0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật

Câu 18: Hỏi: Xin cho biết các dạng thuốc có trên thị trường?
 

Đáp: Thành phần quan trọng nhất trong thuốc bảo vệ thực vật là hoạt chất ( ai.). Hoạt chất của thuốc không những chỉ giết dịch hại mà còn nguy hiểm đến chết người. Hoạt chất của thuốc thường dạng đậm đặc mà người sử dụng không nhìn thấy được. Do đó trong nhà máy người ta phải pha trộn hoạt chất với các phụ gia không độc hại ở thể lỏng dung dịch, nhũ dầu, bột, hạt, cốm... Sau khi gia công gọi là thành phẩm và có thể đóng vào chai, bao bì để phân phối sử dụng. Các loại thuốc có thể sử dụng ngay không cần pha loãng hoặc phải pha loãng trước khi phun.

 

Câu 19: Hỏi: Xin cho biết những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Đáp: Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc. Độc đối với người, sinh vật và làm ô nhiễm môi trường. Người sử dụng thuốc phải biết được tính năng độc hại của các loại thuốc và cần phải được tập huấn để phòng ngừa và xử lý tai nạn rủi ro. Nhân viên phân phối thuốc và người bán thuốc phải hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng. Nên nhớ: Không cho phép người không biết sử dụng thuốc đi phun xịt thuốc. Cấm trẻ em và gia súc đến gần dụng cụ phun thuốc khi chưa được lau chùi sạch sẽ.
 

Câu 20: Hỏi: Do đâu thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường?

Đáp: Thuốc gây ô nhiễm môi trường do các trường hợp sau:

Thuốc rò rỉ, rơi vãi khi lưu chứa trong kho, khi vận chuyển, pha trộn và phun thuốc

Không xử lý các bao bì, chai, lo đựng thuốc sau khi sử dụng trên đồng ruộng

Rửa các dụng cụ chứa thuốc, bơm thuốc dư thừa vào nguồn nước hoặc đổ ra ven đường

Không sử dụng thuốc gần các nguồn nước cho ăn, uống và ao hồ nuôi cá

Thuốc còn dư sau khi phun, cần pha loãng ra 10 lần, phun tiếp trên cây trồng, không đổ bỏ vào môi trường.

 

Câu 21: Hỏi: Những điểm nào cần lưu ý khi đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật?


Đáp: Hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ bằng tiếng địa phương trên mỗi loại thuốc. Nếu nhãn thuốc không có phần hướng dẫn sử dụng thì phải có kèm theo tờ bướm hướng dẫn phụ. Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun thuốc

Các điểm quan trọng cần lưu ý trên nhãn thuốc là:

Tên thương mại, tên hoạt chất, công ty nào sản xuất?

Thuốc này phòng trừ loại dịch hại gì? Trên cây trồng gì?

Phương pháp sử dụng như thế nào?

Độ độc thế nào đối với người sử dụng?

Phòng độc như thế nào?

Những mặt nào cần chú ý để ngăn ngừa?

Có dư lượng nguy hiểm không? Thời gian cách ly an toàn sau khi phun?

 

Câu 22:Hỏi: Bao bì có nên sang hoặc đóng gói lại không?
 

Đáp: Mỗi bao bì đều phải có nhãn rõ ràng the qui định của nhà nước. Tất cả bao bì phải niêm phong do nhà chế tạo để tránh rò rỉ, mất mát, làm giả. Không được phép sang  hoặc đóng gói lại có bao bì nguyên đai, nguyên kiện của các nhà vào các bao bì nhỏ để bán lẻ.

 

Câu 23:Hỏi: Thiệt hại do bao bì như thế nào?

Đáp: Khi vận chuyển thuốc phải cẩn thận, thường xuyên kiểm tra bao bì để đề phòng rò rỉ và xem xét dấu hiệu hư hại. Bao bì cũ hay rò rỉ rất nguy hiểm trong khi vận chuyển. Cần thiết phải nhanh chóng thay bao bì rò rỉ hoặc hư hại. Nếu chất lượng thuốc còn tốt thì có thể đóng gói lại giống như bao bì của nhà máy. Sau đó rửa sạch và giữ lại hiện trạng của bao bì cũ, bỏ nhãn cũ để tránh nhầm lẫn. Sau khi đóng gói lại, viết nhãn mới thay thế nhãn cũ. Nhanh chóng gắn và niêm phong bao bì mới. Báo trước các kiện thuốc đóng bao bì lại

 

Câu 24:Hỏi: Sắp xếp thuốc trong cửa hàng ra sao?

Đáp: Xếp thuốc ngăn nắp, an toàn để dễ cấp phát, nên trưng bày mẫu chai lọ, bao bì không chứa thuốc. Thuốc có độ độc cao cần để trong tủ kính và khung gỗ, bao hoặc chai có chứa thuốc nên để nhà sau hoặc trong kho kín.

Để an toàn cần làm những việc sau:

Không để quá nhiều thuốc cùng loại tại cửa hàng mà nên để ở nhiều kho khác nhau

Không trưng bày thuốc gần thức ăn, không bán thuốc cho trẻ em.

Chuẩn bị sẵn nước, xà phòng để rửa tay sau khi giao hàng xong

Ghi rõ “Nguy hiểm, độc hại” trong cửa hàng để mọi người dễ nhìn.