0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Kudzu và đậu Mucuna trồng phủ đất

Quy trình trồng cỏ Kudzu và đậu Mucuna

Kudzu và đậu Mucuna có thể trồng phủ đất cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn trái, có khả năng phát triển được trên nhiều loại đất. Hai loại cỏ này gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6).

1. Giống và xử lý hạt giống

Hạt giống trước khi gieo phải được sàng lọc để loại bỏ hạt xấu.

Xử lý hạt giống: khâu này rất quan trọng, cần thực hiện đúng cách và đúng thời gian.

+ Kudzu: ngâm nước ấm 70°C (2 phần nước sôi + 1 phần nước lạnh) qua đêm (12 giờ) rồi gieo vào ngày hôm sau.

+ Mucuna: ngâm nước 70°C (2 phần nước sôi + 1 phần nước lạnh) trong 5 phút, sau đó cho thêm một phần nước lạnh ngâm tiếp qua đêm rồi gieo.

Lưu ý: khi ngâm hạt, phải đổ nước ngập hết phần hạt giống cần gieo.

2.Chuẩn bị đất:

Đất phải được dọn sạch cỏ dại, cày bừa cho tơi xốp trước khi trồng cây Điều kết hợp gieo hạt giống cỏ họ đậu.

Đối với đậu Kudzu chỉ trồng một lần, các năm sau đậu sẽ tự tái sinh vào mùa mưa, đối với đậu Mucuna nếu có cày vùi vào đất vào cuối mùa mưa thì cần phải làm đất lại trước khi gieo hạt giống.
 

3. Mật độ khoảng cách

Cuốc lỗ để gieo theo mật độ quy định, sau đó phủ lên bề mặt một lớp đất tơi xốp.

Chú ý: với Kudzu không gieo quá sâu, tránh cho hạt khó nẩy mầm.

4.Chăm sóc

Thảm phủ sau khi trồng từ 15- 20 ngày tiến hành làm cỏ đợt một, sau 40 - 45 ngày làm cỏ đợt 2.

Riêng đậu Kudzu tốc độ tăng trưởng chậm do đó có thể làm cỏ đợt 3 khoảng 60 ngày sau khi gieo.

Nếu đậu sinh trưởng kém có thể xịt bổ sung phân urea (nồng độ 1%).

Khi cỏ đậu phát triển, phát dọn ngọn cỏ theo các trường hợp sau:

* Vườn cây năm thứ 1: chỉ để cỏ phát triển bên ngoài thành bồn (đường kính bồn 1m), không cho đậu quấn vào cây ăn trái làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây ăn trái..


* Vườn năm thứ 2 trở đi: tiếp tục để cho có đậu phát triển nhưng chú ý thường xuyên phát dọn ngọn cỏ ở thành và trong bồn (đường kính khoảng 1 mét) tránh cho leo quấn cây ăn trái.

Trong thời gian sinh trưởng đậu Mucuna thường bị châu chấu phá hoại trên lá. Phòng trừ bằng xịt thuốc Bassa, Applan, Sumialpha...

Đối với đậu Kudzu, thời gian ra hoa bị rệp sáp phá lại rất nặng, giai đoạn kết trái, nhiễm nặng nhất thường là bị sâu đục trái, phòng trừ bằng thuốc Basudin, Bi 58...

5.Thu hoạch

+ Đậu Mucuna có thể thu hoạch tháng 11-12 dương lịch khi lớp thảm phủ bắt đầu rụi hết, trái thu về phơi khô, tách hạt bảo quản.

+ Đậu Kudzu thu hoạch chậm hơn, có thể vào tháng 1- 3 năm sau. Đậu Kudzu thu hoạch phần lớn trái già đã chuyển sang màu vàng (do, trái tự nẻ khi vỏ đã khô) dùng liềm cắt nguyên phần trái đưa về phơi từ 2 - 3 nắng, đập vỏ lấy hạt bảo quản.
 

Những lưu ý khi trồng cỏ phủ đất

Những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản trong vườn cây ăn trái cần ưu tiên trồng xen các loại cây họ đậu như: đậu xanh, đậu phộng, đậu nành hoặc các loại cỏ hòa thảo mộc thấp dùng trong chăn nuôi gia súc, ngoài mục đích làm thảm phủ đất còn tăng hiệu quả sản xuất với mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài”.

Có họ đậu Kudzu trồng thảm phủ có nhiều hiệu quả trên cây cao su. Tuy nhiên nếu trồng làm thảm phủ trong vườn cây ăn trái cần lưu ý các vấn đề chính như sau:

Hai loại cỏ họ đậu trên có khả năng sinh trưởng mạnh, mức độ bò leo quấn vào cây trồng trong vườn lớn, vì vậy phải thường xuyên làm cỏ quanh gốc để hạn chế bò leo làm ảnh hưởng đến cây trồng.

Đối với cỏ họ đậu Kudzu không tàn lụi trong mùa nắng vì vậy cần lưu ý dọn sạch cỏ cách xa gốc để tránh cạnh tranh nước tưới với cây trồng khác trong mùa nắng.

Cỏ họ đậu không có khả năng phát triển được khi vườn cây ăn trái khép tán, cho nên khi cây trồng đã khép tán phải nghĩ đến phương pháp phủ đất khác.
 

Tỉa cành tạo tán

Sau khi thu hoạch vào tháng 5-6, cắt bỏ cành sâu bệnh, cành giáp tán, cành giữa tán (cành tăm...), dùng kéo (chuyên dùng), cưa... để cắt tỉa.

Sau thu hoạch 7-8 năm, cành giáp tàn, có thể chặt bỏ 1 cây, khoảng cách còn 10x10 m hoặc 10x12 m.

Không cắt cành vào những ngày mưa, tránh nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt, tỉa.

Những cành lớn sau khi cắt phải quét sơn hoặc dùng Bordeaux 1% xịt lên vết cắt.