0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Hướng dẫn xử lý khi bị đổ thuốc trừ sâu

Câu 25: Hỏi: Vận chuyển và bốc dở thuốc như thế nào? Phải xử lý như thế nào nếu bị đổ vỡ thuốc trên đường vận chuyển?

Đáp: Không chở thuốc trong xe khi có người và thực phẩm. Nếu chở cùng xe thì để khoang riêng, chở thuốc phải cách ly với người và lương thực. Thông báo cho lái xe biết lô hàng và độ độc của thuốc.

Biện pháp an toàn khi bốc dỡ thuốc:

Bảo đảm các dây đai chắc chắn, để đúng the chiều đứng của thùng thuốc

Bốc dỡ thuốc nhẹ nhàng, không lăn, đẩy thù thuốc từ trên cao xuống

Cạnh kim loại thân xe và đầu gỗ trên xe có thể đâm thủng bao bì và làm rò rỉ thuốc

Kiểm tra hàng, nếu rò rỉ, mất nhãn thì phải làm lại ngay trước khi nhập vào kho.

Nếu bị đổ vỡ, rò rỉ trên đường vận chuyển, phải làm theo chỉ dẫn sau:

Bịt kín lỗ rò rỉ

Không để người và gia súc đến gần lấy đất, cát, mùn cưa thấm thuốc, quét sạch

Rửa sạch xe bị đổ thuốc.

Chôn hoặc dốt thực phẩm bị nhiễm độc Chôn sâu chai bể, cặn bã thuốc ở nơi an toàn

 

Câu 26 Hỏi: Xin cho biết triệu chứng tổng quát khi ngộ độc thuốc và cách sơ cấp cứu?
 

Đáp:Triệu chứng ngộ độc: choáng váng, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, dị ứng da, mắt và mũi. Trường hợp nặng hơn là bị đau, quặn ruột, tim đập nhanh, khó thở, run rẩy, nôn mửa và bệnh tình có thể tăng lên.

Trong khi chờ bác sĩ hoặc chờ đưa đến bệnh viên cần làm các bước sau:

Thay quần áo cho người bị ngộ độc, lau rửa thân thể sạch sẽ

Rửa mắt ngay bằng nhiều nước, ít nhất là 10 phút nếu mắt bị nhiễm độc

Không được uống rượu, sữa khi ngộ độc

Để bệnh nhân nơi mát, yên tĩnh, thoải mái, xa vùng bị nhiễm độc

Đưa ngay đến bệnh viện, chỉ cho bác sĩ nhãn thuốc, loại thuốc và tình trạng ngộ độc ( do ăn, uống, hít thở hay tiếp xúc... )

Sau khi khỏi bệnh, cần được nghỉ ngơi trong vài tuần. Nếu bệnh nhân trở lại làm việc quá sớm, sẽ bị ngộ độc nặng hơn. T
 

Câu 27:Hỏi: Những hiểu biết nào mà người bán hoặc phân phối thuốc cần phải có?

Đáp:

Nói chung người bán thuốc phải trải qua các lớp tập huấn về an toàn và sử dụng thuốc, phải hiểu biết cách phân loại, tính năng của từng loại thuốc, từng loại dịch hại. Người cấp và bán thuốc phải biết cách hướng dẫn người sử dụng thuốc như thế nào cho có hiệu quả đúng với từng loại dịch hại. Người cấp và bán thuốc phải chấp hành luật và điều lệ thuốc bảo vệ thực vật. Người bán thuốc phải biết nhận định loại thuốc thật hoặc giả. Nếu cần có thể thông báo cho cơ quan quản lý hoặc gửi mẫu cho cơ quan quản lý.

 

Câu 28: Hỏi: Dịch hại là gì? Trong nông nghiệp có các loại dịch hại nào?

Đáp: Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyền bệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người. Chúng có thể phá hỏng lương thực trong kho, nhà cửa.
 

Các loại dịch hại là:

Sâu: tên gọi chung cho nhóm côn trùng, có nhiều loại sâu thay đổi hình dạng một lần hay nhiều lần trong vòng đời của chúng. Sâu gây hại hầu hết khi chúng còn non

Nhện: các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân. Nhện là loại gây hại trên bông, rau và cây ăn quả

Ốc và sên: là loại có thân mềm và nhớt. Thân ốc được bao bọc lớp vỏ cứng, còn loài săn thì không có vỏ bao. Ban ngày chúng nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn.

Tuyến trùng: là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bằng mắt thường. Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém phát triển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng 

Gậm nhấm: là loài chuột, sóc có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả và sản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiều biện pháp kết hợp với nông dân

Câu 29: Hỏi: Xin cho biết sơ lược về tác nhân của các loại bệnh ở cây trồng?

Đáp: Bệnh cây trồng gây ra do các loại nấm, thể thấy bằng mắt thường. Các bệnh này lây lan. khuẩn và virút. Thường các loại này ký sinh không nhanh do gió, mưa hoặc do sâu, tuyến trùng hay do các loại dụng cụ.Thông thường một cây bệnh có thể phát triển, lây lan ra toàn bộ cánh đồng. Biện pháp rất có hiệu quả là phòng ngừa và hủy bỏ các loại cây bệnh để ngăn chặn gây hại ra diện rộng.

Câu 30: Hỏi: Cỏ ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng và môi trường chung quanh?

Đáp: Cỏ là một loại thực vật phát triển nhanh, chúng hút mất nhiều nước, nhiều phân bón trong đất, cạnh tranh ánh sáng với cây trồng. Chúng là nguồn thức ăn, là nơi cư trú và lây lan của sâu bệnh gây hại cây trồng. Có gây hại rất lớn đối với năng suất cây trồng hơn cả các loài sâu và chuột gây hại. Do đó, người nông dân cần phòng trừ cỏ trên đồng ruộng. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào khác, cỏ dại có tác dụng che đất, giảm bốc thoát nước, tạo cảnh quang, chống xói mòn, điều hòa nhiệt độ mặt đất. Có còn là nguồn thực phẩm cho súc vật.

Câu 31: Hỏi: Thuốc bảo vệ thực vật là gì? Cách phân loại tổng quát ra sao?
Đáp: Thuốc bảo vệ thực vật là loại hóa chất có thể tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại là sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm... có khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực.

Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại:

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ ve

Thuốc trừ ốc, sên

Thuốc trừ tuyến trùng

Thuốc trừ gậm nhấm

Thuốc trừ vi khuẩn

Thuốc trừ nấm mốc

Thuốc trừ cỏ

Thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực đối với dịch hại bằng nhiều cách khác nhau như qua đường ruột, qua miệng, qua da, qua hít thở....