0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Hiệu Ứng Bàng Quan

Hiệu Ứng Bàng Quang

Bạn Vẫn Tưởng

Khi một ai đó gặp nạn mọi người sẽ tới cứu

Sự Thật Là

Càng nhiều người chứng kiến một người gặp nạn thì khả năng một ai đó ra tay giúp đỡ càng nhỏ

Nếu mà đột nhiên bạn bị hỏng xe và điện thoại thì hết pin, theo bạn ở đâu sẽ dể dàng nhận được sự trở giúp hơn – một con đường quê vắng hay một con phố ở thành thị đông đúc ? Chắc chắn sẽ có nhiều người thấy bạn ở con phố đông đúc hơn, trong khi đó nếu ở trên đường quê bạn phải chờ hàng giờ mới có một người đi qua.

Vậy câu trả lời của bạn là gì?

Các nghiên cứu cho thấy khả năng bạn được trợ giúp ở trên đường quê sẽ cao hơn, Tại sao lại như vậy ?

Đã bao giờ bạn nhìn thấy ai đó bị hỏng xe bên đường và nghĩ rằng: ”Mình có thể giúp họ, nhưng chắc ai khác cũng giúp được mà”. Ai cũng nghỉ vậy. Và không ai dừng lại cả. Đây được gọi là hiệu ứng bàng quan ( the bystander effect )

Năm 1968, Eleanor Bradley trượt ngã và bị trẹo chân trong một bách hóa cửa hàng đông đúc. Trong vòng 40 phút, người ta chỉ bước qua và đi lại xung quanh cô cho đến khi một  người đàn ông cuối cùng cũng đã dừng lại để xem có chuyện gì. Năm 2000, một nhóm thanh niên đã tấn công 60 người phụ nữ trong cuộc diểu hành tại Công Viên Trung Tâm Thành Phố New York. Hàng nghìn người chỉ đứng xem. Không một ai rút điện thoại ra và gọi cảnh sát. Thủ phạm trong cả 2 vụ này đều có thể coi là hiệu ứng bàng quan. Khi đứng trong một đám đông thì động cơ để bạn chạy tới trợ giúp một người gặp nạn trở nên nhạt nhòa, như thể bị hòa tan bởi tiềm năng của cả nhóm lớn. Mọi người đều nghỉ rằng rồi sẽ có một ai đó hành động, nhưng bởi tất cả cùng chờ đợi nên chẳng có điều gì xảy ra.

Ví dụ được coi là điển hình nhất của hiện tượng này có lẽ là câu chuyện bi kịch của Kitty Genovese. Theo lời bài báo vào năm 1964, Kitty đã bị tấn công và đâm bởi một kẻ thủ ác vào lúc 3 giờ sáng tại một sân đổ xe hơi trước cửa khu nhà chung cư của cô. Kẻ tấn công đã bỏ chạy khi cô gái kêu cứu, nhưng không một ai trong 38 nhân chứng có mặt ở gần đó tới trợ giúp. Câu chuyện miêu tả rằng kẻ sát nhân đã quay lại hiện trường đến 2 lần để tiếp tục đâm cô gái cho tới chết trong vòng 30 phút, trong khi có người theo dõi từ những ô cửa sổ xung quanh. Về sau thì câu chuyện cũng đã bị lật tẩy, cho thấy đây thật ra là một vụ viết báo thổi phồng thái quá, tuy nhiên vào lúc đó nó đã thu hút được sự chú ý rất lớn của các nhà tâm lý học về hiện tượng này. Nhiều nhà tâm lý xã hội học đã bắt đầu nghiên cứu về hiệu ứng bàng quan sau khi câu chuyện này trở nên nổi tiếng, và những nghiên cứu  họ cho thấy khi có nhiều người chứng kiến một vụ việc cần sự giúp đỡ khẩn cấp thì khả năng có một ai đó thực sự ra tay thấp

Hiệu ứng bàng quan cũng trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn nghĩ rằng nạn nhân đang bị làm hại bởi một người mà họ quen biết.

Một thí nghiệm diển ra vào năm 1978: hai diễn viên, một nam, một nữ đóng giả là đang cải vã và đánh nhau. Những người xung quanh hầu như không hề can thiệp khi diễn viên nữ la lên rằng “ Tôi chẳng hiểu tại sao tôi lại cưới ông nữa !” . Trong khi đó nếu cô ta hét “ Tôi chẳng biết ông là ai! “ thì sẽ được trợ giúp 65% số lần thử nghiệm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần có một người hành động là sẽ có nhiều người khác cũng sẽ tham gia trợ giúp. Cho dù có là “ hiến máu”, giúp một người lạ thay lốp xe, quyên góp tiền cho một nghệ sĩ đường phố, hay can thiệp vào một trận ẩu đả - mọi người đều chung tay trợ giúp khi họ thấy một người khác hành động trước.

Vậy bài học rút ra từ chương này là bạn không thông minh lắm đâu trong việc giúp đỡ người khác khi họ gặp nạn. Trong một căn phòng đông người hay một con phố bận rộn, bạn có thể tin rằng khi một điều gì đó xảy ra, mọi người sẽ chỉ biết đông cứng lại và nhìn nhau. Nắm được điều này, hãy luôn cố gắng trở thành người đầu tiên phản ứng và ra tay trợ giúp – hoặc là cố gắng chạy thoát trong trường hợp như một căn phòng ngập khói – bởi bạn có thể chắc chắn rằng những người khác sẽ không có hành động gì đâu.

Theo sách dịch Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu