0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng ( KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁ GIỐNG)

KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁ GIỐNG

I. CHUẨN BỊ AO NUÔI VỖ

- Diện tích: ao có diện tích khoảng 200-1.000m2, độ sâu mực nước 1,2 - 1,5m.

Ao phải có cống cấp và thoát nước chủ động

- Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm.

Đất ao không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Trước khi thả cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, bón vôi 7 - 10kg/100m2, phơi đáy ao 2 - 3 ngày. Sau đó cấp nước qua lưới lọc.

II. CHỌN CÁ BỐ MẸ

Cá bố mẹ phải khỏe mạnh, không dị tật, không xây xát và đảm bảo đạt những tiêu chuẩn sau:

+ Cá trên 1 năm tuổi.

+ Trọng lượng 250 - 600g/con.

+ Kích cỡ đều, khoẻ.

- Trước khi thả cá bố mẹ vào ao, nên tắm bằng nước muối 2 - 3% trong 5 - 10 phút.

III. NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ

1. Thời gian nuôi vỗ

Thời gian nuôi vỗ thích hợp nhất là cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1.

2. Mật độ nuôi vỗ: 0,2 – 0,3kg cá bố mẹ/m2.

3. Chăm sóc và quản lý

- Thức ăn là các loại cá con, tôm, tép nhỏ còn tươi sống. Khi cho ăn phải rửa sạch, cắt nhỏ cho vừa miệng cá.

Mỗi ngày cho ăn 2 lần, vào sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn hàng ngày chiếm 3 - 5% trọng lượng thân cá.

- Thức ăn được cho vào sàng ăn, đặt ở những nơi cố định trong ao. Hằng ngày, kiểm tra lượng thức ăn dư hay thiếu.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy cho ăn thức ăn có nguồn gốc động vật đều cho kết quả thành thục tốt, phù hợp tập tính ăn tạp của cá trong tự nhiên.

- Định kỳ thay nước 1 tuần/lần, mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước trong ao nuôi.

4. Kiểm tra độ thành thục của cá

- Kiểm tra độ phát dục của cá để xác định thời gian đẻ trứng, cá khi chưa thành thục thì khó phân biệt đực, cái. Khi nuôi vỗ 1 - 2 tháng, cá phát dục thì có thể phân biệt đực, cái dễ dàng.

- Cá đực: Gai sinh dục ngắn, nhỏ, đầu nhọn hình tam giác.

- Cá cái: Có gai sinh dục lớn, nhưng không nhọn như gai sinh dục cá đực. Cá sắp đẻ thì mấu sinh dục lồi ra, đầu mút của mẫu này dài gần đến vây hậu môn, bụng to mềm, khi vuốt nhẹ trên thân thấy có 1 số trứng chảy ra.

IV. KỸ THUẬT SINH SẢN

1. Chuẩn bị giá thể

Cá bình thường đẻ trứng dính trên giá thể có trong ao như: gốc cây, cọc, thành công, ... Nên cân chuẩn bị giá thể cho cá đẻ để việc thu trứng đạt kết quả tốt. Giá thể thường sử dụng là gạch tàu, ngói máy,... Thông thường, đặt giá thể làm tổ cho cá bằng 1/3 số cá cái nuôi vỗ trong ao. Vị trí đặt tổ phải cố định để dễ kiểm tra và theo dõi.

2. Cho đẻ tự nhiên

- Mùa vụ đẻ tự nhiên của cá bắt đầu vào trung tuần tháng 3, kéo dài đến tháng 11, trong thời gian này cần kiểm tra độ thành thục, xác định thời gian đẻ của cá để đặt tổ thu trứng.

- Phương pháp đẻ tự nhiên này sẽ giảm chi phí, thao tác không phức tạp. Hằng ngày, tiến hành thăm giá thể để lấy trứng, thao tác lấy trứng nhanh, nhẹ nhàng, tránh khuấy động nhiều làm cá sợ không đẻ.

- Để cá đẻ đồng loạt, thu trứng cùng lúc, tiến hành tiêm kích dục tố rồi để cá bắt cặp trong ao đẻ tự nhiên. Kích dục tố thường dùng là HCG và não thùy. Liều lượng 1 - 2mg não/kg cá cái và 250 - 500 UI HCG/kg. Sau khi tiêm kích dục tố, thả cá vào ao đã đặt sẵn giá thể. Sau khi thả từ 10 - 12 giờ thì cá sẽ sinh sản.

3. Ấp trứng

Khi phát hiện có trứng dính trên giá thể, đưa giá thể có trứng vào thau ấp (50 lít), mỗi thau ấp 2 -3 tổ trứng. Trong quá trình ấp, bố trí mỗi thau có 1 - 2 cục sục khí. Nhiệt độ nước ấp trứng ổn định 20 - 30°C, pH 6,5 - 7,5.

Sau 30 - 40 giờ, trứng bắt đầu nở, trứng nở chậm thì cá con thường yếu, dễ chết sau khi nở.

- Cá bột vừa nở, phải vớt ra đem vào bể ương. Thời gian nở kéo dài 3 ngày. Cá mới nở rất yếu, có màu trong suốt, có chiều dài 0,3 – 0,4mm. Sau khi nở 3 ngày, cá bột sẽ tiêu hết noãn hoàn,lúc này chúng có khả năng bắt mồi.

KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ BỘT LÊN GIỐNG

I. ƯƠNG TRONG BỂ XI MĂNG, BẠT, BỒN COMPOSITE

Tùy theo điều kiện mà bố trí dụng cụ ương khác nhau, dung tích từ 0,5 - 40m3 (tốt nhất 20m), độ sâu bể 1 - 1,2m, có hệ thống sục khí.

Nước đưa vào bể ương phải qua lưới lọc.

Mật độ thả 1.000 - 1.500 con/m2 hay 1.000 - 2.000 con/m2.

Cho cá ăn (cho 10.000 cá bột):

+ Từ ngày 1 đến ngày 15: 1 lòng đỏ trứng + 5g bột đậu nành/1 lần, ngày cho ăn 2 lần.

+ Thức ăn được nghiền và hoà với nước qua lưới lọc động vật phù du. Khi cho ăn, tạt đều khắp bể ương.

(Hiện nay Rotifer (luân trùng) được xem là thức ăn phù hợp nhất cho việc ương cá bống tượng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc chủ động nguồn thức ăn Rotifer cho việc ương cá còn rất nhiều khó khăn về con giống, quy trình nuôi...)

+ Từ ngày 16 đến ngày 22: 1 lòng đỏ trứng + 5g bột đậu nành + 15g Moina/lần, ngày cho ăn 2 lần.

+ Từ ngày 22 đến ngày 30: Cho ăn 50g Moina/lần, ngày cho ăn 2 lần.

+ Từ ngày 30 đến ngày 45: Cho ăn 50g Moina + 50g trùn chỉ/lần, ngày cho ăn 2 lần.

+ Từ ngày 45 đến ngày 60: 50g trùn chỉ+ 100g tép băm nhỏ, ngày cho ăn 2 lần.

II. ƯƠNG CÁ TỪ 45 NGÀY TUỔI (3CM) LÊN CÁ

GIỐNG 6 - 7CM

1. Chuẩn bị ao ương

- Ao có diện tích từ 200 - 500m2, độ sâu mức nước 0,8 - 1m.

- Tát cạn ao, vét bùn đáy, lấp các lỗ mội, dọn có bờ ao.

- Bón vôi với liều lượng 7 - 10kg/100m2, phơi đáy ao 5 - 7 ngày.

- Cấp nước vào ao phải qua lưới lọc.

Trước khi thả cá 1 tuần cần nuôi thức ăn tự nhiên trong ao. Có thể sử dụng bột đậu nành hay bột cá, bón từ 2 – 3kg/100m2, hòa tan vào nước tạt đều xuống ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên.

2. Mật độ thả

- Cá con được đương với mật độ 20 - 25con/m2 và được thả vào lúc sáng sớm hay chiều mát, kiểm tra chất lượng nước trước khi thả (nhiệt độ 28 - 30°C, pH 7 - 8,5, Oxy 4 - 5mg/l).

Cá trước khi thả, phải tắm qua nước muối nồng độ 3 - 5%, trong 5 phút.

Thao tác thả cá phải nhẹ nhàng, cho thau hay túi đựng cá ngập vào trong nước ao và từ từ thả cá bơi ra ngoài.

3. Cho ăn và chăm sóc

- Thức ăn là tép băm nhỏ, được đặt trong sàng ăn, lượng thức ăn từ 5-7% trọng lượng thân. Thường xuyên kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

- Định kỳ thay nước trong ao ương ít nhất 2 tuần/lần.

- Với diện tích 100m2, mỗi ngày tạt 100g bột đậu nành, thời gian tạt là lúc 10 giờ sáng để duy trì mật độ phiêu sinh động vật.

Khi cá đạt 6 - 7cm/con thì có thể thu hoạch, chuyển sang ao nuôi thịt.

Cám BECO - THỨC ĂN CHO CÁ CON