0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
HIỆU ỨNG ÁNH ĐÈN SÂN KHẤU

HIỆU ỨNG ÁNH ĐÈN SÂN KHẤU

Bạn vẫn tưởng

Khi ở giữa những người khác, bạn cảm thấy như thể họ đang dõi theo và đánh giá mọi mặt của diện mạo và hành vi của bạn.

Sự thật là

Người ấy chẳng mấy khi để ý tới bạn trừ khi bị buộc phải làm vậy

Bạn làm đổ nước trong bửa tiệc. Bạn bị dính sốt mù tạt trên áo trắng. Trán bạn bị nổi mụn vào đúng ngày mà bạn phải thuyết trình. Liệu người ta sẽ nghỉ gì? Khả năng lớn là sẽ chẵng ai nghỉ gì cả. Hầu hết mọi người thậm chí chẳng nhận ra điều đó. Và cho dù họ có nhìn thấy đi chăng nữa thì cũng sẽ bỏ qua và quên đi những điểm bất toàn của bạn chỉ trong vài giây

Bạn vừa giảm được vài cân hay mua một chiếc quần mới, bạn bước qua ngưỡng cửa mong chờ sự tán dương. Có  thể là bạn vừa cắt tóc, hay mua một chiếc đồng hồ mới. Bạn bỏ them tới 15 phút chỉnh trang trước gương và mong rằng thế giới sẽ chú ý. Bạn bỏ ra quá nhiều thời gian đễ nghĩ về cơ thể mình, về những tư duy và hành động của bản thân, nhiều tới mức mà bạn bắt đầu cho rằng những người xung quanh phải nhận ra chúng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã kết luân rằng họ chẳng để ý đâu, ít nhất là không nhiều đến mức bạn tưởng tượng

Khi ở trong một nhóm hay ở nơi công cộng, bạn thường nghỉ rằng mọi hành vi nhỏ nhất của mình đều đang nằm dưới ánh mắt săm soi. Hiệu ứng này còn trở nên lớn hơn nếu bạn phải đứng trên sân khấu hoặc đi hẹn hò lần đầu với ai đó. Bạn không thể loại bỏ suy nghỉ mình là trung tâm của vũ trụ. Và bạn khó có thể ước lượng được mức chú ý của người khác đến mình bởi vì bạn để ý đến bản thân mọi lúc

Khi tự nhìn mình từ vị trí của khan giả, bạn cường điệu hóa mọi sai lầm. Bạn không thực sự thông minh khi đối mặt với đám đông, bởi vì bạn rất vị kỷ. Thật may mắn làm sao tất cả những người khác đều vị kỷ y như bạn, và bản thân họ cũng luôn lo lắng rằng mình đang bị những người xung quanh soi xét.

Năm 1996, sau khi nghiên cứu quan điểm về mức độ chú ý mà mọi người cho là hành vi và  diện mạo của mình nhận được, Thomas Gilovich từ đại học Cornell đã cho ra đời định nghĩa về hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Trong nghiên cứu này, ông đã cho sinh viên mặc áo in hình khuôn mặt tươi cười của Barry Manilow và gõ cữa trước khi bước vào một phòng học đầy những sinh viên khác đang ngồi trả lời câu hỏi. Khi bạn muộn học hay muộn làm, hay trước khi bước vào một rạp chiếu phim, hay một câu lạc bộ đêm đông đúc, bạn sẽ có cảm giác như thể mọi ánh mắt đều hướng về mình phán xét và chỉ trích. Những sinh viên tham gia thí nghiệm này phải rủ bỏ bộ quần áo thường ngày và mặc những chiếc áo in hình to tổ chảng của Barry Manilow đang tươi cười với thế giới. Gilovich đưa ra giả thiết rằng hiệu ứng ánh đèn sân khấu mà họ cảm thấy khi bước vào lớp học sẽ lớn hơn bình thường gấp nhiều lần. Mỗi sinh viên tham gia đều phải làm như vậy, gõ cửa bước vào phòng và tiến tới trao đổi vài câu với nhà nghiên cứu đang đứng sẵn trong đó. Nhà nghiên cứu sau đó mới mời cô hay cậu sinh viên đang xấu hổ ngồi xuống, nhưng ngay sau khi đặt mông xuống thì họ sẽ lại bị dắt ra ngoài để phỏng vấn. Những người tham gia thí nghiệm được ước tính số người đã chú ý đến chiếc áo mà họ mặc. Họ ước lượng là khoảng một nữa những người trong phòng đã chú ý và đánh giá cai áo quá xấu. Khi những nhà nghiên cứu yêu cầu những sinh viên ngồi sẵn trong phongg miêu tả về người mới gõ cửa bước vào, chỉ 25% nhắc tới chiếc áo in hình Manilow. Trong tình huống được xây dựng với mục đích thu hút sự chú ý, chỉ có ¼  số  người quan sát để ý đến trang phục kỳ lạ, không phải là 1 nữa như bản thân đối tượng bị quan sát ước tính. Gilovich đa lặp lại thí nghiệm này nhưng cho phép đối tượng tham gia được chọn những chiếc áo thời trang hơn, in hình Jerry Seinfeld, Bod Marley, hay Martin Luther King Jr. Và con số ước tính vẫn giữ nguyên. Họ cho là khoảng một nữa những người trong phòng ắt phải chú ý đến chiếc áo tuyệt vời mà họ đang mặc. Nhưng theo kết quả thu được thì chỉ có ít hớn 10% số người trong phòng đã thực sự để ý

Điều này cho thấy rằng mặc dù hiệu ứng ánh đèn sân khấu tác động mạnh lên cả hình ảnh tích cực lẫn tiêu cực của bạn, nhưng thực tế là thế giơi chẵng buồn bận tâm dù bạn có cố gắng trông thật bảnh bao. Gilovich thậm chí đã lập lại thí nghiệm này trên 1 con phố đông đúc ở New York, và mặc dù đối tượng tham gia cảm thấy như bị 1 chiếc đèn pha khổng lồ chiếu vào và mọi ánh mắt đều đang  đổ dồn về phía họ, nhưng thực chất là chẵng mấy ai chú ý cả.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu khiến bạn tin rằng cả thành phố sẽ nhận ra khi bạn lái 1 chiếc xe mới đắt tiền. Không họ chẳng để ý đâu. Thử nhớ lại xem lần cuối bạn nhìn thấy 1 chiếc siêu xe, bạn có để ý đó xem tài xế là ai không ?. Cảm giác này xuất hiên trong nhiều tình huống khác nữa

Vậy bạn sẽ xin lỗi hay tự làm trò hề để xoa dịu tình huống, nhưng thật ra điều đó cũng không quan trọng. Năm 2001 Gilovich đã cho một số người chơi trò chơi điện tử đối kháng và tự đánh giá về mức độ chú ý của đồng đội và đối phương lên những gì họ làm. Kết quả cho thấy rằng khi chơi game thì người chơi sẽ chủ yếu tập trung vào hành động của chính mình mà không mấy để ý đến người khác. Mặc dù vậy, họ lại nghĩ rằng những người chơi cùng cũng theo dõi cả họ nữa.

Các nghiên cứu đã cho thấy dù mọi người vẫn tin rằng những gì họ nói ra đều rất đáng nhớ, sự thật lại không như vậy. Bạn tin rằng tất cả mọi người đều nhận ra khi bạn mắc lỗi lúc nói chuyện, nhưng họ chẳng để ý mấy đâu. Trừ khi bạn gây sự chú ý bằng cách xin lỗi 1 cách quá đà

Lần tới khi bạn mọc mụn trên trán, hay mới mua 1 đôi giày, hay vừa mới đăng 1 dong tweet hay dong status trên facebook về 1 ngày nhàm chán của mình, đưng trông chờ có ai để ý. Bạn không thực sự thông minh mà cũng chẳng đặc biệt lắ, đâu

Theo Sách Dịch : Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu