Đặc điểm sinh trưởng thức ăn cá tra cá basa
C. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
I. Đặc điểm sinh trưởng của cá tra
- Cá tra có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong tự nhiên, cá tra có thể sống trên 20 năm. Và người ta cũng đã gặp nhiều con cá tra trong tự nhiên có trọng lượng cỡ 18 - 20kg, dài từ 1,8 - 2m.
Khi nuôi trong bè, tốc độ tăng trưởng của cá tra phụ thuộc vào môi trường sống và thức ăn cung cấp cho chúng. Cá tra thuộc loài cá ăn tạp, nếu cung cấp thức ăn có nguồn gốc động vật và chứa nhiều đạm thì chúng lớn rất nhanh. Khi còn nhỏ, cá tăng trưởng nhanh về chiều dài. Còn khi đạt trọng lượng cỡ 2,5kg trở đi, mức tăng trọng nhanh sơn so với mức tăng về chiều dài cơ thể.
Khi nuôi trong bè, sau 2 tháng cá đạt chiều dài khoảng 10 - 12cm (khoảng 14 - 15g); sau 1 năm cá đạt khoảng 1 - 1,5kg/con. Và càng về sau cá càng tăng trọng nhanh hơn. Sau khoảng 3 4 năm, cá có thể đạt 4 - 5kg/con. Lúc này cá đã trưởng thành và có thể sinh sản.
II. Đặc điểm sinh trưởng của cá basa
Tốc độ tăng trưởng của cá basa cũng khá nhanh, nhất là trong thời kỳ cá giống. Khi nuôi trong bè, sau 6 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,8 - 1kg/con; sau 1 năm, trọng lượng trung bình từ 1,2 - 1,5kg/con; sau 2 năm, trọng lượng có thể đạt 2,5kg/con.
Trong tự nhiên, cá basa tăng trưởng rất nhanh. Sau 7 - 8 tháng, cá đạt trọng lượng khoảng 0,4 - 0,5kg/con. Sau 1 năm, trọng lượng đạt khoảng 0,7 - 1,3kg/con. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong 2 năm đầu tiên cá tăng trưởng nhanh về chiều dài cơ thể, càng về sau thì tốc độ này càng giảm dân; còn thể trọng thì tăng chậm trong 2 năm đầu nhưng tăng nhanh vào những năm sau.
D. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN
I. Đặc điểm sinh sản của cá tra
Tuổi thuần thục: Cá tra khi đã đạt độ tuổi thuần thục (cá đực 2 năm tuổi, cá cái 3 năm tuổi) thì mới có khả năng sinh sản. Trọng lượng cá thuần thục lần đầu khoảng 2,5 - 3kg.
Phân biệt cá đực, cá cái: Cá tra không có bộ phận sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên khó có thể phân biệt được cá đực, cá cái khi chúng chưa đến tuổi thuần thục. Khi đến tuổi thuần thục, buồng tinh (hay tinh sào) của cá tra đực và buồng trứng (hay noãn sào) của cá tra cái phát triển rõ rệt. Và càng về sau, buồng trứng của cá tra cái càng to hơn, trứng chuyển sang màu vàng; còn buồng tinh của cá đực thì có dạng phân nhánh và từ màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.
Mùa vụ sinh sản:
- Trong tự nhiên, mùa đẻ trứng của cá tra thường rơi vào tháng 5 - 7 dương lịch. Khi đến tuổi thuần thục, cá sẽ di cư về những khúc sông thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan - nơi có điều kiện sinh thái phù hợp để tìm bãi đẻ. Tại bãi đẻ, chúng thường tìm những rễ cây sống ven sông để làm giá thể đẻ trứng. Sau khi đẻ khoảng 24 giờ thì trứng sẽ nở, và cá bột theo dòng nước trôi về hạ nguồn.
Trong môi trường nuôi nhốt có thể nuôi cá thuần thục sớm hơn, do đó có thể cho cá đẻ sớm hơn trong tự nhiên. Cá tra có thể tái phát dục từ 1 - 3 lần trong một năm. Cá tra khi nuôi trong ao hay trong bè thì không thể đẻ tự nhiên, chỉ có thể cho chúng để nhân tạo.
Sức sinh sản: Sức sinh sản tùy thuộc vào độ tuổi của cá. Trung bình một con cá tra đẻ mỗi lần khoảng 30.000 - 40.000 trứng. Trứng cá tra khá nhỏ, có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Trứng đẻ ra và trường nước, đường kính có thể lên đến 1,5 - 1,6mm.
II. Đặc điểm sinh sản của cá basa
Tuổi thuần thục: Cá basa khi đạt từ 3 - 4 năm tuổi thì mới bước vào tuổi thuần thục. Và ở độ tuổi này cá mới có khả năng sinh sản.
Phân biệt cá đực, cá cái: Cá basa cũng không có cơ quan sinh dục phụ nên khó phân biệt được giới tính khi chúng chưa đến tuổi thuần thục. Khi cá đến tuổi thuần thục, sẽ dễ dàng phân biệt giới tính của chúng bằng cách vuốt tinh dịch của cá đực và thăm trứng cá cái. Khi cá bước vào thời kỳ sinh sản, buồng trứng của cá cái và buồng tinh của cá đực phát triển rõ rệt. Mùa vụ sinh sản:
Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá basa có chu kỳ rõ rệt. Khoảng từ tháng 4 – 5 hàng năm là thời gian bắt đầu thời kỳ sinh sản. Đến tháng 7 trở đi là thời gian đẻ trứng. Cá basa cũng có tập tính bơi ngược dòng về những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp để tìm bãi đẻ. Sau khi trứng nở, cá bột sẽ xuôi dòng về hạ nguồn.
- Trong môi trường nuôi nhốt, mùa vụ thuần thục và đẻ trứng của cá basa thường sớm hơn trong tự nhiên từ 2 - 3 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ khoảng tháng 2 - 3 và kéo dài đến tháng 7, nhưng thường tập trung vào tháng 4 - 5.
Sức sinh sản: Tỉ lệ trứng trung bình của cá basa từ 5.000 - 10.000 trứng/kg thể trạng cá cái.
E. MÔI TRƯỜNG SỐNG
I. Môi trường sống của cá tra
Cá tra là loài cá tương đối dễ nuôi, sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng cũng có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối khoảng 7 - 10). Cá có thể chịu đựng được nước phèn với độ pH > 5; có thể sống ở nhiệt độ 39ºC, nhưng không chịu đựng được ở nhiệt độ thấp hơn 15°C.
Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá tra có thể sống được trong môi trường chật hẹp như ao, hồ, nơi có nhiều chất hữu cơ, có hàm lượng oxy và độ pH thấp. Ngưỡng oxy của cá tra thấp. Nhờ tính dễ nuôi mà người ta có thể nuôi cá tra với mật độ khá cao. Đối với ao, có thể nuôi 50 con/m2; đối với bè thì có thể cao hơn, khoảng 90 – 120 con/m2.
II. Môi trường sống của cá basa
Môi trường thích hợp nhất đối với cá basa là những nơi có dòng nước chảy mạnh như sông, hồ. Tuy nhiên, loài này cũng chịu đựng được nước hơi lợ với nồng độ muối khoảng 12 và môi trường nước phèn có độ pH > 5,5. Ngưỡng nhiệt độ của cá khoảng 18 - 40°C. Ngưỡng oxy tối thiểu là 1,1mg/lít.
Nhìn chung, khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt của cá basa không bằng cá tra. Do đó mà người ta nuôi cá basa thương phẩm chủ yếu trong bè trên sông hoặc trong hồ có dòng nước chảy. Với cá nuôi trong bè, lưu tốc dòng nước nằm trong phạm vi 0,2 –0,3m/giây là tốt nhất.
F. THỨC ĂN
I. Thức ăn của cá tra
Để xác định được cá tra thích ăn những loại thức ăn nào, người ta đã phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của chúng khi vớt được trên sống, kết quả cho thấy thức ăn động vật chiếm phần lớn (xem bảng trang sau).
Cá tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, cá thích ăn các loại mồi sống cũng như các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Với cá con sau giai đoạn cá bột, khi túi noãn hoàng đã hết, cá rất thích ăn mồi tươi sống và các loại động vật phù du có kích cỡ vừa miệng.
Cá tra rất háu ăn, nên khi ương cá trong bể phải cho chúng ăn đầy đủ, nếu không chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Trong điều kiện nuôi nhốt, người ta thường sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Các nguồn nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn cho cá tra là cá tạp tươi, bột cá lạt, con ruốc, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, rau xanh. Lưu ý ; rằng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của cá phải được cân đối hợp lý, đặc biệt là hàm lượng đạm phải chiếm tối thiểu là 30% thì cá mới phát triển tốt được.
II. Thức ăn của cá basa
Cá basa cũng có tính ăn tạp như cá tra, thức ăn thiên về động vật và mùn bã hữu cơ (dựa trên phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá basa vớt được trên sông, xem bảng trang sau). Cá basa rất háu ăn nhưng ít tranh mồi hơn cá tra. Chúng có thể thích ứng với các loại thức ăn như cá con, giun, ốc, côn trùng, rau, bèo cám, thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế biến và cả phụ phẩm công nghiệp.
- Ngoài môi trường tự nhiên, sau giai đoạn hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính. Trong điều kiện nuôi nhốt, ở giai đoạn đầu khi cá tập ăn thức ăn từ bên ngoài, nếu cho cá ăn ấu trùng artemia, monia thì tỉ lệ cá sống đạt từ 91 - 93%; còn nếu cho cá ăn thức ăn nhân tạo thì tỉ lệ cá sống chỉ đạt 67%, và tốc độ tăng trưởng của chúng cũng kém hơn. Khi cá đạt từ 7 ngày tuổi, có thể bắt đầu cho ăn thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn hơn, có thể cho ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các nguồn như tấm, cám, rau, cá vụn, bột cá và phụ phẩm công nghiệp. Nhưng dù cho ăn thức ăn gì thì hàm lượng đạm trong thức ăn cũng phải chiếm từ 30 – 40% mới giúp cá phát triển tốt.
Thành phần thức ăn trong ruột cá tra và cá basa khi sống trong môi trường tự nhiên