0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
TRÒ CHƠI LỢI ÍCH CHUNG

TRÒ CHƠI LỢI ÍCH CHUNG

Bạn vẫn tưởng

Chúng ta xây dựng 1 hê thống xã hội không cần có sự quản lý, một nơi mà mọi người đều đóng góp lợi ích chung, đều được hưởng lợi và đều hạnh phúc

( Hay nói là Sống Thời Kỳ Tiền Sử )

Sự thật là :

Nếu không có một hình thức quản lý nhất định thì những người lười biếng và những kẻ lừa đảo sẽ nhanh chóng phá hoại nền kinh tế, bời vì không ai muốn cảm thấy mình là một thằng khờ cả

 

Dẫn nhập

Trước khi tìm hiểu về chò trơi lợi ích chung bạn cần nắm về bi kịch tài nguyên chung

Hãy tưởng tượng : Có một hồ nước rộng lớn với rất nhiều cá. Chỉ có bạn và ba người khác biết về sự tồn tại của hồ nước này. Cả 4 người này cùng thống nhất là sẽ chỉ câu vừa đủ số lượng cá mỗi ngày để phục vụ nhu cầu của bản thân. Chỉ cần mọi người làm theo điều này thì hồ nước sẽ luôn có đầy cá

Một ngày nọ bạn chợt nhận ra một trong số những còn lại đã câu được nhiều cá hơn số anh ta cần và bán phần còn thừa tại một thị trấn gần đó. Dần dà anh ta tích góp và mua được một chiếc cần câu tốt hơn của bạn nhiều

Vậy bạn sẽ làm gì ?

Trường hợp 1 :Bạn bắt đầu làm giống như anh ta thì sẽ sớm có đủ tiền mua cần câu mới, hay thậm chí tậu được một chiếc thuyền con

Trường hợp 2: Bạn liên kết với 2 người còn lại chống lại kẻ gian lận

Trường hợp 3 : Cả 4 người cũng phá bỏ giao ước và bắt cá 1 cách vô tội vạ hoặc công bố cho bàn dân thiên hạ biết về hồ nước này

  • Tất cả những giải pháp trên có lẽ đều dẫn tới viễn cảnh đen tối choc ho tài nguyên chung là Hồ Cá
  • Tuy nhiên nếu bạn không hành động gì, hồ nước vẫn tiếp tục tồn tại và cung cấp cấp đủ cá cho bạn và hai người còn lại, những kẻ giann lận sẽ chiến thắng. Không ai có

thể chống lại cảm giác tức giận trước một tình huống bất công

Trong một tình huống như với hồ nước tưởng tượng nói trên, những người tham gia cùng thua cuộc bởi tất cả bọn họ đều nỗ lực để không bị tuột lại. Một bữa tiệc buffet lớn sẽ trở thành một trò chơi tổng bằng không ( Zero-sum game : tình huống trong đó nếu 1 người thu được lợi ích thì người khác sẽ thiệt hại tương đương, sở dĩ gọi tổng bằng không là vì sau khi cộng tất cả các lợi ích và trừ đi các khoản thiệt hại của tất cả của những người tham gia, ta được kết quả là 0 ) khi ai cũng muốn xúc đầy cho đĩa của mình, nhưng nếu mọi chỉ lấy vừa đủ cho nhu cầu bản thân thì tất cả đều sẽ được hưởng lợi. Bi kịch của tài nguyên chung là nó sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng chỉ bởi 1 đốm lửa nhỏ của lòng tham. Chỉ cần sai lầm từ một trong người khác thác là đủ để phá vỡ cả bộ máy. Lòng tham là một thứ có tính lây truyền rất cao

Vậy còn đối với lợi ích chung, một thứ mà mọi người đều phải đóng góp vào thay vì lấy ra thì sao? Có vẻ cũng như vậy thôi. Những kẻ gian lận cũng sẽ phá hỏng mọi thứ, không phải bởi bản thân hành vi gian dối, mà bằng tính lây truyền của lòng tham khi những người khác nhận ra nó. Rất đáng tiếc là nghiên cứu về hành vi con người đã cho thấy bạn chẳng hề thông minh chút nào khi tham gia đóng góp vào lợi ích chung

Vậy trò chơi lợi ích chung diễn ra như sau

Hãy tưởng tượng : Một nhóm người ngồi quanh chiếc bàn và được phát cho vài đô-la, sau đó được phổ biến là họ sẽ phải trích từ số tiền vừa được phát một khoản bất kỳ để đóng góp vào quỷ chung, Người thực hiện sau đó sẽ nhân đôi số tiền trong quỹ rồi chi đều cho tất cả những người tham gia

Giả Sử : Có 10 người chơi, mỗi người có 2 đô la lúc đầu và họ đều đặt hết vào quỹ thì tổng số tiền góp được là 10 đô la, nó được nhân đôi lên thành 40 đô la và chia cho 10, Vậy là mỗi người sẽ được 4 đôla, gấp đôi  lúc đầu, trò chơi tiếp tục lặp lai theo lượt như vậy. Thì lúc này bạn nghĩ rằng những người chơi sẽ luôn  góp hết số tiền mình có vào quỹ trong mỗi lượt chơi phải không? Nhưng thực tế không như vậy. Dần dần sẽ có người trong nhóm nắm được trò chơi và nhận ra rằng họ góp rât ít, và thậm chí là không góp chút nào thì sẽ thu lợi nhiều hơn những người khác Ví dụ : Nếu tất cả đều góp 2 đô-la trừ bạn, quỹ sẽ thu được 18 đô-la. Số này được nhân lên thành 36 đô-la và chia đều cho mỗi người chơi là 3,6 đô-la kể cả bạn, kẻ không góp chút gì

Trong ví dụ này, việc đóng góp là công khai , quỹ chung thường được đóng góp đầy đủ trong khoảng mấy lượt đầu. Sau đó nó sẽ eo hẹp dần vì một người thử đóng góp ít hơn 1 chút Hành vi này sẽ nhanh chóng lan rộng bởi không ai muốn bị thiệt cả. Và cuối cùng nên kinh tế sẽ dừng phát triển. Nếu những người chơi nghĩ ra hình phạt cho kẻ gian lận, hành vi này sẽ được ngăn chặn và tất cả đều thắng cuộc. Nhưn nếu thay hình phạt bằng phần thưởng cho người chơi gương mẫu “ nền kinh tế “ sẽ lại tiếp tục phá vỡ chỉ sau vài lượt chơi

Điều khó hiểu ở trò chơi này là sự phi logic trong việc dừng đóng gop cho quỹ chung chỉ bởi vì có kẻ đang ăn gian. Nếu những người khác vẫn kiên định và đóng góp hết những gì họ có như ban đầu thì họ sẽ vẫn hưỡng lợi, Nhưng phần nào cảm xúc đã bị kích hoạt thấy sự gian lận. Đây là một phản ứng tự nhiên vốn đã phục vụ tổ tiên của bạn rất hữu dụng. Sâu thẩm trong tâm trí của bạn, biết được kẻ gian dối cần phải được trừng trị, bởi chỉ có những người như vậy thôi là đã có thể phá hỏng toàn bộ hệ thống . Bạn thà thua cả cuộc chơi còn hơn là giúp đỡ một người vốn không giúp đỡ gì bạn

Trò chơi này thường được sử dụng để minh chứng cho sự cần thiết của những quy tắc trong việc duy trì những cơ cấu phi lợi nhuận chung. Sẽ chẵng có đèn trên những con đường tối và cầu cống sẽ mau chóng hư hỏng nếu người dân không bị ép phải đóng thuế . Một sinh vật thuần lý trí. Bạn sẽ tiềm cách để an gian khi nghĩ rằng chính hệ thống đang lừa dối bạn

Lòng thôi thúc muốn giúp đỡ người khác và ngăn chặn việc gian lận là thứ đã giúp cho những động vật linh trưởng bậc cao như bạn sống sót trong những quần thể nhỏ qua hang triệu năm. Tuy nhiên nếu hệ thống phát triển trở nên khổng lồ và trừu tượng hơn, ví dụ ngân khố quốc gia hay quỷ an ninh cho 1 tỉnh thì việc nắm bắt chúng thông qua những hành vi tiến hóa từ xa xưa trở nên vô cùng khó khan

Bi kịch của tài nguyên chung cũng lý giải cho những việc liên quan đến quyền tư hữu. Bạn được khuyến khích chú ý tới trách nhiệm của mình với xã hội. Nhưng khi nhắc tới những vấn đề chung như môi trường chẳng hạn, bạn vẫn có thể nghỉ rằng sẽ không có mấy ai mua xe tiết kiệm nhiên liệu và thực hiện việc tái chế đồ nhựa cả, vậy tại sao bạn phải làm?

Trò chơi lợi ích chung cũng cho thấy rằng việc có những quy tắc và hình phạt sẽ dễ dàng hạn chế những hành vi gian lận có hại

Không phải là bạn không muốn đóng góp vào lợi ích chung, chỉ là bạn không muốn giúp 1 kẻ gian lận tiếp tục thu lợi, hay phải bỏ nhiều công sức hơn 1 kẻ lười biếng mà thôi – kể cả việc đó dẫn tới sự sụp đổ lợi ích cho bạn và tất cả những người khác

                                                                                                

Theo Sách dịch : Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu