0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỨC ĂN NUÔI CÁ

PHẦN I. KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỨC ĂN NUÔI CÁ

Trong quan niệm cổ truyền của nghề nuôi cá, thức ăn cho cá là phân chuồng và rau cỏ, hoặc cũng có thể là nuôi cá không cần cho ăn. Ngày nay, đa số người nuôi cá đã hiểu rằng muốn có năng suất, sản lượng cao, cần phải chủ động cung cấp đầy đủ các loại thức ăn cho cá và xem chúng như là “vật nuôi”. Ngoài các loại thức ăn tự nhiên như sinh vật phù du, sinh vật đáy, thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ..., cá nu cần được cung cấp các loại thức ăn khác như bột các loại cốc, rau xanh, thịt động vật, các loại phụ phẩm nông Những loại thức ăn này có thể cho cá ăn trực tiếp lung nếu chúng được phối trộn theo những tỉ lệ nhất đ và chế biến thì giá trị dinh dưỡng sẽ tăng lên và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Người nuôi cá cần có những hiểu biết cơ bản về phương pháp chế biến thức ăn cho cá để góp phần nâng cao hiệu quả ao nuôi. Một số nguyên tắc và phương pháp chế biến thức ăn cho cá đơn giản, có thể áp dụng ở quy mô sản xuất hộ gia đình sẽ được giới thiệu trong phần này.

I. CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU ĐỂ CHẾ BIẾN THỨC ĂN NUÔI CÁ

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cá có nhu cầu hấp thu các chất dinh dường như chất đạm, chất béo, chất đường, các loại vitamin, các loại muối khoáng... Các loại chất dinh dưỡng này được cung cấp cho cá thông qua thức ăn. Để các loại thức ăn nhân tạo chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối với nhu cầu của cá, chúng ta phải trộn nhiều loại nguyên liệu với những tỉ lệ nhất định, tuỳ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng của các loại nguyên liệu đó. Các loại nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn cho cá gồm: Nhóm nguyên liệu khô có nguồn gốc thực vật: các loại hạt, củ: ngô, thóc, gạo, đậu tương, sắn... Nhóm nguyên liệu tươi có nguồn gốc thực vật: các loại cỏ, các loại rau, khoai...

- Nhóm nguyên liệu khô có nguồn gốc động vật: Bột cá nhạt, bột thịt, bột đầu tôm, bột xương, bột vỏ sò, bột nhộng tằm, bột màu...

- Nhóm nguyên liệu tươi có nguồn gốc động vật: cá ốc, tôm tép, trứng gia cầm loại, nhộng tằm tươi... Các loại nguyên liệu trên có thể cho cá ăn trực tiếp riêng lẻ từng loại gọi là thức ăn đơn. Ví dụ như tung bột ngô cho cá rô phi ăn, tung cám gạo cho cá rô phi, cá mè và cá chép ăn, đập ốc tươi cho cá chép và cá trắm đen, băm cá tập cho cá trê ăn... Khi 2 hay nhiều loại nguyên liệu này được trộn với nhau theo những tỉ lệ nhất định rồi mới cho cá ăn thì gọi là thức ăn tổng hợp. Ví dụ như trộn bột ngô, cám gạo, bột đậu tương và bột sắn, hay chỉ trộn bột ngô và bột cá... Các loại nguyên liệu khô thường được sơ chế sẵn hoặc chế biến sẵn để bảo quản cho cá ăn dần. Ví dụ nghiền bột ngô, bảo quản, khi nào cho cá ăn mới trộn với các nguyên liệu khác, hoặc chế biến sẵn thành thức ăn hỗn hợp dạng viên rồi bảo quản để cho cá ăn dần. Các loại nguyên liệu tươi thường được dùng để chế biến thức ăn cho cá ăn ngay hoặc cho ăn trong thời gian ngắn, thường là trong ngày. Ví dụ như băm rau muống, rau khoai lang, trộn với các loại cám, nấu chín rồi cho cá ăn ngay, hoặc ủ hỗn hợp các loại nguyên liệu cho lên men rồi cho ăn trong vòng một vài ngày.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO CÁ

2.1. Lập công thức thức ăn

Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của các loà cá nuôi và thành phần dinh dưỡng của các loại nguyên chế biến thức ăn, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều og thức thức ăn cho cá. Người nuôi cá có thể áp dụng công thức này để tự trộn và chế biến thức ăn cho cá tam giá thành sản xuất.

2.2. Một số cách chế biến thức ăn cho cá

Các loại nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến cần được lựa chọn đạt tiêu chuẩn. Với những loại nguyên liệu khô cần phơi khô trước khi chế biến và bảo quản, loại bỏ các tạp chất ra khỏi nguyên liệu...

2.2.1. Thức ăn tươi sống

Đối với các loại cá như cá trê, cá trắm cỏ, cá chim trắng, cá rô phi... có thể sử dụng các loại thức ăn tươi sống như: các loại rau xanh, cỏ, cá tạp, tôm, ốc... Các loại thức ăn này khi chế biến chỉ cần rửa sạch, băm hoặc nghiền nhỏ vừa với cỡ miệng cá, rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi.

2.2.2. Chế biến thức ăn dạng bột

Lựa chọn mặt sàng của máy nghiền có kích thước phù hợp với yêu cầu rồi đưa các nguyên liệu khô vào máy nghiền nhỏ. Đối với các loại thức ăn đơn, sau khi nghiên có thể đóng bao dùng dần. Đối với các loại thức ăn hỗn hợp, sau khi nghiền, phối trộn các loại nguyên liệu theo công thức rồi đóng bao. Khi dùng, các loại thức ăn này có thể tung cho cá dạng bột, trộn nước vừa đủ để nắm lại thành nắm rồi xuống ao cho cá, hoặc có thể tiếp tục chế biến. Nếu thí cho cá ăn ngay dạng bột thì hiệu quả sử dụng thức rất thấp, chỉ đạt 20 - 25%.

2.2.3. Chế biến thức ăn dạng viên

Các nguyên liệu khô được phối trộn theo công thức, sau đó được trộn với nước đến đủ ẩm rồi đưa vào máy ép viên. Sau khi tạo viên xong, thức ăn được phơi nắng hoặc sấy khô rồi đóng bao cho cá ăn dần. Hiện nay, một số xưởng cơ khí đã sản xuất được các máy ép thức ăn nuôi cá dạng viên. Các máy này có ưu điểm là rẻ tiền, gọn, dễ sử dụng và công suất phù hợp với quy mô sản xuất trong gia đình.

2.2.4. Chế biến thức ăn chín Các loại thức ăn dạng bột, thức ăn tươi có thể nấu chín để cho cá ăn. Các loại bột mịn nấu chín thành dạng cháo loãng để cho cá bột. Trộn các nguyên liệu dạng bột với các loại nguyên liệu tươi nấu chín thành dạng đặc để cho các loại cá ăn đáy.

2.2.5. Thức ăn lên men

Các loại nguyên liệu được nấu chín hoặc trộn đủ ẩm, cấy giống nấm men, ủ kín 3 – 5 ngày. Các loại thức ăn ủ men có đặc điểm là có mùi vị thơm, giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá và kích thích tính thèm ăn của cá. Loại thức ăn này không thể bảo quản lâu nên mỗi lần ủ, chỉ cho cá ăn trong khoảng 2 - 3 ngày.

2.2.6. Một số chú ý khi chế biến thức ăn cho cá - Một số loại nguyên liệu như đậu tương, khô dầu... có những thành phần khó tiêu hoá và thành phần độc tố, vậy trước khi sử dụng cần phải xử lý nhiệt. Đậu tươn phải làm chín trước khi nghiên (rang, luộc, hấp...) - Khi chế biến thức ăn dạng viên hay dạng ch cho cá, nên trộn các nguyên liệu có tính chất kết dính như bột mỳ, bột sắn... để thức ăn lâu tan toả trong nước, hạn chế lăng phí thức ăn. - Có thể trộn vào thức ăn cho cá thuốc phòng bệnh hay vitamin. Khi dùng thuốc và vitamin được chỉ định dùng cho cá, có thể dùng các loại thuốc và vitamin cùng tên dùng cho gia súc, gia cầm. Với thức ăn hỗn hợp dạng viên, trộn thuốc và vitamin với các nguyên liệu khác trước khi ép tạo viên. Khi chế biến thức ăn dạng chín, nấu chín thức ăn để nguội rồi mới trộn thuốc và vitamin. Cám gạo

II. MỘT SỐ CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI CÁ

Trước khi chế biến các loại thức ăn hỗn hợp cho cá, người nuôi cá có thể tham khảo một số công thức thức ăn sau đây:

3.1. Thức ăn nuôi cá trắm cỏ (đã áp dụng có hiệu quả Trung Quốc)

Công thức 1: Bột rơm 25%. Bột thân cây vừng 25%. Bột khô đậu 25%. 25%. Công thức 2: Bột rơm 70%. Bột khô đậu 15%. 10%. Bột mỳ thứ phẩm 3,5%. Bột xương 1%. Muối ăn 0,5%. Công thức 3: Bột cỏ tươi 40%. Khô hạt cảu dầu 20%. Bột cá 5%. 15%. Nhộng tằm 5%. Bột lúa mạch 15%. Nên dùng thức ăn hỗn hợp trên kết hợp với rau và có tươi để cân bằng dinh dưỡng cho cá trắm cỏ.

3.2. Thức ăn nuôi cá chép Kết quả nghiên cứu đã áp dụng ở Viện Nghiên cứu nuôi Cám gạo

Bột cá trồng thuỷ sản (Nguyễn Tiến Thành, 1997, 2001 - 2003). 40%. Đậu tương 15%. Ngô 25%. Cám gạo 19%. Vitamin 1%.

3.3. Thức ăn nuôi cá rô phi

Công thức áp dụng ở Ghana (Châu Phi). Bột cá 45%. Bā bia 19%. Bột ngô 31%. Tinh bột 5%.

Công thức áp dụng ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thị sản I (Nguyễn Tiến Thành, 2001 - 2003). Bột cá 10%. Đậu tương 12%. Khô lạc 15%. 40%. Ngô 17%. Sản 5%. Vitamin 1%.

Công thức áp dụng ở Philippin. Công thức 1: Bột cá 23%. 77%. Công thức 2: 70%. 30%. Cám gạo Cám gạo Cám gạo Ốc băm

Cám BECO - THỨC ĂN CHO CÁ CON