việc khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc rằn.

I. THIẾT KẾ AO

- Ao có độ sâu khoảng 2m, chia ao làm hai phần, một phần thả cá bống tượng và một phần thả cá sặc rằn. Giăng lưới và lưới vào đáy ao thật kỹ để ngăn không cho cá bống tượng chui qua phần ao ương nuôi cá sặc rằn. Lưới được giăng cao hơn mức nước ao chừng một tấc. Biện pháp cải tạo ao tương tự như nuôi các loài cá khác.

Do cá sặc rằn có thể đẻ quanh năm, vì vậy, nên tạo điều kiện cho cá sặc rằn đẻ để làm mồi cho cá bống tượng. Riêng bên phần ao thả cá sặc rằn cần phải thiết kế gờ đất có độ ngập nước chừng vài tấc, có cây cỏ thủy sinh mọc, để đến mùa sinh sản, khoảng tháng 2 - 3, cá sặc rằn có chỗ làm tổ. Đồng thời là nơi trú ẩn tốt cho những tổ bọt có chứa trứng thụ tinh và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cá bố mẹ bảo vệ cá con.

II. THẢ CÁ

Cá giống bống tượng và sặc rằn mua ở trại sản xuất cá giống. Để thu hoạch đồng loạt hai loại cá này, cần mua cá bống tượng giống có chiều dài cỡ 3 phân.

- Mật độ thả cá bống tượng là 3 – 5 con/m2 ao. Thả cá sặc rằn giống có trọng lượng khoảng 200 con/kg và thả khoảng 10 con/m2 ao. Mỗi loại được thả ở một ngăn ao riêng.

II. CHĂM SÓC

- Đối với cá bống tượng: Có thể cho cá ăn trùn quế ở giai đoạn nhỏ. Trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng cao, và là sinh vật sống nên chúng rất thích. Nếu có điều kiện nên cho cá bống tượng ăn trùn quế đến khi cá sặc rằn đỏ lứa đầu tiên là tốt nhất. Khi thiếu hụt nguồn trùn quế, có thể cho cá bống tượng ăn cá tạp xay nhuyễn. Tuy nhiên, vì cá bống tượng bắt mồi rất chậm, nên sự sục sạo thức ăn trong sáng có thể làm rã thức ăn dễ gây bẩn nước.

- Đối với cá sặc rằn: vì là loài ăn tạp thiên về động vật. Tuy nhiên, do kích cỡ miệng cá rất nhỏ nên thức ăn như tấm cám, bột cá nấu nhồi dẻo để vào sàng cho cá ăn là kinh tế nhất. Hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi cá sặc rằn khoảng 28 - 35%.

- Vì phải tận dụng sức đẻ trứng của cá sặc rằn thu lấy cá con làm mồi cho cá bống tượng, nên khi nuôi được chừng 4 tháng thì tiến hành tuyển lựa cá tốt cho vào chậu, sau khi đã lùa hết phần cá trong ngăn sang phần ao nuôi cá bống tượng rồi thả xuống chỗ cũ. Phân biệt cá sặc rằn đực và cái bằng cách quan sát tia vi, cá đực phần tia mềm của vi lưng kéo dài hơn gốc vi đuôi, cá cái thì tia vị ngắn hơn. Cá đực có màu sắc sặc sỡ hơn.

Cá sặc rằn thường có mức độ thành thục khác nhau, chúng có khả năng sinh sản trong suốt mùa mưa. Do vậy, khi quan sát thấy mật độ cá con đủ làm mồi cho cá bống tượng thì có thể dỡ bỏ lưới ngắn.

Cá bống tượng giống 3 tháng tuổi, nuôi một năm với mật độ hợp lý và thức ăn đầy đủ, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 0,5kg. Đối với cá sặc rằn, do kích cỡ cá giống nhỏ, khả năng ăn mồi ít, tốc độ tăng trưởng chậm, từ cỡ cá giống 200 con kg, sau một năm nuôi đạt trọng lượng khoảng 6 - 8 con/kg.