0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Hạt tiêu và cách chữa trị một số bệnh

HẠT TIÊU LÀ VỊ THUỐC NAM

Tiêu là vị thuốc nam, vị rất cay, khí rất nóng, tính thuần dương, không độc vào tì vị.

Tiêu làm tan khí lạnh, ấm dạ dày và tạng phủ, hạ khí tiêu đàm, tiêu thực, giải các thứ độc, chữa trị đau răng, đau bụng. Thế nhưng dùng ít thì tốt, còn dùng nhiều thì hại phổi, động hóa, loa mắt, đau răng và sinh mụn nhọt. Do trong tiêu có chất Piperidin là chất độc, vì vậy dùng liều cao thì bị tăng huyết áp, tê liệt hô hấp và một đầu dây thần kinh.

Những người âm hư hỏa thinh được khuyên không nên dùng.

 

Sau đây là những phương thuốc:

Đau bụng tiêu chảy do ăn thức ăn có vị hàn: tiêu xay thành bột, nhồi với cơm nguội, vò viên to bằng đầu đũa, uống với nước cơm, uống bốn mươi viên, ngày vài lần.

Tiêu sọ ngâm với rượu nhiều ngày, khi đau bụng lâm râm uống một ly nhỏ sẽ cảm thấy ấm bụng và giảm đau.

Bụng và vùng ngực đau nhói vì khí lạnh: uống hai mươi mốt hạt tiêu với chung rượu trắng.

Đau bụng hoắc loạn (dịch tả): Nuốt ba mươi hạt tiêu với nước cơm. Hoặc dùng một trăm bốn mươi chín hạt đậu xanh với bốn mươi chín hạt tiêu, nghiền nhỏ, dùng nước nấu mộc qua làm thang, mỗi lần uống một tiên (đồng cân). Mộc qua có tên khoa học là Chaenomeles Lagenaria L. thuộc họ hoa hồng có trái khi chín đem phơi hay sấy dùng làm vị thuốc.

Kiết đàm, kiết máu: Tiêu và đậu xanh hai thứ bằng nhau xay thành bột, nhào với cơm nguội, vò viên bằng đầu đũa. Nếu bị kiết đàm thì uống với nước cơm, còn bị kiết máu thì uống với nước gừng (nấu sôi).

Ho lâu ngày: Cật heo mổ ra, dùng tiêu nhét vào nấu nước uống và ăn cái. Bụng trướng, đi cầu không được: Dùng hai mươi mốt hạt tiêu giã nhỏ, sắc với một bát nước còn lại sáu phân, lọc lại lấy nước, rồi cho vào nửa lượng mang tiêu, nấu lại cho tan hết rồi uống (mang tiêu, tên khoa học là Natrium Sulfuricum, tức là muối natri sulfat thiên nhiên, có dược tính chữa bụng trướng, ăn uống không tiêu).

Trị sâu răng: Tiêu và tất bạt, hai thứ bằng nhau tán thành bột, nấu sáp ong chảy ra rồi trộn hỗn hợp bột này vào vo viên bằng hạt mè (vừng), khi đau răng dùng một viên nhét vào kẽ răng hay lỗ sâu răng. (Tất bạt tên khoa học là Piper Logum Lin, tức tiêu lốt, cùng chung họ với cây tiêu).

Ăn vào nôn ra: Tiêu cần bảy tiên rưỡi, một lượng gừng nướng cháy sém, nấu thật lâu cho gừng chín rồi lấy nước uống.

Bị tên, gai nhọn, dằm cây đâm vào thịt: Tiêu một lượng, cơm nguội một nắm, bỏ vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ bị thương, gai, dằm sẽ lòi ra.

Đau nhói ở dưới tim: Dùng bốn mươi chín hạt tiêu, nhũ hương một tiên, tán thành bột trộn đều. Đàn ông thì dùng gừng sống nấu nước làm thang (nhũ hương là một thứ nhựa cây dùng làm thuốc). Dương quy tên khoa học là Angelica Sinensic, dùng rễ phơi hay sấy khô làm thuốc, có tác dụng điều khí, nuôi huyết).

Bị chứng thương hàn, ho ngày đêm: Dùng ba mươi hạt tiêu giã nát, một phản xạ hương, hai chén rượu trắng, nấu còn nửa chén, uống nóng...

Nhiều người đêm hôm khuya khoắt đau bụng mà nhà không có sẵn thuốc, chỉ nhai vài chục hạt tiêu vào miệng rồi uống vài ngụm nước trà nóng, bụng cũng hết đau... Vì vậy ngày xưa ông bà mình lúc nào trong nhà cũng có sẵn một lọ tiêu hạt để phòng khi đêm hôm đau bụng, thổ tả, nhai uống một nhúm cho bớt đau.